PHONG THỦY XÂY DỰNG
Xem hướng nhà cho tuổi Đinh Sửu 1997
Việc chọn hướng nhà xây nhà không còn là điều xa lạ đối với người Việt ta, vì vậy trước khi làm nhà thì gia chủ nên chọn xem hướng nào tốt. Nếu gia chủ chọn được hướng tốt xây nhà thì sự nghiệp phất lên nhanh chóng, mọi người trong gia đình hòa thuận, an yên bên nhau, những tai họa xấu sẽ tan biến khi chọn đúng hướng nhà.
Vì vậy, chọn hướng xây nhà là một việc mà bấy lâu người Việt mình luôn đề cao khi tiến hành xây nhà. Bài viết dưới đây của Copsolution giúp những ai sinh năm 1967 biết được hướng thích hợp nhất để xây nhà.
Đôi nét về Tuổi Đinh Sửu
Những người sinh từ ngày 07/02/1997 đến ngày 27/01/1998 Dương Lịch, sẽ thuộc tuổi Đinh Sửu, cầm tinh con trâu.
Người Đinh Sửu có quẻ mệnh như sau:
– Nam: Quẻ tượng tọa cung Chấn, hành Mộc, thuộc Đông tứ Mệnh.
– Nữ: Quẻ tượng tọa, hành Mộc, thuộc Đông tứ Mệnh.
Người Tuổi Đinh Sửu sẽ có Ngũ hành :
Tuổi Đinh Sửu sinh năm 1997 thuộc hành Mộc Nạp Âm: Giản Hạ Thủy tức Suối trong khe.
Nam Đinh Sửu:
– Hợp các tuổi:
+ Luận về làm ăn: Canh Dần(1998), Quý Tỵ (1953), Giáp Ngọ(1954), Bính Thân(1956).
+ Luận về lấy vợ: Canh Dần(1998), Đinh Hợi(1995), Giáp Ngọ(1954), Quý Tỵ(1953), Mậu Tý(1948,2008), Bính Thân(1956,2016).
-Không hợp các tuổi: Nhâm Ngọ(2002), Bính Tuất(1946,2006), Giáp Tuất(1994), Bính Tý(1996), Canh Ngọ(1990).
Nữ Đinh Sửu:
– Hợp các tuổi: Canh Thìn(200), Giáp Thân(2004), Mậu Dần(1998) hợp cả trong kinh doanh lẫn kết hôn.
– Không hợp các tuổi: Nhâm Ngọ(2002), Mậu Tý(1948,2008), Canh Ngọ(1990), Bính Tuất(1946,2006), Giáp Ngọ, Bính Tý(1996), Giáp Tuất(1994).
Xem thêm: Hướng nhà hợp cho tuổi Ất Sửu 1985
Hướng hợp với Tuổi Đinh Sửu 1997
Tuổi Đinh Sửu 1997 làm nhà hướng nào hợp hay Tuổi Đinh Sửu 1997 làm nhà năm nào hợp … Những chi tiết liên quan đến Tuổi Đinh Sửu 1997 sẽ được Copsolution chia sẻ qua nội dung dưới đây.
Tuổi Đinh Sửu 1997 xây nhà hướng nào hợp
Nam tuổi Đinh Sửu thuộc Quẻ Chấn, hành Mộc, thuộc Đông tứ mệnh, vì thế nên hợp hướng xây nhà tọa nơi đẹp là Nam (Sinh Khí), Đông Nam (Diên Niên), Bắc (Thiên Y), Đông (Phục Vị) thuộc Đông tứ trạch.
Nữ Đinh Sửu 1997 có cung mệnh giống y như nam giới tuổi này. Vì thế, hướng xây nhà phù hợp cũng sẽ tọa các nơi như là Nam (Sinh Khí), Đông Nam (Diên Niên), Bắc (Thiên Y), Đông (Phục Vị). Gia chủ nữ có thể chọn một trong các hướng trên để xây dựng ngôi nhà cho mình.
Xem thêm: Quý Sửu 1973 làm nhà hướng nào hợp?
Hướng bếp hợp Tuổi Đinh Sửu 1997
Nam:
Hướng bếp nấu người nam tuổi Đinh Sửu là hướng của đặt công tắc điều khiển (bếp hiện đại: bếp điện, bếp ga, bếp từ, bếp truyền thống…). Phần nhiều đấy là hướng đối diện với người nấu (lưng của người đứng nấu) để xác định.
Hướng bếp phù hợp với nam tuổi Đinh Sửu là:
Tọa hướng Đông Nam( cung Ngũ Quỷ): Có Diên Niên giúp đỡ, không khí trong gia đình thêm hòa thuận, chan hòa yêu thương.
Tọa hướng Đông (cung Tuyệt Mệnh): Có Phục Vị, mang đến cuộc sống gia đình thuận hòa, đông con cháu, đời sống từ ấy cũng vô cùng bình yên.
Nữ:
Hướng bếp dành cho nữ Đinh Sửu 1997 thường đặt ở cung xấu, có tầm nhìn về hướng tốt. Có thể gọi là bày trí dựa theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát” để tính hỏa khí của nhà bếp khắc phục hung khí xấu trong nhà. Cụ thể nữ gia chủ sẽ có thể đặt theo các hướng hợp lý như sau:
Tọa hướng Đông Nam (Diên Niên cung Ngũ Quỷ).
Tọa hướng Đông (Phục Vị cung Tuyệt Mệnh).
Xem thêm: Hướng nhà phù hợp với tuổi Tân Sửu 1961
Lưu ý khi chọn hướng và vị trí đặt bếp cho người Tuổi Đinh Sửu 1997:
Cửa bếp: Nhất định trong bố trí tránh đặt đối diện cửa nhà hoặc cửa phòng ngủ.
Vị trí đặt bếp: Bố trí có không gian tọa là nơi phải cách xa chỗ để tủ lạnh, chậu rửa.
Khu phụ, chậu rửa: Đặt ở hướng xấu những thứ xui xẻo cũng vì thế mà xả trôi theo dòng nước cuốn đi ra ngoài nhà.
Sinh năm 1997 đặt giường hướng nào hợp
Nam:
Hướng đặt giường thường sẽ tọa những vị trí hợp tuổi sẽ có hướng tốt như: Sinh Khí (Nam), Thiên Y (Bắc), Diên Niên (Đông Nam), Phục Vị (Đông).. Trong đó hướng Nam (Sinh Khí) là tốt nhất cho nam giới sinh năm 1997. Người nam tuổi Đinh Sửu nên chọn 1 hướng để đặt trong 4 hướng trên để bố trí phòng ốc hợp lý phù hợp với nhu cầu bản thân.
Nữ:
Hướng đặt giường phù hợp với nữ tuổi Đinh Sửu cũng là Sinh Khí (Nam), Thiên Y (Bắc), Diên Niên (Đông Nam), Phục Vị (Đông). Trong đó, hướng Thiên Y (Bắc) sẽ rất tốt với nữ gia chủ sinh năm 1997. Vậy nữ tuổi Đinh Sửu nên chọn một trong 4 hướng trên theo mong muốn sở thích, để mang lại lợi lộc, gia đình êm ấm, hòa thuận.
Tuổi Đinh Sửu 1997 đặt bàn thờ hướng nào hợp
Nam:
Hướng đặt bàn thờ phải là tạo không gian linh thiêng, sang sửa và thật đẹp, dựa vào đấy mà đặt theo quy tắc “tọa cát hướng cát”.
Vậy tuổi nam Đinh Sửu 1997, sẽ đặt bàn thờ theo 2 hướng phù hợp là:
+ Tọa hướng Nam (Sinh Khí) khí vượng về đường công danh tài lộc, từ đó mà sự nghiệp luôn gặp may mắn, thần tài gõ cửa.
+ Tọa hướng Bắc (Thiên Y) khí mang đến nguồn lợi về sức khỏe, phù trợ cho cả gia đình an khang thịnh vượng.
Nữ:
Hướng đặt bàn thờ nên ở vị trí đẹp nhất, cao nhất trong nhà hợp nữ gia chủ Đinh Sửu cần tuân theo quy tắc “tọa cát hướng cát”.
Vậy hướng bàn thờ mà nữ gia chủ Đinh Sửu 1997 nên đặt nên đặt là:
- Tọa hướng Bắc (Thiên Y) mang lại nhiều sức khỏe, quý nhân phù trợ, mọi điều suôn sẻ, hanh thông hơn bao giờ hết.
+ Tọa hướng Nam (Sinh Khí) mang lại lợi lộc về đường tiền tài, như thế gia đình càng lúc càng giàu có, phú quý đầy nhà, con cháu giỏi giang.
Hướng phòng làm việc hợp với Tuổi Đinh Sửu
Nam:
Hướng đặt phòng làm việc thường ở phía Tây (nơi vị trí vượng tài) của căn phòng này. Vì nơi đây là vị trí thần Tài của tuổi Đinh Sửu này. Còn bàn làm việc chọn một hướng vừa đẹp vừa hợp các hướng sau: Nam (Sinh Khí), Đông Nam (Diên Niên), Bắc (Thiên Y), Đông (Phục Vị).
Nữ:
Vị trí thần Tài mà nữ Đinh Sửu nên đặt bàn làm việc cũng sẽ giống như trên là phía Tây văn phòng. Còn các hướng bàn làm việc cũng nên bố trí sao cho hợp lý và tọa những vị trí đẹp này: Nam (Sinh Khí), Đông Nam (Diên Niên), Bắc (Thiên Y), Đông (Phục Vị).
Hướng phòng khách hợp với người sinh năm 1997
Hướng đặt phòng khách là nơi tọa tại vị trí trung tâm cũng là nơi tọa nhiều nguồn lực khí tích cực mang lại nhiều lợi lộc, cát tường đến cho gia chủ. Từ đấy, hướng phòng khách phù hợp sẽ còn giúp gia chủ trên đường công danh toại nguyện, gia đình viên mãn theo.
Nam:
Nam tuổi Đinh Sửu sẽ đặt phòng khách hướng tốt gồm: hướng Nam, Đông Nam, Bắc, Đông. Tùy theo mong muốn, sở thích mang lại mối quan hệ tốt đẹp trong giới làm ăn, từ đấy mà gia đình ngày càng có nhiều của ăn, của để.
Nữ:
Nữ tuổi Đinh Sửu cũng đặt giống nam Tuổi Đinh Sửu , phòng khách nên đặt tại các hướng tốt gồm: hướng Nam, Đông Nam, Bắc, Đông. Tùy theo mong muốn, sở thích hy vọng về gia đinh, con cái, hiếu thuận, đối xử kính trên nhường dưới, hôn nhân vợ chồng thêm bền lâu.
Sinh năm 1997 làm nhà năm nào đẹp
Gia chủ nam hay nữ Đinh Sửu khi xây cất nhà cửa cần chú ý đến 3 yếu tố này là Tam Tai, Kim Lâu và Hoang Ốc. Vì đó là các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến đường công danh sự nghiệp, gia đình con cái, hôn nhân đến gia chủ sau này.
Ví dụ:
Năm 2022(Nhâm Dần) gia chủ nam nữ Đinh Sửu 1997 xây nhà có hợp không:
Tam Tai: Ba năm Tam Tai đối với tuổi Đinh Sửu này cần xem xét là Hợi, Tý, Sửu. Năm 2022 là Nhâm Dần nên khi gia chủ xây nhà làm cửa vào năm này sẽ không phạm đến Tam Tai xấu.
Kim Lâu: Năm 2022, người tuổi Đinh Sửu sẽ 26 tuổi (âm lịch). Theo tính toán kim lâu thì dính Kim Lâu Lục Súc 8 tức con vật nuôi trong nhà. Nếu gia chủ xây nhà năm này rất có thể sẽ phạm đến con vật, những con vật, gia cầm, gia súc sẽ rất dễ chết.
Hoang Ốc: Năm 2022, người tuổi Đinh Sửu sẽ 26 tuổi (âm lịch). Theo cách tính toán hoang ốc thì chắc chắn không dính phải hoang ốc. Nếu gia chủ làm nhà năm này có chốn an cư tốt, mọi việc hanh thông, thịnh vượng giàu có.
Kết:
Năm 2022(Nhâm Dần) này không nên làm nhà đối với tuổi Đinh Sửu vì phạm phải Kim Lâu Lục Súc 8. Nếu gia chủ làm nhà năm này thì sẽ phạm đến con vật, gia súc, gia cầm nuôi trong nhà, làm ăn bị hao tổn nhiều của.
Vì vậy, người tuổi Đinh Sửu nên chọn một trong những năm sau để bắt đầu thi công:
Năm 2027(Đinh Mùi); Năm 2030( Canh Tuất);
Mách cách mượn tuổi làm nhà cho người tuổi Đinh Sửu 1997
- Bạn nên mượn tuổi người nhà trong gia đình để xây nhà làm cửa hoặc những mối quan hệ thân thiết sẽ rất tiện trong việc làm thủ tục này về sau đó.
+ Mượn tuổi làm nhà chỉ hiệu nghiệm khi mà người mượn tuổi chỉ cho bạn mượn tuổi làm nhà mà không ai khác nữa mượn. Bạn phải dặn dò kỹ vấn đề này cho người tuổi hiểu và làm theo.
+ Bạn chỉ nên mượn tuổi làm nhà mới, còn trong các trường hợp khác bạn đâu cần nhất thiết phải mượn tuổi rắc rối như trên.
+ Nếu bạn chỉ sửa chữa những hư hại nhỏ trong nhà thì chọn ngày tốt tháng đẹp mà lên kế hoạch chỉnh trang, không cần mượn tuổi.
+ Đất đai được coi như vị thần linh, sửa nhà mà động đến thì bạn đã va vào trường hợp đặc biệt kiêng kỵ. Như vậy, bạn phải xem năm đó có đẹp không nếu không đẹp bạn hãy chờ sang năm đẹp mà làm nhà xây cửa, làm như vậy để tránh tai họa về sau.
Nên mượn tuổi này để làm nhà 2022 cho người tuổi Đinh Sửu: Nhâm Dần (1963); Ất Tỵ (1965); Tân Hợi (1971); Giáp Dần (1974); Bính Tý (1996); Kỷ Tỵ (1989); Mậu Dần (1998); Tân Tỵ (2001);
Tuổi Đinh Sửu hợp với màu
Trong quan hệ tương sinh gọi là Thiên – Địa – Nhân, con người sẽ chịu tác động vô cùng to lớn từ quy luật Ngũ hành này. Việc lựa chọn màu phù hợp với nam tuổi Đinh Sửu cũng từ đây mà hình thành.
Tuổi nam Đinh Sửu hợp với màu
Nam tuổi Đinh Sửu 1997 mệnh Thủy hợp với các màu: trắng, trắng sứ, xám, xám lông chuột, ghi, ghi bạc, ghi trắng, ghi xám… (màu tương sinh) và các màu: đen, đen huyền, đen xanh, xanh da trời, xanh navy, xanh nước biển… (màu tương hợp).
Tuổi nữ Đinh Sửu hợp với màu
Cũng theo quy luật Ngũ hành tương sinh từ đó mà nữ tuổi Đinh Sửu thuộc cung mệnh Thủy sẽ hợp với các màu: trắng, trắng ngà, trắng kem, xám, xám khói, ghi, bạc, ghi trắng (tương sinh)… hoặc các màu tương hợp: đen, đen huyền, xanh navy, xanh da trời, xanh nước biển…
Những cách khắc phục xây nhà sau lưng nhà khác đơn giản
Do diện tích, thế đất và hướng đất không thể thay đổi, nên nhiều gia chủ phải lựa chọn xây nhà sau lưng nhà người khác. Điều này đã ảnh hưởng như thế nào đến phong thủy của ngôi nhà và cách hóa giải ra sao, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của chúng tôi.
Vì sao không nên xây nhà sau lưng nhà khác
Đại kỵ khi xây nhà sau lưng nhà khác
Xây nhà ở là một trong ba việc lớn quan trọng của cuộc đời mỗi người. Vì thế, trước khi thi công xây dựng bên cạnh chi phí, kiểu dáng, thế đất thì gia chủ cần quan tâm kỹ lưỡng đến phong thủy xây nhà để gia đạo được yên bình, công việc làm ăn phát đạt.
Theo quan niệm phong thủy, môi trường xung quanh nơi ở (trong đó có nhà hàng xóm) luôn ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận của gia chủ và các thành viên trong gia đình bạn. Do vậy, đừng chỉ quan tâm tới việc chọn hướng nhà và bố trí nội thất mà bỏ qua các yếu tố xung phạm từ hàng xóm.
Bởi xây nhà sau lưng nhà khác, nhà bạn sẽ bị mất tầm nhìn, thiếu ánh sáng, tối tăm, u ám. Không chỉ vậy, khu vực phía sau nhà thường là công trình phụ, khu vệ sinh chứa nước thải sinh hoạt, do đó nếu cửa chính nhà bạn quay ra hướng đó sẽ hứng trọn sự ô uế, mất vệ sinh không tốt cho phong thủy, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần, vượng khí cho gia chủ..
Cách hóa giải nhà sau lưng nhà hàng xóm
Để hóa giải những điều xui xẻo, không may mắn khi xây nhà sau lưng hàng xóm bạn cần tạo thêm nguồn năng lượng mạnh mẽ hơn quanh nhà và trồng thêm cây xanh để ngăn chặn và áp đảo khí xấu, cùng với đó là sử dụng thêm gương bát quái phản chiếu đẩy năng lượng xấu khỏi nhà. Cụ thể:
Tạo nguồn năng lượng mạnh mẽ quanh nhà
Thứ nhất bạn cần làm là tạo ra năng lượng mới mạnh mẽ hơn tạo thành hàng rào phong thủy trước cửa giúp ngăn chặn năng lượng xấu đi vào nhà. Cách làm này rất đơn giản, bạn có thể lát sân trước bằng đá cuội, đá tự nhiên, trồng các loại cây xanh cao lớn hoặc treo chuông gió kim loại phía trước nhà để tăng cường sức mạnh bảo vệ nhà khỏi các tác nhân xấu từ môi trường xung quanh.
Sử dụng bề mặt phản chiếu đẩy năng lượng xấu
Sử dụng gương bát quái
Sử dụng gương bát quái là pháp khí phong thủy có tác dụng rất tốt đẩy ngược năng lượng xấu về điểm xuất phát ban đầu tức là đẩy ngược những điều không tốt từ nhà hàng xóm không cho sang nhà mình, từ đó bảo vệ các thành viên sống bên trong được an lành. Tuy nhiên, không nên lạm dụng gương bát quái vì nó có thể gây ra những tác hại khôn lường, hãy nhờ chuyên gia phong thủy giúp đỡ nếu bạn thực sự cần. Một số những vật dụng “lành tính” được khuyên dùng là quả cầu thủy tinh, chong chóng, tác phẩm điêu khắc tự nhiên…
Tăng cường sức mạnh cho những nơi bị ảnh hưởng
Nếu như nhà bạn không muốn sử dụng gương vì sợ ảnh hưởng đến hàng xóm thì cần tăng cường sức mạnh phong thủy tại vị trí cửa chính, cửa sổ nơi bị ảnh hưởng nhiều của năng lượng tiêu cực bằng cách treo mành rèm, làm hàng rào kiên cố. Cửa ra vào nên hãy chọn màu sắc tươi sáng hoặc treo thêm tranh ảnh nghệ thuật vừa tăng thêm tính thẩm mỹ, vừa tốt cho phong thủy nhà..
Hóa giải phong thủy xung khắc với nhà hàng xóm
Cửa đối diện cửa hàng xóm
Cách hóa giả cửa đối diện với của nhà bên cạnh
Thế cửa hai nhà đối diện nhau mang hàm ý tương khắc rất xấu. Nếu nhà đối diện làm ăn phát đạt, thịnh vượng thì nhà còn lại sẽ suy yếu và ngược lại. Không chỉ vậy, cửa chính đối diện cửa sổ hàng xóm khá bất tiện khiến gia chủ cảm thấy không thoải mái khi hai nhà hình thấy các hoạt động thường ngày của nhau.
Để hóa giải được thế cửa nhà đối diện nhà hàng xóm này, khi thiết kế cần để ý hướng cửa nhà hàng xóm để dịch chuyển hướng cửa nhà mình cho phù hợp. Nếu trong hợp đã xây cửa rồi mới phát hiện ra thì có thể thiết kế thêm ngạch cửa như một cách giúp ngăn chặn luồng khí xấu. Tuy nhiên, cách hóa giải này không được ưa chuộng với những ngôi nhà mang phong cách hiện đại.
Trong trường hợp không thể sửa vị trí cửa, không muốn treo gương bát quái thì bạn có thể treo chuông gió, tượng Phật Bà nhằm xua đuổi nguồn năng lượng xấu. Hoặc có thể bàn với hàng xóm cùng treo bốn chữ “Thiên Quan Tứ Phúc” nghĩa là Ông trời ban phúc bốn phương trên dạ cửa để cả hai gia đình cùng có phúc lớn trời ban.
Nóc nhà khác đâm vào nhà mình
Nóc nhà khác đâm vào nhà mình được gọi là thế nhà phạm mũi tên độc. Do đó nếu bị nóc nhà khác chĩa vào sẽ khiến tiền tài nhà mình hao tổn. Bạn có thể áp dụng một trong các cách hóa giải như sau:
– Làm hàng rào, trồng hàng cây hay treo rèm để che chắn tầm mắt nhìn thấy góc nhọn đó nữa. Trong đó, giải pháp trồng cây xanh được nhiều người áp dụng hơn cả bởi đây là giải pháp xanh, sạch, đẹp. Lưu ý nên chọn cây giống khỏe mạnh, có tính thẩm mỹ, ít rụng lá chịu được bức xạ mặt trời và phát triển tươi tốt.
– Treo quả cầu thủy tinh hoặc tấm gương để phản chiếu lại góc nhọn. Đây được coi là giải pháp tình thế giải tỏa tâm lý và hóa giải hung khí nhưng lại không thẩm mỹ như giải pháp trồng cây.
Gương bát quái nhà hàng xóm chiếu vào nhà
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, gương bát quái thường được sử dụng để ngăn chặn luồng khí xấu giúp bảo vệ nhà bạn được bình an. Do đó sẽ thật bất tiện nếu bạn nhìn thấy gương bát quái của hàng xóm chiếu ngược lại nhà mình.
Giải pháp phong thuỷ để hoá giải gương bát quái nhà hàng xóm chiếu vào nhà mình là: Thuyết phục và thương lượng để họ gỡ gương bát quái xuống. Nếu họ không đồng ý thì bạn có thể trồng một hàng cây trước nhà, nhằm ngăn cản ánh sáng mà gương bát quái chiếu vào. Phương án này vừa giúp không gian sống của gia đình bạn được trong lành, mát mẻ mà không làm mất tình làng nghĩa xóm. Nếu không thể trồng cây do diện tích nhà ống, nhà phố quá nhỏ thì bạn có thể dùng tấm kim bài Thiên Quan Thí Phước, hoặc Cát Tinh Cao Chiếu hay Thiên Quan Tứ Phúc phía trước cửa nhà bạn.
Lưu ý, việc treo gương bát quái trước cửa là phương án bất đắc dĩ và không được khuyến khích. Bởi hai gương bát quái chiếu vào nhau sẽ làm phá vỡ sự linh nghiệm trong phong thủy và còn dẫn đến xích mích, cãi vã không nên có.
Hàng xóm quá ồn ào
Thanh sát là tiếng ồn lớn phát ra từ môi trường xung quanh nhà bạn gây cảm giác khó chịu, bực bội cho các thành viên sống trong gia đình. Ví dụ như nhà hàng xóm làm cơ khí, âm thanh của máy hàn quá to khiến cho bạn mất ngủ, người thiếu sức sống, không tập trung vào công việc được.
Về vấn đề này, trước hết cần thi công làm tường cách âm, đóng chặt cửa mỗi khi ra vào để giảm tối đa tiếng ồn. Hoặc bạn có thể mở những bản nhạc dịu nhẹ trung hòa tiếng ồn chói tai xung quanh. Bạn cũng có thể nói chuyện trực tiếp với hàng xóm hay báo chính quyền để giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Trong trường hợp họ quá khó tính không thể thương lượng được, bạn hãy đặt một chậu nước hoặc bể nước có miệng rộng, đáy hẹp ở vị trí giữa ngăn cách hai nhà, nước sẽ giúp giảm tiếng ồn. Ngoài ra, cũng như các lỗi phong thuỷ kể trên bạn có thể dùng một chiếc gương tròn với đường kính khoảng 30cm hoặc chuông gió để phản xạ năng lượng xấu trở lại, đồng thời phát tán, dịch chuyển năng lượng tốt khắp nhà.
Trên đây là một trong những giải pháp phong thủy giúp bạn tránh được những lỗi phong thủy trong xây nhà sau lưng nhà khác. Bài viết được chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau rất mong nhận được sự góp ý đánh giá của quý độc giả để bài viết được hoàn thiện hơn.
Luận giải chi tiết Sao Thất Sát
Trong Tử Vi Khoa, cổ nhân xưa nay vẫn luôn xem chính tinh Thất Sát là một ngôi sao xấu – hung sát tinh. Người bị sao Thất Sát chiếu mệnh tất phải gặp những chuyện hung hiểm, cuộc đời lắm chướng ngại, không an lành. Bài viết hôm nay Copsolution sẽ cùng bạn tìm hiểu về hung sát tinh nguy hiểm này nhé!
Sao Thất Sát là gì?
Phương vị: Nam Đẩu Tinh
Tính – Hành: Dương – Kim
Loại: Quyền – Dũng Tinh
Đặc tính: Sát Phạt, Uy Quyền
Tên gọi tắt: Sát
Sao Thất Sát là chính tinh thứ 7 thuộc chòm sao Thiên Phủ gồm 8 sao. Trong Đẩu số, Thất Sát là Thượng tướng, ngôi sao năm quyền quyết định sự thành công hay thất bại. Sát Tinh này là Kim được Hoả hoá, vì vậy nó chủ về hình sát, cô khắc liên quan trực tiếp và chuyên trông coi đến chuyện sinh tử.
Vị trí của sao Thất Sát
- Tại tứ cung Tý – Dần – Ngọ – Thân sao Thất Sát toạ trấn Miếu Địa.
- Tại nhị cung Tỵ – Hợi Thất Sát toạ thủ Vượng Địa.
- Tại hai cung Sửu – Mùi Sát Tinh an toạ Đắc Địa.
- Tại các cung Mão – Thìn – Dậu – Tuất Thất Sát lạc Hãm Địa.
Ý nghĩa về sao Thất Sát trong tử vi
Người có sao Thất Sát chiếu mệnh thường có tướng mạo thô xấu, thân hình nở nang, dáng cao, da đen giòn, xám xịt, gương mặt có nhiều vết, sẹo, mắt to và lồi, nam mệnh thì có nhiều râu, nữ mệnh thì có nhiều lông tóc.
Thất Sát ở các vị trí Miếu – Vượng – Đắc Địa có tính cách tiêu biểu về võ nghiệp. Là người quả cảm, can đảm, uy nghi, hùng dũng, oai phong nhưng cùng với đó là sự nóng nảy và tính hiếu thắng cao. Tuy vậy, những người này thường có tài thao lược, mưu cơ. Chính vì vậy, nếu có thêm sát tinh thì tính tình rất tàn nhẫn, khát máu, hung bạo, theo tà phái mà đảo chính.
Thất Sát ở Hãm Địa thì là người có tính tình đặc biệt hung hãn và tàn bạo, nóng nảy, độc đoán, ác ôn, gian manh, xảo quyệt, nữ mệnh thì bạc tình bạc nghĩa.
Nam mệnh thường đạt vinh hiển về võ nghiệp, có quyền uy hiển hách, danh tiếng vang xa, oai phong, khí phách lẫm liệt. Nhưng nếu lạc Hãm Địa thì suốt kiếp đơn thương độc mã, lang thang chân trời góc bể, có bệnh nan y, mắc tai nạn về xe cộ, binh đao, súng đạn, chết thê lương.
Nữ mệnh là người tài giỏi, đảm đang, gan dạ nhưng có tính hay ghen. Được sống trong giàu sang, phú quý nhưng lại phải chịu những buồn phiền về chồng con. Riêng ở hãm địa là người có mệnh khắc phu hại tử, độc ác, lòng lang dạ thú, suốt đời lao lực, khổ sở, nhiều bệnh tật, nạn tai.
Ý nghĩa sao Thất Sát chiếu mệnh ở các sao
Sao tốt
- Thất Sát và Tử Vi ở Tỵ: Thất Sát là đại tướng nên đặc biệt phù hợp để phò tá Tử Vi, giúp Đế tinh cầm quyền, đại diện cho phú quý, uy nghiêm và quyền lực, là bảo kiếm của bậc đế vương.
- Thất Sát và Liêm Trinh đồng cung ở Sửu – Mùi, mệnh Ất – Kỷ – Âm ở nam mệnh: Có thể gọi đây là cách “Hùng tú kiền nguyên” là anh hùng tái thế, có tài mưu cơ, thao lược, can đảm, thiện chiến.
- Thất Sát và Thiên Hình đồng cung hay hội chiếu: Công chính, liêm minh, chính trực, thẳng thắn, chí công vô tư, uy nghi lẫm liệt, vinh hiển, thành danh nhờ võ nghiệp, tính cách cương nghị, nóng nảy khiến người người kinh sợ.
Sao xấu
- Thất Sát – Tử Vi – Hỏa Tinh – Tuyệt: Người khát máu, háo sát, giết người không sợ cắn rứt lương tâm.
- Thất Sát và Liêm Trinh ở Sửu – Mùi: Bị tai nạn giao thông hoặc bị ám sát chết tha hương hoặc chết ngoài đường.
- Thất Sát lạc Hãm Địa: Phải sống mưu sinh nơi tha hương, đất khách quê người, có nhiều nghề nhưng không có nghề nào thật thuần thục, tinh thông.
- Thất Sát – Phá Quân – Tham Lang, gặp thêm Văn Xương ở mệnh nữ có tuổi Tân – Đinh: Có số sát phu, làm lẽ, góa chồng, lập gia đình muộn, gia đạo nghịch cảnh, không yên.
- Thất Sát gặp Tứ Sát (Kình Dương – Đà La – Hỏa Tinh – Linh Tinh): Bị tật nguyền, tử trận hoặc chết thê lương.
- Thất Sát và Kình Dương ở Ngọ: Tử do binh đao, súng đạn, không được chết toàn vẹn thi thể, đặc biệt đối với tuổi Bính và Mậu. Nhưng không ảnh hưởng đến hai tuổi Giáp – Kỳ.
- Thất Sát ở Thân: Chết sớm, yểu mệnh.
- Thất Sát và Kiếp Riêu ở Tý – Ngọ: Mệnh nam không thích đàn bà, không thích lập gia, thích độc thân. Mệnh nữ thì lăng nhăng, đa tình, gặp nhiều đau khổ.
- Thất Sát lạc Hãm Địa gặp Hỏa Tinh – Kình Dương: Số nghèo khổ, mưu sinh bằng nghề sát tinh.
Ý nghĩa sao Thất Sát chiếu mệnh tại các cung
Đặc tính sao thất sát
Cung Mệnh
- Thất Sát ở Tý – Ngọ – Thìn – Tuất: Cuộc đời vinh hiển, phú quý, có công việc lương cao, giữ chức vụ cao. Sở trường về giao tiếp, mưu lược, tài năng hơn người. Tuy nhiên, tính tình nóng nảy, thường buồn phiền, băn khoăn, trải qua nhiều gian khổ, nói một đường làm một nẻo.
- Thất Sát ở Dần – Thân: Phận đời cô độc, trải qua nhiều truân chuyên nhưng là người có tài mưu lược và luôn cố gắng vươn lên.
- Thất Sát gặp Liêm Trinh: Sớm tha hương cầu thực, vất vả, gian khổ nhưng giỏi kiếm tiền, đặc biệt là kiếm tiền trong thời loạn, thích nghệ thuật nhưng lại phù hợp làm kinh doanh, kinh tế.
- Thất Sát hội Vũ Khúc: Có hoài bão, lý tưởng, có chí tiến thủ, tay trắng xây dựng cơ nghiệp, phát đạt. Tuy nhiên, tuổi thọ không cao, thân thể dễ mắc phải thương tật.
- Thất Sát và Tử Vi đồng cung: Nắm quyền cao chức trọng, có khí phách, giỏi về mưu lược, ngoại giao.
Cung Phụ Mẫu
- Khi sao Thất Sát toạ trấn cung Phụ Mẫu: Phụ mẫu bất hoà với nhau và cùng bất hoà với con cái, không hợp tính, mâu thuẫn.
- Thất Sát ở cung Dần – Thân: Cha mẹ phú quý, vinh hiển, trường thọ, an khang.
- Thất Sát tại Tỵ – Ngọ: Cha mẹ giàu có, khá giả nhưng vì một lý do gì đó mà sớm phải xa cách một trong hai thân.
- Thất Sát tại cung Thìn – Tuất: Cha mẹ nghèo khổ, thiếu thốn, cơ cực, vất vả. Gia đình sớm phải phân ly, phá tán.
- Thất Sát hội Liêm Trinh: Không có số được phụng dưỡng phụ mẫu, cha mẹ nghèo túng, khổ cực, hay xung khắc với nhau và bất hoà với con cái.
- Thất Sát gặp Tử Vi đồng cung: Cha mẹ giàu có, sang quý, có của cải nhưng không hoà thuận. Gia đình sớm ly tán vì con cái hay tranh cãi, không hợp tính cha mẹ.
- Thất Sát và Vũ Khúc đồng độ: Cha mẹ mắc phải tai ương, số mệnh khổ cực, vất vả, hay đau ốm, bệnh tật.
Cung Huynh Đệ
- Thất Sát ở nhị cung Tý – Ngọ – Dần – Thân: Có anh em nhiều tài nghệ, tình cảm anh em bất hoà, có sức khỏe không tốt, hay mắc bệnh, tính cô độc, nóng nảy.
- Thất Sát tại hai cung Tỵ – Hợi: Anh em phú quý, danh giá nhưng khắc nhau.
- Thất Sát ở Thìn – Tuất: Anh em có 3 người, hay xung đột, không hoà thuận, có nhiều bệnh, sức khoẻ yếu kém, nhưng giàu sang, khá giả.
- Thất Sát gặp Hoá Lộc – Hoá Quyền – Hoá Khoa và Tả Phù – Hữu Bật hội chiếu: Gia trạch có nhiều anh em tuy nhiên anh em ly tán, hình khắc với nhau.
- Thất Sát có sát tinh Hoá Kỵ hội chiếu: Anh em chia ly, xung khắc, bệnh tật, gặp phải tai nạn.
Cung Phu Thê
Nam mệnh: Cưới được người đối ngẫu giỏi giang, đảm đang, mắt to, lưỡng quyền cao, bị mắc bệnh tâm thần phân liệt hay chứng hysteria, có thể tự sát do suy nhược, căng thẳng, dễ kích động.
Nữ mệnh: Người đối ngẫu không quan tâm đến gia đình mà tập trung cho sự nghiệp, tính tình ngoan cố, thích giận hờn, xa cách với người khác và hay mất hoà khí, gương mặt nhăn nhó, khó khăn không có thiện cảm.
- Thất Sát ở cung Phu Thê: Lập gia đình với trưởng tử hoặc người đoạt trưởng, có sự chấp nối trong hôn nhân, lấy người khác tộc. Gia đình không trọn vẹn, hạnh phúc mà hay xảy ra xung đột, xa cách rồi lại tái hợp hoặc số cô độc, ở goá, người đối ngẫu bị tai nạn hay tật nguyền.
- Thất Sát ở Dần – Thân: Lập gia đình muộn. Người đối ngẫu có tài năng, giỏi giang, gia thể hiển hách, danh giá nhưng vợ có tính hay ghen, chồng thì nóng nảy.
- Thất Sát ở Tý – Ngọ: Người hôn phối giàu có, danh giá nhưng vợ chồng hay khắc khẩu, dễ chia xa. Để tránh được thì nên muộn lập gia đình.
- Thất Sát ở cung Thìn – Tuất: Lập gia đình nhiều lần, đường hôn nhân trắc trở, bất hoà, gặp nhiều thử thách khó vượt qua dẫn đến mâu thuẫn và chia tay.
- Thất Sát hội Tử Vi đồng cung: Lúc mới lập gia đình có nhiều trắc trở, bất hòa nhưng về lâu về dài mới tốt. Vì vậy, nên lập gia đình muộn để có cuộc sống êm đềm, phú quý, nếu ngược lại thì gặp hình khắc, chia xa sớm.
- Thất Sát gặp Vũ Khúc đồng cung: Hai vợ chồng dễ phát triển sự nghiệp, tự thân lập nghiệp, có nhiều vất avr.
- Thất Sát gặp Liêm Trinh: Hôn nhân trắc trở, chắp nối, duyên nợ khó khăn, goá bụa, phải lập gia đình nhiều lần, gia đạo bị xung khắc, bất hoà.
- Thất Sát và Hóa Quyền hội chiếu: Người đối ngẫu có bản lĩnh vững vàng, nắm nhiều quyền lực, có danh giá khiến mình phải nhún nhường, độc tài và chuyên quyền, khó tính hôn nhân phải chịu đựng.
Cung Tử Tức
- Khi Thất Sát ở cung Tử Tức: Bất lợi về đường con cái, hiếm muộn con hoặc con chết yểu, chết non, khó nuôi, bệnh tật, sống xa cách con. Có con nuôi, con lai, con hai dòng.
- Thất Sát ở Dần – Thân: Sinh được 3 con, đều là quý tử, giỏi giang, khá giả.
- Thất Sát tại Tý – Ngọ: Miễn cưỡng lắm để có được tối đa 2 con.
- Thất Sát tại Thìn – Tuất: Sinh nhiều con nhưng khó nuôi, mất sớm.
- Thất Sát có Tử Vi đồng cung: Sinh được nhiều nhát là 3 con nhưng con yếu ớt, khó nuôi, về sau thường rời xa hai thân.
- Thất Sát gặp Liêm Trinh hay Thất Sát gặp Vũ Khúc: Rất hiếm con, sống cô đơn, cô độc.
Cung Tài Bạch
- Thất Sát ở cung Dần – Thân: Lúc trẻ kiếm tiền không mấy suôn sẻ, nhưng từ trung niên trở đi dễ kiếm được tài lộc.
- Thất Sát ở Tý – Ngọ: Tài lộc lên – xuống, vào – ra thất thường, không ổn định, hoạch tài, tuy nhiên dễ có tài lộc bất ngờ.
- Sao Thất Sát gặp sao Tử Vi: Tài vận cao, dễ kiếm tiền, làm giàu trong chớp mắt.
- Thất Sát và Liêm Trinh đồng cung: Tài vận thay đổi bất thường, tiền bạc có khi hết nhưng lại không túng thiếu, làm giàu chậm.
- Thất Sát và Vũ Khúc đồng cung: Vất vả lập nghiệp lúc đầu, về già hưởng thụ tài lộc.
- Thất Sát ở Thìn – Tuất: Tiền bạc hết rồi lại có, tài bạch tụ rồi tán đó, bất thường, không ổn định.
Cung Tật Ách
- Khi Thất Sát ở cung Tật Ách: Vốn là hung sát tinh nên Thất Sát tọa cung Tật Ách thường gây bất lợi như đau bệnh, yếu kém, biếng ăn.
- Thất Sát và Vũ Khúc đồng cung: Bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá, mắc bệnh trĩ, tay chân bị thương tật, phổi không tốt, ho ra máu.
- Thất Sát ở Tý – Ngọ: Bệnh đường ruột, bệnh trĩ, cả đời nhiều bệnh, bị thương do tai nạn.
- Thất Sát gặp Địa Không – Địa Kiếp: Mắc bệnh liên quan đến phổi, ho lao, phổi sưng có mủ, phổi hoạt động yếu.
- Thất Sát – Hoá Kỵ – Đà La đồng cung: Bị bệnh tật ở tứ chi.
- Thất Sát gặp Hao – Mộc – Kỵ: Mắc bệnh nan y, bệnh ung thư.
- Thất Sát hội Tử Vi: Bệnh dạ dày, sức khoẻ yếu, hay mệt mỏi, tứ chi vô lực.
- Thất Sát gặp Liêm Trinh: Mắc bệnh về dạ dày, dạ dày yếu, bệnh về thị giác.
Cung Thiên Di
- Thất Sát toạ trấn tại Dần – Thân hoặc Thất Sát gặp Tử Vi đồng cung: Hay được quý nhân phù trợ, giúp đỡ, chiếu ứng, được nhiều người tôn kính, nể phục, vây quanh là các nhân vật tầm cỡ, quyền thế.
- Thất Sát tại cung Tý – Ngọ: Là người lấy được sự tín nhiệm và tin tưởng, nể phục từ người khác. Sống gần nơi quyền thế, phú quý. Tuy nhiên, có may mắn sẽ có rủi ro, dễ gặp những nạn tai, chết nơi đất khách quê người.
- Thất Sát gặp Vũ Khúc đồng cung: Lấy được sự tin tưởng, phục tùng từ người khác nhưng hay bị những nạn không lường trước, chết nơi tha hương.
- Thất Sát tại Thìn – Tuất: Ra ngoài lập nghiệp gặp nhiều bất lợi, mất nơi xa nhà.
- Thất Sát hội Liêm Trinh đồng cung: Ra ngoài gặp nhiều khó khăn, trắc trở, thách thức, hay gặp nạn tai giữa đường.
Cung Nô Bộc
- Thất Sát nhập cung Nô Bộc: Kết giao phải người có tính cạnh tranh, thị phi, không đôn hoà, nhân hậu.
- Thất Sát gặp Tả – Hữu – Khôi – Việt – Xương – Khúc: Nên thận trọng khi kết giao, có các mối quan hệ rộng, thị phi tranh chấp.
- Thất Sát gặp Lộc Tồn đồng độ: Bị bằng hữu và người dưới quyền chèn ép, bài xích, cạnh tranh, đấu đá, khốc liệt.
- Thất Sát có Vũ Khúc – Hóa Kỵ: Đề phòng bị bạn bè liên luỵ, người dưới quyền qua mặt, lừa dối khiến khuynh gia bại sản, cường nô áp chủ.
- Thất Sát hội Tử Vi: Có quyền uy với bạn bè và người dưới quyền, nhận được sự trợ thủ đắc lực.
Cung Điền Trạch
- Khi sao Thất Sát đóng ở cung Điền Trạch: Bất lợi hoặc chậm có của cải, đất đai, nhà cửa, không được hưởng gia sản tổ tiên để lại, mất điền sản, phá tán gia sản hoặc phải tự lập cơ nghiệp mới bền, khá.
- Thất Sát tại Dần – Thân: Không có nhiều di sản, phải tự lập từ hai bàn tay trắng thì gia sản mới bền.
- Thất Sát tại Tý – Ngọ: Đất đai, nhà cửa mua và bán ra vô thất thường, gia sản không bền, phá tán, tự lập nghiệp để phát triển bền vững và nhiều nơi.
- Thất Sát hội Tử Vi: Có nhiều gia sản được tổ tiên để lại nhưng lại bị phá tán.
- Thất Sát gặp Liêm Trinh: Lúc trẻ làm việc vất vả nhưng muộn mới tích trữ được đất đai, nhà cửa.
- Thất Sát ở Thìn Tuất và Thất Sát gặp Vũ Khúc: Không có hoặc có rất ít nhà cửa, đất đai, lúc về già có được căn nhà nhỏ.
Cung Quan Lộc
- Khi sao Thất Sát ở Dần – Thân: Là người nắm giữ quyền lực, uy nghi, lúc còn trẻ thì gặp trở ngại, thách thức, khó khăn hoặc phải có những sự thay đổi trong công việc nhưng họ lại dễ dàng khắc phục được và đạt được thành công. Khi lớn tuổi hiển đạt và được kính trọng, ngưỡng mộ bỏi tài năng, tay nghề, con đường sự nghiệp đạt được những thành tựu nhất định.
- Thất Sát tại Tý – Ngọ: Là người có nhiều tài năng, làm được nhiều ngành nghề và phải thay đổi công việc nhiều, đường sự nghiệp không bằng phẳng với nhiều những chướng ngại, có may mắn nhưng cũng có rủi ro.
- Thất Sát tọa tại Thìn – Tuất: Đường công danh nay đây mai đó, gặp nhiều trắc trở truân chuyên, gặp nhiều tai ương, không thuận lợi.
- Thất Sát và Liêm Trinh đồng cung: Thích hợp làm các nghề về kỷ luật, pháp luật như quân sự, tư pháp hoặc các nghề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ tuy đạt được thành tựu và danh tiếng nhưng cũng không lâu bền.
- Thất Sát hội Vũ Khúc đồng cung: Thích hợp làm các nghề liên quan đến kỹ thuật như xây dựng, địa ốc, công nghệ, kỹ nghệ, quân sự, thầu khoán. Có đường quan lộ lên xuống thất thường nhưng có khả năng thành danh cao trong sự nghiệp.
- Thất Sát gặp Tử Vi đồng cung hay hội chiếu: Là người có số cầm quyền, lãnh đạo, uy nghiêm, càng lớn tuổi thì công danh, sự nghiệp càng thành công, vinh hiển.
Cung Phúc Đức
- Thất Sát ở cung Tý – Ngọ: Có số phát tài nhưng sống bừa bãi, ăn chơi tình thú, truỵ lạc, sa đoạ. Phải trải qua một phen cực kỳ gian khổ trong đời.
- Thất Sát ở Dần – Thân: Có tài về mưu cơ, thao lược, tính toán nhưng phải sống cuộc sống gian khổ, phúc bạc đức mỏng.
- Thất Sát gặp Liêm Trinh: Là người biết dành dụm, mưu lược, biết gom góp những cái nhỏ để thành đại, có danh tiếng, đời sống giàu có, phú quý nhưng vất vả, không an yên.
- Thất Sát có Vũ Khúc đồng cung: Tuổi trẻ cơ cực, bôn ba, làm việc gì cũng gặp bất lợi, phải trả giá đắt cho sai lầm của bản thân.
- Thất Sát hội Tử Vi đồng cung: Khi còn trẻ phải cơ cực, khổ sở nhưng lại an nhàn về sau, đắc ý, phúc lộc, vui lòng.
Trên đây là một số tổng hợp về ý nghĩa cũng như là thông tin của hình sát tinh – Thất Sát. Copsolution hi vọng rằng những thông tin này có thể giúp bạn đọc giải quyết những điều đang tìm hiểu về sao Thất Sát. Hãy theo dõi https://copsolution.vn để biết thêm về các chính tinh và Tử Vi Khoa nhé!
Luận giải chi tiết Sao Phá Quân
Phá Quân và Thất Sát là hai ngôi sao tượng trưng cho hung tinh, những điều không cát lợi, đặc biệt là Phá Quân. Khi nhắc đến Phá Quân chúng ta sẽ cảm thấy những nguy hiểm, xui rủi. Thế nhưng sao Phá Quân có ý nghĩa thật sự là như vậy? Phá Quân có thật sự chỉ là một hung tinh mang đến những vận đen cho các cung mệnh? Bài viết hôm nay, Copsolution sẽ cùng bạn tìm hiểu ý nghĩa chi tiết, thật sự về sao Phá Quân nhé!
Sao Phá Quân là gì?
Luận giải sao phá quân
Phương vị: Bắc Đẩu Tinh
Tính – Hành: Âm Thuỷ
Loại: Quyền – Hao Tinh
Đặc tính: Phu Thê, Anh Hùng, Dũng Mãnh, Hao Tán
Tên gọi tắt: Phá
Trong Tử Vi Khoa, Phá Quân là một chính diệu, thuộc chòm sao Thiên Phủ, chính vì vậy mà người ta dựa vào vị trí sao Thiên Phủ để nhận định cách an sao của Phá Quân. Sao Phá Quân đặc biệt có bộ ba tam hợp được gọi là bộ Trúc la gồm Phá Quân – Thất Sát – Tham Lang, chuyên chủ về những thay đổi lớn và biến động mạnh mẽ trong vận mệnh.
Sao Phá Quân có hoá khí là “hao”, tức hao tổn. Thông thường Phá Quân làm việc gì cũng sẽ thất bại trước do phá trước rồi sau mới thành công. Người xưa thường đanh giá Phá Quân là hao tinh nên đặt ở 12 cung đều chủ về hư tổn, làm đâu hao đó.
Tướng mạo của những người được sao Phá Quân chiếu mệnh thường cao ráo, đẫy đà, da dẻ trắng trẻo, hồng hào, mặt tròn, đầy đặn, mắt và hầu đều lộ, mày thưa. Chủ sự sao Phá Quân là người thông minh, nhanh trí, thường hăng hái, thao lược, không chịu ngồi yên chờ thời, có tính hiếu thắng, thích phiêu lưu, thích văn hoá, văn nghệ, võ nghiệp. Mệnh nữ thường giỏi giang nhưng có tính hay ghen tuông. Nếu lạc hãm địa thì có tính đa tình, hay làm chuyện ngược đời.
Sao Phá Quân vừa là hung tinh vừa là hao tinh, thường hợp khi chiếu mệnh ở nam giới hơn nữ giới. Khi mệnh nữ gặp Phá tinh thường phải gặp những bất trắc lận đận về đường tình duyên, gia đạo, hao tán. Bản chất của sao này là có tính cách của người học võ, cương nghị nên hợp với nam giới hơn.
Người thuộc mệnh sao Phá Quân thường có đường công danh tài lộc thăng trầm, không lâu bền, không an ổn. Đối với các tuổi Đinh – Kỷ – Quý thì vừa phú vừa quý, vừa sang vừa hiển. Gặp tuổi Bính – Mậu thì hay vướng phải tai họa, kiếp nạn. Bản thân Phá Quân là một ngôi sao không vẹn toàn, nhiều trắc trở nên chỉ có thể nằm ở vị trí đắc địa hoặc đi cùng cát tinh mới có thể gặp điều may mắn, thuận lợi.
Sao Phá Quân nằm ở vị trí nào?
Phá quân tọa những vị trí nào
- Sao Phá Quân trấn toạ Miếu Địa ở nhị cung Tý – Ngọ.
- Phá Quân an tại Vượng địa ở nhị cung Sửu – Mùi.
- Phá Quân trấn thủ Đắc Địa ở hai cung Thìn – Tuất.
- Sao Phá Quân lạc Hãm Địa ở lục cung Mão – Dậu – Dần – Thân – Tỵ – Hợi.
Sao Phá Quân hợp với sao nào?
Nhưng sao hợp với Phá quân
- Phá Quân ở Tứ Mộ gặp Thiên Hình – Lộc Tồn: Đại diện cho quyền uy cao lớn, danh tiếng cao vọng.
- Phá Quân và Phá Toái đồng cung: Có danh tiếng, vinh hiển, lẫy lừng một phương.
- Phá Quân – Hoá Khoa – Tuần Không – Triệt Không ở Thìn – Tuất: Tính tình thẳng thắng, thiện lương, nhân từ, độ lượng. Thêm Nguyệt Đức thì tốt không thể tả.
Sao Phá Quân kỵ với những sao nào?
Những sao kỵ với Phá Quân
- Phá Quân ở Tỵ – Ngọ: Sớm xa cách hai thân và huynh đệ, khắc vợ khắc chồng, hiếm muộn con, đặc biệt là ở phái nữ.
- Phá Quân – Tham Lang – Lộc Tồn – Thiên Mã: Tuy tiền bạc dư dả nhưng dù là mệnh nam hay nữ đều bất hạnh, trai hoang đàng, gái dâm đãng.
- Phá Quân – Hoa Cái – Đào Hoa: Cuộc sống dâm dục, có số sát phu, lăng loàn.
- Phá Quân – Hỏa Tinh: Cuộc đời thất bại dẫn đến tán gia bại sản, tổ nghiệp để lại bao nhiêu của cải đều bán hết.
- Phá Quân – Hỏa Tinh – Đại Hao – Tiểu Hao: Gặp tai nạn khủng khiếp. Nếu có thêm Thiên Việt – Thiên Hình thì chết thê lương vì súng đạn, chiến tranh.
- Phá Quân – Kình Dương – Tả Phụ – Hữu Bật ở Mão – Dậu: Người độc ác, máu lạnh, giết người không gớm tay, làm loạn thiên hạ.
- Phá Quân – Phục Binh – Thiên Hình – Thiên Riêu – Tướng Quân: Phu thê vì ghen tuông mà dẫn đến tàn sát nhau.
- Phá Quân – Triệt Không – Cô Thần: Bị tai nạn chết ngoài đường, chết bất đắc kỳ tử.
Ý nghĩa của sao Phá Quân ở các cung
Ý nghĩa của sao Phá Quân ở các cung
Cung Mệnh
- Sao Phá Quân ở Tý – Ngọ: Là người có mày rậm, tính tình bạo ngược, thô thiển, sống không lương thiện, tiếp tay cho người làm việc ác, ham đầu cơ, mê trò đỏ đen, sinh sự, gây rối, đánh lộn. Sớm rời xa quê hương để lập nghiệp và phát triển, cos thể tích tụ được nhiều tài sản giá trị cả đời. Riêng người sinh vào những năm Giáp – Đinh – Kỷ – Quý thì có phúc vận, số làm quan thanh liêm, được mọi người kính nể. Người sinh năm Mậu – Bính thì lại có cuộc đời cô độc, tàn phế, tật nguyền, chết sớm. Nữ mệnh thì quyến rũ, thu hút người khác, vượng phu ích tử, tài năng hơn người.
- Phá Quân ở cung Dần – Thân: Cuộc đời thuận buồm xuôi gió, ôn hoà, nhã nhặn, sống chan hoà với mọi người.
- Phá Quân ở Thìn – Tuất: Thích hợp làm cảnh sát hoặc quân nhân, giàu có và tích tụ được nhiều tiền tài, phú quý, phúc lộc vinh xương.
- Phá Quân gặp Tử Vi đồng cung: Tính cách cương nghị, chính trực, ngay thẳng, quyết đoán nhưng chưa làm tròn trung nghĩa với quốc gia, hiếu đạo với phụ mẫu.
- Phá Quân hội Liêm Trinh đồng cung: Tay trắng làm nên cơ nghiệp, có chí khí của hảo hán, giỏi giang, tháo vát, có lý tưởng lớn nhưng lại không thọ, dễ bị thương tật.
- Phá Quân và Vũ Khúc đồng độ: Tuổi trẻ chịu nhiều khổ cực, vất vả, thích đầu cơ nhưng sớm thất bại, một đời gian khổ, tính cách ngay thẳng, cương quyết nhưng phá hoại gia nghiệp.
Cung Phụ Mẫu
- Phá Quân trấn tọa cung Phụ Mẫu: Cha mẹ bị hình khắc, thương tổn hoặc bất hoà, xung đột trong tình cảm, số phải sống xa cha mẹ, cô độc hoặc nên ở rể, làm con nuôi. Đặc biệt, Phá Quân thuộc cung này chủ về phá tán, đất đai của tổ tiên để lại không giữ được, đất đai của ông bà, cha mẹ tiêu tán.
- Phá Quân ở các cung Tý – Ngọ – Thìn – Tuất – Dần – Thân: Sớm xa cách hai thân, khi còn nhỏ đã mồ côi cha mẹ.
- Phá Quân gặp Tử Vi – Liêm Trinh: Lúc chưa trưởng thành có mệnh số khắc cha hoặc mẹ.
- Phá Quân có Vũ Khúc đồng cung: Sớm sinh ly tử biệt, chia cắt với cha mẹ, duyên mỏng phận bạc, ở nơi phương xa nhớ về đấng sinh thành.
- Phá Quân có Tả Phù – Hữu Bật hội chiếu gặp thêm Thất Sát – Thiên Hình – Hoá Kỵ: Vì số mệnh khắc cha mẹ bệnh nặng rồi qua đời.
Cung Huynh Đệ
- Phá Quân ở cung Huynh Đệ: Thường là người con trưởng trong gia đình hoặc dù là con thứ cũng đóng vai trò và có trách nhiệm như con trưởng khi gặp phải những trường hợp như anh cả mất sớm, chị cả theo chồng hay làm con nuôi của người khác không có con cả.
- Phá Quân có lục cát tinh cùng hội chiếu hoặc đồng độ: Anh em chan hoà, yêu thương, nương tựa, cùng nhau tiến lên.
- Phá Quân gặp Tử Vi đồng cung: Có 3 anh em nhưng anh em không thuận hoà hoặc có anh em cùng cha khác mẹ, dễ bị cô lập do bè đảng.
- Phá Quân hội Vũ Khúc đồng cung: Có 2 anh chị em, thiếu sự hòa thuận, thường hay tranh chấp, xung khắc.
- Phá Quân gặp Liêm Trinh: Anh em chỉ có một người nhưng cũng thường cãi cọ vặt vãnh.
Cung Phu Thê
Nam mệnh: Lấy vợ không thích làm việc nhà, nói một đường làm một nẻo, người chồng không nên trách mắng mà nên nhẹ nhàng khuyên bảo để gia đình đầm ấm, hoà thuận. Ngoài ra mệnh nam còn khắc vợ hoặc hai người dễ ly hôn để đi lấy người khác.
Nữ mệnh: Lấy phải người chồng có tính nóng nảy, thô thiển, bạo ngược, hay xúc động, nói được không làm được, sống lãng phí, người vợ nên dịu dàng phân tích, góp ý để người chồng khắc phục và giải quyết vấn đề.
- Phá Quân ở hai cung Tý – Ngọ: Người phối ngẫu có tính tình cương liệt, vợ lấn át và đoạt quyền chồng.
- Phá Quân ở 2 cung Dần – Thân: Mệnh nữ trước khi kết hôn gặp phải thị phi như là người thứ 3 hay bị huỷ bỏ hôn ước, người phối ngẫu bận rộn mưu sinh, cuộc sống vất vả. Mệnh nam thì lấy được vợ hiền vợ đảm. Thế nhưng dù là mệnh nam hay nữ thì phu thê cũng không sống gần nhau nhiều, mỗi người một nơi.
- Phá Quân độc tọa cung Thìn – Tuất: Vợ chồng dễ chia ly. Vợ tính cương quyết, nữ cường, giúp chồng về sự nghiệp, gánh vác giúp gia đình.
- Phá Quân hội Tử Vi đồng cung: Nên lấy người phối ngẫu lớn tuổi hơn. Gặp thêm Lộc Tồn – Hoá Lộc khiến gia đạo bất lợi, bị nửa kia chế ngự, chi phối, đoạt quyền.
- Phá Quân gặp Liêm Trinh đồng độ: Nên đề phòng người hôn phối có nhân tình nhân ngãi, phản bội, lăng nhăng.
- Phá Quân có Vũ Khúc – Hóa Kỵ đồng cung: Chủ về sự ly tán, người đối ngẫu bị tai nạn, bệnh tật.
Cung Tử Tức
- Sao Phá Quân nhập cung Tử Tức: Chủ sự về đứa con đầu thường bị hình khắc, thương tật, sinh non, thiếu tháng. Nên lập con thừa tự trước hoặc có con vợ lẽ, nhân tình. Thường có 3 quý tử, tính cương quyết, giỏi giang, hưng thịnh, vinh hiển sự nghiệp gia đình.
- Phá Quân gặp Tứ Sát hoặc Phá Quân gặp Kình Dương – Đà La – Hỏa Tinh – Linh Tinh – Địa Không – Địa Kiếp: Hiếm muộn con, chỉ có một con trai nhưng không nhờ vả được gì.
Cung Tài Bạch
- Phá Quân tọa thủ Tý – Ngọ – Thìn – Tuất: Tiền tài như nước, giàu có, phú quý, vàng bạc của cải không đếm xuể. Thích đầu cơ tích trữ và cũng nhờ đó mà làm giàu.
- Phá Quân ở cung Sửu – Mùi: Tiền tài không thể tích tụ, bị phá tá, hao mòn, không thể làm ăn kiểu đầu cơ vì chắc chắn sẽ thất bại.
- Phá Quân gặp Tử Vi đồng cung: Có được tiền hoặc kiếm được tiền bất ngờ, không đoán trước được. Lúc còn trẻ kiếm tiền khó khăn, vất vả, khi về già mới có thể thoải mái phát tài.
- Phá Quân hội Liêm Trinh đồng độ: Phải vất vả để kiếm tiền, chạy đông chạy tây để làm giàu nhưng phải chịu cảnh nghèo trước, giàu sau.
- Phá Quân gặp Vũ Khúc đồng cung: Thần Tài chỉ lướt qua, tuổi trẻ bôn ba sau tuổi già mới được toại nguyện.
- Phá Quân gặp Địa Không – Địa Kiếp – Kình Dương – Hỏa Tinh: Tiền đến nhanh cũng đi nhanh, thu vào rồi lại chi ra nhiều hơn.
- Phá Quân đồng độ Đà La – Đại Hao: Vì tiền tài mà bất hoà, tranh chấp, kiện tụng, hao tốn tài sản.
Cung Tật Ách
- Phá Quân thủ cung Tật Ách: Thường mắc bệnh liên quan đến huyết khí khi còn nhỏ.
- Phá Quân ở cung Tý – Ngọ – Dần – Thân – Thìn – Tuất: Bị bệnh yếu về hô hấp, bệnh da liễu, bệnh về nội tiết.
- Phá Quân gặp Tử Vi đồng cung: Cả đời an khang, khỏe mạnh, phúc thọ vĩnh xương.
- Phá Quân gặp Vũ Khúc đồng độ: Bệnh về răng, họng, đau răng, bệnh nha chu, mổ xẻ về răng – hàm, riêng nam giới bị bệnh hư nhược.
- Phá Quân gặp Thiên Hư – Đại Hao – Âm Sát: Chủ sự sinh non, sinh thiếu tháng, sức khoẻ yếu, phải chăm sóc đặc biệt.
- Phá Quân có Kình Dương đồng độ: Bị thương liên quan đến máu hoặc phẫu thuật.
- Phá Quân – Hóa Kỵ – Vũ Khúc: Bị bệnh về ung thư, đặc biệt là đường sinh dục.
Cung Quan Lộc
- Phá Quân ở cung Tý – Ngọ – Dần – Thân – Thìn – Tuất: Càng bận rộn con đường quan lộ càng hanh thông, thích hợp làm các nghề quân sự, buôn bán, nhân viên chào hàng. Đặc biệt, các năm sinh Giáp – Quý có số làm quan thanh liêm, lãnh đạo.
- Phá Quân gặp Tử Vi đồng cung: Có cơ hội làm giàu bất ngờ nhưng phải mạo hiểm, công việc bận rộn.
- Phá Quân hội Liêm Trinh đồng độ: Thích hợp với công việc cống hiến cho quốc gia, hưởng lương nhà nước suốt đời.
- Phá Quân gặp Vũ Khúc hội chiếu: Không nên làm nghề có tính chất đầu cơ, tích trữ, không được vinh hiển, phát đạt, thích hợp làm quân cảnh trước rồi sau buôn bán để phát triển.
- Phá Quân gặp Địa Không – Địa Kiếp: Cẩn thận trong đời có lần phải phá sản, vỡ nợ, nếu muốn thay đổi vận mệnh nên làm về công nghiệp.
- Phá Quân gặp Lộc Tồn – Thiên Mã: Thành công, thuận lợi, nên theo ngành giao thông vận tải.
Cung Phúc Đức
- Phá Quân thủ cung Phúc Đức: Giỏi về quyết đoán, nghiêm túc nhưng phải lao tâm khổ tứ đủ bề, bận rộn, vất vả, gặp nhiều tình huống khó xử trong cuộc đời.
- Phá Quân gặp Tử Vi đồng cung: Phạm phải tội bất trung bất hiếu, cuộc đời lao lực, cực nhọc, khổ tứ bề nhưng về già lại bình an, sung sướng hưởng phúc.
- Phá Quân hội Vũ Khúc: Lúc trẻ phải chạy đôn chạy đáo, bôn ba khó nhọc, về già hưởng phúc nhưng cũng không vinh hiển, phát đạt. Làm nghề buôn bán không dính đến quan trường thì tốt.
- Phá Quân gặp Vũ Khúc – Hóa Kỵ đồng độ: Thường đưa ra những quyết đoán sai lầm, bị trở ngại, cuộc sống mù mịt khó sáng suốt.
- Phá Quân có Liêm Trinh – Hóa Kỵ đồng cung: Đưa ra những quyết định không đúng lúc và chính những hành động sai lầm đó mà không mang lại hiệu quả tốt cho bản thân ngược lại còn dẫn đến tai hoạ.
Cung Điền Trạch
- Phá Quân ở Tý – Ngọ – Thìn – Tuất: Sớm có nhiều gia sản, điền sản, gia đạo nhờ đó mà hưng vượng, thịnh phát.
- Phá Quân ở cung Dần – Thân: Chỉ có rất ít bất động sản, nhà cửa, đất đai không được tổ tiên để lại, bản thân cũng không có nhiều.
- Phá Quân gặp Tử Vi đồng cung: Điền sản, gia sản tổ tiên để lại đều đem bán hết, tuy nhiên vận về điền sản không tốt mà sẽ mua được bất động sản bất ngờ.
- Phá Quân có Kình Dương – Đà La – Hỏa Tinh – Linh Tinh gặp thêm Địa Không – Địa Kiếp hội chiếu: Tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho nhiều đất đai, nhà cửa nhưng không giữ được, cuộc đời phá sản, cô độc, điêu linh.
Cung Nô Bộc
- Phá Quân thủ cung Nô Bộc: Thường chủ sự có bạn bè và người dưới quyền xảo quyệt, âm mưu phản bội dẫn đến sự nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiền tài, quan lộc bị hao tán.
- Phá Quân ở cung Tý – Ngọ – Thìn – Tuất: Gặp được bạn bè tin cậy, giúp đỡ, người dưới quyền trung thành, đắc lực, nhờ đó mà thành công trong công việc và trong đời sống.
- Phá Quân ở Dần – Thân: Làm ơn mắc oán, gặp bằng hữu, thuộc cấp oán hận bản thân, dứt áo ra đi bỏ mình lúc hoạn nạn.
- Phá Quân gặp Tử Vi đồng cung: Lúc trẻ không gặp được bạn bè và người dưới quyền đáng tin cậy, đắc lực, đến khi về già mới có thuộc cấp có năng lực giúp đỡ.
- Phá Quân có Kình Dương – Đà La gặp Hỏa Tinh – Linh Tinh cùng Kiếp Sát – Âm Sát thêm Thiên Hình – Đại Hao hội chiếu: Chủ sự vì bằng hữu và người dưới quyền mà chuốc họa vào thân, bị âm mưu, tính kế dẫn đến liên luỵ, thị phi, phạm pháp, gia sản bị chiếm đoạt, trộm cắp, xâm phạm.
- Phá Quân hội Vũ Khúc đồng độ: Chủ sự gặp phải bạn bè và người dưới quyền không thật lòng, miệng nói tốt nhưng sau lưng mình phản bội, bày mưu làm việc không tốt.
Cung Thiên Di
- Phá Quân thủ cung Thiên Di: Rời xa quê hương, dựa vào năng lực, kiến thức, tài năng, kỹ thuật, tay nghề của bản thân mà thành cơ lập nghiệp, được người nể phục, ngưỡng mộ.
- Phá Quân thủ cung Tý – Ngọ – Thìn – Tuất: Rất nên đi làm, đi du lịch hoặc định cư ở nước ngoài sẽ dễ phát triển và thành công.
- Phá Quân ở Dần – Thân: Không nên có sự thay đổi, dịch chuyển, gặp nhiều điều phải lo lắng, lao tâm, không như ý, không thuận lợi.
- Phá Quân hội Tử Vi đồng cung: Bị tiểu nhân gây thù chuốc oán, ám hại, gặp tai nạn bất ngờ.
- Phá Quân gặp Liêm Trinh đồng cung: Bôn ba bên ngoài thì có quý nhân phù trợ, thành công mỹ mãn.
- Phá Quân và Vũ Khúc đồng cung: Cả tinh thần và thể xác đều vất vả, mệt nhọc.
- Phá Quân có Kình Dương – Đà La và Hỏa Tinh – Linh tinh đồng độ: Nếu xuất ngoại thì phần lớn là không phát triển được sự nghiệp được như khi ở quê hương, làm đâu thua lỗ đó, uổng phí công sức đã phải vất vả nơi xứ người nhưng không thu lại được gì.
- Phá Quân gặp Văn Xương – Văn Khúc đồng cung hoặc hội chiếu: Thích nghệ thuật nhưng số lang thang, phiêu bạt giang hồ, bốn bể là nhà, mưu sinh không ổn định.
Qua bài viết trên chúng ta đã phần nào nắm được những ý nghĩa của sao Phá Quân và có thể thấy Phá Quân tinh không hoàn toàn chỉ mang đến vận xui thôi phải không nào? Nhờ vào những thông tin giá trị này mà chúng ta có thể xác định được phần nào vận mệnh và có những định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Hãy luôn ủng hộ https://copsolution.vn – địa chỉ tin cậy nếu cần tìm hiểu về Tử Vi Khoa nhé!
Luận giải chi tiết về Sao Thiên Lương
Hiện nay, Tử Vi học được xem là đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống. Nhờ vào việc xem Tử Vi mà ta dự đoán được mệnh số, tính cách cũng như vận hạn, hoàn cảnh của cuộc đời. Trong đó, 14 chính tinh đóng vai trò chi phối các lá số tử vi. Khi nắm bắt được ý nghĩa của 14 chòm sao thì chúng ta có thể cơ bản nắm được ý nghĩa từng cung mệnh trong lá số tử vi. Bài viết hôm nay Copsolution sẽ viết về sao Thiên Lương và chúng ta cùng tìm hiểu xem ý nghĩa của nó tại các cung mệnh nhé!
Sao Thiên Lương là gì?
Sao Thiên Lương là gì ?
Phương vị: Nam Đẩu Tinh
Tính: Âm
Hành: Mộc
Loại: Phúc Tinh – Thọ Tinh
Tên gọi tắt: Lương
Sao Thiên Lương ở ngũ hành thuộc Dương Thổ, trong chòm Nam Đẩu Tinh đứng thứ 2 và đứng thứ 6 trong chòm sao Thiên Phủ. Lương Tinh là chính tinh chuyên chủ về phúc – lộc – thọ.
Người có sao Thiên Lương chiếu mệnh thường có tướng mạo phúc hậu, hiền lành với thân hình thon thả, cao ráo, da dẻ tươi trẻ, trắng trẻo, khuôn mặt hình chữ nhật, man thì khôi ngô, nữ thì thanh tú.
Tính cách nổi bật nhất của Thiên Lương là lòng từ bi, thiện lương, nhân từ, đối nhân xử thế mềm mỏng, hiền hậu, hoà nhã nhưng khôn ngoan, thông minh. Thiên Lương giỏi về lý luận, mưu trí, thao lược, có trực giác thâm sâu và óc khảo cứu ở mọi lĩnh vực, cả đời phong lưu.
Riêng ở hãm địa, Thiên Lương thường hay nông nổi, không có ý chí, xuề xoà, cả thèm chóng chán, sống phong lưu, hoang đàn. Nhưng nói chung, người thuộc cung Thiên Lương có cốt cách chất phác, thành thật, khiêm nhường, cung kính, nhân hậu, là một chính nhân quân tử, tâm địa thiện lương, bác ái.
Sao Thiên Lương nằm ở vị trí nào?
- Sao Thiên Lương tọa thủ Miếu Địa ở tam cung Thìn – Ngọ – Tuất.
- Lương Tinh trấn an Vượng Địa ở tứ cung Tý – Dần – Mão – Thân.
- Thiên Lương tọa trấn Đắc Địa ở nhị cung Sửu – Mùi.
- Thiên Lương lạc vào Hãm Địa ở tam cung Tỵ – Dậu – Hợi.
Sao Thiên Lương hợp với sao nào?
- Thiên Lương và Thái Dương đồng cung: Đây được ví như mặt trời ló dạng lúc bình minh, ánh sáng bắt đầu một ngày mới tuy rực rỡ mà lại dịu dàng, ôn hoà. Người thuộc cung này có số được hưởng tài lộc, phú quý tuyệt đại, con đường đời luôn êm đềm, thuận lợi và hanh thông.
- Thiên Lương ở tại Tý cùng Thái Dương ở tại Ngọ gặp Xương Lộc (hoặc Thiên Lương ở Tý chiếu mệnh ở cung Ngọ, gặp lúc Thái Dương hội Xương Lộc): Là người tài giỏi, mưu trí, vinh hiển, danh giá cao. Càng tốt hơn nếu gặp ở 3 tuổi Đinh – Kỷ – Quý.
- Thiên Lương và Thiên Đồng ở hai cung Dần – Thân: Hai phúc tinh gặp tại hai vị trí đắc địa này càng biểu thị cho tâm tính nhân đạo, đôn hậu, thiện lương, từ bi, nhân từ, bác ái, chính nhân quân tử. Người thuộc cách này cả đời êm đềm, không gặp tai hoạ nào quá hung, gặp hung hóa cát, có thần linh chở che, quý nhân phù trợ. Nếu có thêm Thiên Cơ và Thái Âm hợp chiếu thì mệnh cách phú quý không tả.
- Thiên Lương ở thất cung Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ cùng gặp Thái Âm và Linh Tinh hội chiếu: Là người có tài có đức, số vinh hiển, phát đạt.
- Thiên Lương đắc địa đồng cung với Văn Xương – Văn Khúc: Là người từng trải, đi nhiều, thấy nhiều, biết nhiều, khoan hậu, đôn hoà, danh giá.
- Lương – Lộc: Người có lòng nhân hậu, bác ái, hướng thiện, thường làm việc bố thí, giúp đỡ thiên hạ.
Sao Thiên Lương kỵ những sao nào?
Sao Thiên Lương kỵ những sao nào
- Thiên Lương và Thái Âm lạc hãm địa đồng hội chiếu: Cuộc sống tha phương lập nghiệp, con người sống phiêu bạt, không ổn định.
- Thiên Lương – Thiên Đồng tọa cung Tỵ – Hợi: Mệnh nam thì phóng túng, du đãng, giang hồ, mệnh nữ thì dâm đãng. Làm việc thường không kiên nhẫn, không quyết đoán, bỏ dở công việc nửa chừng.
- Lương Tinh ở cung Tỵ gặp Nhị Hao và sát tinh: Cuộc đời vướng phải nạn về binh đao, chém giết, súng đạn, chết thê lương.
- Thiên Lương thủ cung Tỵ – Hợi gặp Thiên Mã đồng cung: Nữ mệnh dâm dật, đê tiện, vô sỉ.
Ý nghĩa sao Thiên Lương ở các cung
Sao Thiên Lương ở Cung Mệnh
Cung Mệnh
- Khi sao Thiên Lương ở cung Tý – Ngọ: Là người mưu trí, thẳng thắn, cốt cách trung thành, đôn hậu, thiện lương, có lòng bác ái, sống bình dị, hoà nhã với mọi người. Là người bẩm sinh cơ trí, thao lược, có tài lãnh đạo, giỏi về ăn nói, có năng lực, chí khí. Đường sự nghiệp hanh thông, tốt đẹp, là người công chính, liêm minh. Nữ mệnh có tài hoa, tính tình rộng lượng, vượng phu vượng tử, thích giúp đỡ cho người khác.
- Thiên Lương tại cung Sửu – Mùi: Cả đời êm ấm, là người thông minh, ngay thẳng, người sinh năm Mậu – Ất – Nhâm đều đại quý. Nếu gặp thêm Thái Âm không có Tứ Sát đồng cung thì tuổi Ất – Bính – Đinh đều phú quý, tốt đẹp.
- Thiên Lương gặp Văn Xương – Lộc Tồn: Là người có vận may trong khoa cử, thi đâu đỗ đó.
- Thiên Lương có Thất Sát hội chiếu: Là người giỏi về chính trị, kinh tế, khi làm quan có thể giữ chức vụ cao, cả đời phúc thọ lâu bền.
- Thiên Lương ở cung Tỵ – Hợi: Nam – Nữ đều có tính lông bông, hiếu sắc. Cuộc sống cô độc, khổ cực, lăng nhăng, không chung thuỷ. Thường làm vợ lẽ hoặc nhân tình.
Cung Phụ Mẫu
- Thiên Lương tại các cung Tý – Ngọ – Sửu – Mùi: Phụ mẫu song toàn, phúc thọ lâu dài, trường thọ trăm tuổi.
- Thiên Lương hội Thiên Đồng đồng cung: Cha mẹ sống thọ trăm tuổi, hiền hậu nhưng lại rời xa con lúc con còn nhỏ dại.
- Thiên Lương gặp Thiên Đồng, Thiên Mã: Cha con duyên bạc phận mỏng, cha thường làm ăn hoặc vì một lý do gì đó mà xa gia đình từ sớm, hoặc con cái sớm xa cha mẹ, tha hương cầu thực.
- Thiên Lương và Kình Dương – Thiên Mã: Lúc nhỏ phải sống xa phụ mẫu, nếu có sát tinh nặng thì số làm con nuôi hoặc ở rể người khác.
- Thiên Lương và Thái Dương đồng cung: Hưởng phúc trạch từ cha mẹ. Nếu gặp sát tinh thì chỉ có thể làm con nuôi người khác.
Cung Huynh Đệ
- Thiên Lương có Nhật Tinh đồng độ ở nhị cung Mão – Dậu: Anh em tranh đoạt gia sản, cãi vả, xảy ra hiểu lầm, mâu thuẫn.
- Thiên Lương gặp Lục Sát: Anh em không thuận hoà, hay khắc khẩu, xung đột hoặc sống cô độc.
- Thiên Lương nhập miếu gặp Khôi – Việt: Gia đạo có 2 – 3 anh em, không thuận hoà, ngầm tranh đoạt, bài xích, đố kỵ lẫn nhau, sống xa cách nhau.
- Thiên Lương gặp Tứ Sát, Thiên Hình, Địa Không, Địa Kiếp hội chiếu: Anh em xung khắc, bất hoà, tranh đoạt, tình cảm bị chia rẽ.
Cung Phu Thê
Mệnh nam: Người đối ngẫu có dung mạo thanh tú, có số vượng phu ít tử, tâm địa thiện lương, thẳng thắn, giỏi giang, đảm đang, chăm chỉ, tháo vát. Nên lấy vợ lớn tuổi hơn thì càng tốt.
Mệnh nữ: Lấy được chồng khôi ngô, chín chắn, nói được làm được, phóng khoáng, là chỗ dựa vững vàng cho vợ. Nên lấy chồng lớn tuổi hơn để được chiều chuộng, che chở.
- Thiên Lương gặp Thiên Đồng ở cung Dần – Thân: Sớm thành gia lập thất. Vợ chồng có quen biết trước, là họ hàng xa của nhau.
- Thiên Lương hội Thái Dương đồng cung Mão: Cuộc hôn nhân tốt đẹp về mọi mặt, hạnh phúc về tài lộc, gia đình, đường công danh vẻ vang thuận lợi.
- Thiên Lương gặp Thiên Cơ đồng cung: Vợ chồng hiền thành, lương thiện, kết hôn thuận lợi, dễ dàng, có quen biết với nhau từ trước. Gia đạo thuận hoà, hạnh phúc.
- Thiên Lương ở Tý – Ngọ: Sớm lập gia đạo. Người đối ngẫu có gia thế danh giá, thường người được hôn phối là trưởng tử (trưởng nữ).
- Thiên Lương ở cung Tỵ – Hợi: Hôn nhân chóng nở chóng tàn, ban đầu dễ đến với nhau nhưng cũng dễ xa nhau, gia đạo bất ổn.
- Thiên Lương có Thái Âm và Thiên Đồng vây chiếu: Hôn nhân gặp nhiều cản trở từ người lớn hoặc từng có hôn ước, tình cảm vương vấn chưa dứt khoát. Sau kết hôn dễ vì hiểu lầm mà chia ly, hoàn cảnh dẫn đến quyết định kết hôn sai lầm.
Cung Tử Tức
- Thiên Lương ở Tý – Ngọ hoặc Thiên Lương gặp Thiên Đồng ở Dần – Thân: Đường con cái đông đúc, sinh quý tử tài giỏi, hiếu thuận.
- Thiên Lương và Thái Dương ở cung Mão: Sinh nhiều con, con cái giỏi giang, khá giả.
- Thiên Lương gặp Thiên Cơ: Là người có phúc về con cái, đông con, giỏi giang, khá giả, sanh quý tử, hiếu thuận, có con ngoài giá thú.
- Thiên Lương ở Tỵ – Hợi: Hiếm con, neo con, con sinh nhiều nhưng nuôi lớn được ít, con cái ly tán, tha hương, phóng đang, hoang đàng.
- Thiên Lương hội Thái Dương ở Dậu: Hiếm muộn con, số khổ sở, cơ cực, buồn phiền vì con cái.
Cung Tài Bạch
- Thiên Lương trần toạ các cung Tý – Ngọ – Sửu – Mùi: Có mệnh phú quý, thích hợp làm danh y, thầy thuốc, dược sĩ, bác sĩ.
- Thiên Lương hội Thiên Đồng: Có số phát tài, phát lộc, phú quý tại nhân, làm giàu từ hai bàn tay trắng, xây dựng cơ nghiệp.
- Thiên Lương gặp Thái Dương: Cả đời tiền tài đủ đầy, thích hợp làm kinh thương, buôn bán để trở thành đại phú ông.
- Thiên Lương có Thiên Cơ đồng cung: Giỏi về tích tụ tiền của, sáng tạo, thao lược để kiếm được nhiều tài lộc.
- Thiên Lương hội hợp Thái Âm – Thiên Vu: Dễ dàng phát đạt, được thừa hưởng nhiều di sản mà tổ tiên để lại, không làm gì cũng có tài vận tốt.
- Thiên Lương có Hoá Lộc – Hoá Quyền – Hoá Khoa: Phát tài, phát lộc, giàu có, khá giả nhưng không có danh tiếng.
- Thiên Lương được Hoá Kỵ hội chiếu: Gặp phải thị phi, nạn tai, mang tiếng xấu vì tiền bạc, tâm thần bất ổn, đau khổ, buồn phiền cũng vì tiền.
- Thiên Lương có Kình – Đà – Hỏa – Linh cùng với Địa Không – Địa Kiếp – Đại Hao – Thiên Hình hội chiếu: Gặp sự cố lớn vì nguyên nhân tiền bạc, có nguy cơ gặp nạn phá gia, dính đến pháp luật, kiện tụng hao tiền tốn của.
Cung Tật Ách
- Sao Thiên Lương ở cung Tật Ách: Thường mắc các bệnh về hệ tiêu hoá như dạ dày, đường ruột, rối loạn tiêu hoá, đau bụng, …
- Thiên Lương ở tứ cung Tý – Ngọ – Sửu – Mùi: An khang, khỏe mạnh, hoạt bát, thông tuệ.
- Thiên Lương gặp Thiên Đồng và Thiên Lương gặp Thái Dương ở Mão: Mạnh khoẻ, phúc thọ lâu bền.
- Thiên Lương hội Nhật Tinh ở Dậu: Mắc bệnh, tật về thị giác.
- Thiên Lương gặp Thất Cát: Sống lâu trăm tuổi, sức khoẻ bình an.
- Thiên Lương gặp Lục Sát: Bị tàn tật bẩm sinh hoặc do nạn tai, bệnh tật.
- Lương Tinh có Kình Dương, Đà La, Thiên Hình vây chiếu: Bị thương tật ở tứ chi, tổn thương gân cốt. Ngoài ra, còn mắc bệnh về ngực, eo, lưng bị thương tổn và các bệnh về đường ruột, viêm ruột.
- Thiên Lương ở Tỵ – Hợi: Mắc bệnh về tim và nhiều bệnh về vùng bụng như gan, thận, đường ruột.
- Khi sao Thiên Lương có Hoả Tinh – Linh tinh đồng cung: Bệnh về mụn nhọt, phù thũng, khối u. Bệnh nan y như ung thư dạ dày, ung thư vú.
- Thiên Lượng hội Địa Kiếp – Địa Không – Đại Hao vây chiếu: Bệnh về tê nhức, phong thấp chân tay, lưng, eo, vai cổ, …
- Thiên Lương có Thiên Nguyệt, Âm Sát đồng cung: Cơ thể hư nhược, dễ mắc các bệnh như cảm cúm, bệnh dịch.
Cung Quan Lộc
- Thiên Lương ở cung Tý – Ngọ – Sửu – Mùi: Thích hợp làm những nghề chủ về viết lách như xuất bản, nhà báo, truyền thông hoặc hưởng lương từ nhà nước như công nhân viên chức, giáo viên, các nghề về y vụ, xí nghiệp.
- Thiên Lương gặp Lộc Tồn và Thiên Mã: Giỏi về kinh thương, làm ăn buôn bán, lấy được lòng tin của người khác, nhất là người ngoại quốc.
- Thiên Lương có Thái Dương đồng cung ở Mão: Có con đường sự nghiệp thuận lợi, vững chắc, danh tiếng vang xa, tự thân xây dựng sự nghiệp.
- Thiên Lương gặp Thái Dương đồng cung ở Dậu: Có tài nhưng không gặp thời cuộc thuận lợi để phát triển, con đường sự nghiệp không thuận lợi.
- Thiên Lương gặp Thiên Cơ chiếu mệnh: Văn võ toàn tài, thích hợp làm các nghề về tôn giáo, hướng thiện, làm những việc liên quan đến phúc lợi xã hội, có cơ hội thăng tiến trong công việc.
- Thiên Lương có Sát tinh, Địa Không – Địa Kiếp – Đại Hao – Thiên Hình: Thường phải làm những công việc có tính nguy hiểm cao, dễ phát sinh những tai hoạ không lường trước được dẫn đến kiện tụng, tù tội, phạm pháp, phá sản.
Cung Phúc Đức
- Thiên Lương tại Tý – Ngọ – Sửu – Mùi: Một đời an nhàn, sung túc. Là người có phúc đức và trường thọ, có tài thiên phú về văn chương, sáng tác, nghệ thuật. Thích giúp đỡ và dạy bảo người khác nên hợp làm về giáo dục hoặc các nghề tham mưu, tư vấn.
- Thiên Lương và Thiên Đồng đồng cung Dần – Thân: Cuộc đời sống nhàn nhã, sung sướng, thanh tịnh, cả đời bình an không sợ hung hiểm.
- Thiên Lương gặp Thái Dương tại Mão: Cả đời sung túc, giàu sang, có chí khí mạnh mẽ. Thật thà, nhiệt tình, khẳng khái, thích làm việc thiện giúp người. Mọi sự hung hãn đều hoá cát lợi.
- Thiên Lương hội Nhật Tinh ở Dậu: Một đời trôi nổi, phiêu bạt, có tài nhưng thời không đến, thành gia lập thất muộn, thành cơ lập nghiệp lúc về già.
- Thiên Lương gặp Thiên Cơ: Sống lâu trăm tuổi, hưởng phúc, sung túc, phúc hậu lâu bền, sống nhân tư, gặp hung hóa cát. Thi đâu đậu đó, thích lợp làm bậc lương y.
- Thiên Lương gặp Lộc Tồn – Hoá Lộc hội hợp: Làm việc thường không minh bạch, lấp liếm cho qua chuyện, che giấu lỗi lầm, cuộc đời thường gặp cảnh bối rối, khó xử.
Cung Điền Trạch
- Thiên Lương ở tại Tý – Ngọ: Được tổ tiên để lại nhiều của cải công thêm chủ sự giỏi giang tự xây dựng cơ nghiệp hưng thịnh.
- Thiên Lương đồng cung với Thái Dương tại Mão hay Thiên Lương và Thiên Đồng tại Dần – Thân: Được ông bà, cha mẹ để lại nhiều của cải, trợ lực cho bản thân thuận lợi xây dựng được nghiệp lớn.
- Thiên Lương ở Tỵ – Hợi: Vốn dĩ có của cải nhưng cuộc sống không ổn định. Phải tha hương làm ăn xa, nhà đất mua đi bán lại. Gặp phải cạnh tranh về chia chác của cải tổ tiên để lại, gặp rắc rối về nhà đất phải bán đi.
- Thiên Lương và Thái Dương tọa Dậu: Ban đầu có nhiều nhà đất nhưng phá tán hết, lông bông không có nơi ở cố định, cuối cùng về già mới có được một ít đất đai, nhà cửa.
Cung Nô Bộc
- Sao Thiên Lương ở cung Nô Bộc: Không có nhiều bạn bè và thuộc cấp.
- Thiên Lương gặp Thiên Cơ đồng cung: Có nhiều bạn bè và người dưới quyền, thế nhưng thường có sự thay đổi, không ổn định.
- Thiên Lương gặp Thái dương đồng độ: Giỏi giao du nên có được bằng hữu tốt, được bạn bè trợ giúp, nâng đỡ, đề bạt, người dưới quyền tài giỏi, có năng lực.
- Thiên Lương được Tả – Hữu – Khôi – Việt và tam tinh Lộc – Quyền – Khoa hội chiếu hoặc đồng cung: Người dưới quyền trung thành, ngay thẳng, sẵn sàng phù trợ, ủng hộ. Có bằng hữu giàu năng lực chiếu ứng, tương trợ.
- Thiên Lương và Thiên Đồng đồng cung: Giỏi giao du nên có nhiều bạn bè và người dưới quyền đều trung nghĩa, hữu ích, đắc lực.
- Lương gặp Kình – Đà – Hỏa – Linh vây chiếu và đồng cung: Vì tin tưởng, giao du với bạn bè xấu mà gặp phải nạn tai, bị bạn bè cuốn vào vòng thị phi, cạnh tranh giữa các thế lực.
- Thiên Lương gặp Địa Không – Địa Kiếp hoặc Đại Hao – Kiếp Sát – Thiên Nguyệt – Âm Sát: Phòng ngừa bị bạn bè và người dưới quyền hãm hại, phản bội, bị kéo vào vòng thị phi, tù tội.
Cung Thiên Di
- Thiên Lương tại Tý – Ngọ – Sửu – Mùi: Thích hợp làm các nghề hướng ngoại như du lịch, thuyên chuyển công tác, ra ngoài gặp được quý nhân giúp đỡ, đạt được thành công nhất định.
- Thiên Lương hội Thiên Đồng ở Dần Thân và Thiên Lương gặp Thái Dương ở Mão: Được cất nhắc, chiếu ứng mà thành cong. Thích hợp làm việc và du lịch ở nước ngoài, thuyên chuyển công việc để gặp cơ hội tốt.
- Thiên Lương gặp Thái Dương ở Dậu: Không gặp được quý nhân phù trợ và vận khí cũng không tốt. Gặp nhiều bất mãn khi có tài nhưng không gặp được thời tốt.
- Thiên Lương tại cung Tỵ – Hợi: Cuộc đời phải bôn ba khó nhọc, không thành công, cơ cực, vận khí kém.
- Thiên Lương hội Hoá Kỵ đồng độ: Xuất ngoại dễ gặp điều tiếng, thị phi không đáng có, có tai họa ngầm.
Trên đây là những thông tin của https://copsolution.vn sẽ giải đáp được những thắc mắc của quý độc giả về sao Thiên Lương trong tử vi. Hi vọng rằng những thông tin giá trị này sẽ giúp các bạn xác định được mệnh số để có đường đi đúng hướng và may mắn trong cuộc sống.
Luận giải chi tiết về sao Thiên Tướng
Sao Thiên Tướng là gì?
Phương vị: Nam Đẩu Tinh
Tính: Dương
Hành: Thuỷ
Loại: Ấn Tinh – Quyền Tinh
Đặc tính: Quan Lộc – Uy Nghi – Phúc Thiện – Thanh Sắc – Đẹp Đẽ
Tên gọi tắt: Tướng
Thiên Tướng đều là ngũ tinh của chòm Nam Đẩu Tinh và cả chòm Thiên Phủ Tinh. Tướng tinh chủ về chuyện cơm áo, hoá khí nên thuộc loại Ấn Tinh, chủ về quan quyền, tài lộc nên thuộc Quyền Tinh.
Trong Đẩu Số ví Thiên Tướng là vị quan giữ ấn, mà ấn là đại diện cho quyền lực và buộc phải thi hành mệnh lệnh, tượng trưng cho uy quyền. Tuy nhiên, ấn mà Thiên Tướng đang trấn giữ là ấn tỷ của người khác còn bản thân Thiên Tướng không cầm quyền, tính cách dễ bị chi phối.
Người được sao Thiên Tướng chiếu mệnh có tướng mạo trung bình hơi thấp, mập mạp, khuôn mặt tròn phúc hậu, hơi vuông, mi thanh mục tú. Chủ sự Tướng Tinh có tính tình ôn nhuận, hoà nhã, là người trung thực, thành thật, khéo ăn khéo nói, tâm địa thiện lương, dễ làm lay động lòng người. Họ thường có lòng nhân hậu, trắc ẩn, rộng lượng, luôn giúp đỡ người khác một cách vui vẻ, luôn cống hiến và hi sinh nhưng thường phải lắng lo, muộn phiền. Người thuộc sao Thiên Tướng rất sành về ăn uống và chưng diện, chải chuốt, hưởng thụ, thích mặc đẹp và trang điểm.
Mệnh Nam của Thiên Tướng có đặc tính cương quyết, chính trực, thông minh, quả cảm, can đảm, uy nghiêm, có lực hấp dẫn với người khác phái. Ở mệnh Nữ thì có nhiều phần nam tính, táo bạo và dũng mãnh, tuy nhiên có tính ghen tuông cao.
Khi sao Thiên Tướng đóng ở công danh, tài lộc thì rất thuận lợi, luôn có ý chí phấn đấu, tận tâm tận lực để phát triển công danh, sự nghiệp, thích lo việc chính nghĩa.
Vị trí của sao Thiên Tướng
- Cung Dần – Thân: Sao Thiên Tướng trấn thủ tại Miếu Địa.
- Cung Tý – Thìn – Ngọ – Tuất: Tướng tinh toạ an Vượng Địa.
- Cung Sửu – Mùi – Tỵ – Hợi: Thiên Tướng toạ trấn tại Đắc Địa.
- Cung Mão – Dậu: Thiên Tướng lạc Hãm Địa.
Bộ sao tốt hợp với sao Thiên Tướng
- Bộ tứ Tử Vi – Thiên Phủ – Vũ Khúc – Thiên Tướng: Uy mãnh, dũng cảm, thiện chiến, vinh hiển, phát đạt.
- Tướng – Ấn hay Tướng – Cáo: Nếu theo nghiệp võ là võ tướng vang danh, là quân nhân thì đạt được nhiều công trạng, huy chương vinh hiển.
- Thiên Tướng và Thiên Mã: Anh dũng, quả cảm, can đảm, tài đức, giỏi giang.
- Tướng – Y: Thích hợp theo nghề y, làm bác sĩ.
- Thêm Tả – Hữu, Thiên Quan – Thiên Phúc: Là một lương y, từ mẫu, mát tay trong chữa bệnh.
- Thiên Tướng – Hồng Loan: Có số lấy được người đối ngầu giỏi giang, vợ thì đảm đang, giỏi nội trợ, gia thế giàu sang, có chồng thì chồng thành công, phú quý.
- Thiên Tướng và Tướng Quân: Có chí lớn, tài năng, mưu trí, thao lược, có kỷ luật, hiển hách về võ nghiệp.
- Thiên Tướng hội Liêm Trinh: Thiên Tướng bình tĩnh, đôn hậu, nhờ đó mà chế ngự được Liêm Trinh nóng nảy, manh động, khắc nghiệt.
- Thiên Tướng ở vị trí Đắc Địa và Sát tinh: Khi ở Đắc Địa, Tướng tinh có năng lực chế ngự được tính hung ác, nguy hiểm của Sát tinh. Vậy nên, khi Thiên Tướng đồng hội Phá Quân – Tham Lang – Phục Binh – Kình Dương – Địa Không – Địa Kiếp – Đà La – Hỏa Tinh – Linh Tinh là bộ tám sao của một vị tướng lĩnh cầm quân ra trận, mang sát nghiệp lớn nhưng vẫn phải cẩn thận vì có thể tiềm tàng mối nạn tử trận nơi sa trường, sinh nghề tử nghiệp.
Bộ sao xấu kỵ với sao Thiên Tướng
- Thiên Tướng đi chung với Thiên Hình: Mệnh định sẵn gặp nạn về đầu mặt, chủ yếu vì binh đao, chém giết, tử trận, chết thảm không được toàn vẹn thi thể. Nếu dính vào võ cách thì hung hiểm vô cùng, hầu hết không tránh được việc tử nạn trong trận chiến.
- Bộ 3 Thiên Tướng – Tuần Không – Triệt Không: Đường công danh, sự nghiệp gặp nhiều gian truân, trắc trở, tiền tài khó khăn, vất vả nhưng không kiếm được, cuộc đời cơ cực, bần hàn. Mắc nạn tai về chém giết, binh đao, súng đạn.
- Thiên Tướng và Kình Dương: Cuộc đời luôn bị nạn tai đe dọa, rình rập, sống không bình yên.
- Thiên Tướng – Liêm Trinh – Thiên Hình: Cẩn thận vì dễ gặp nạn về hình ngục, tù tội.
Toàn tập về sao Thiên Tướng ở các cung
Cung Mệnh
- Khi sao Thiên Tướng gặp sao Liêm Trinh: Chủ sự có tính tình cẩn thận, cư xử lịch sử, lễ độ, vừa phải, có tinh thần trách nhiệm cao nhưng thường thành công lúc lớn tuổi. Thích hợp làm về công nghiệp hoặc các ngành tài chính – kinh tế. Người sinh năm Giáp – Canh – Nhâm – Kỳ thì phú quý, tài lộc dồi dào, quan lộ thuận buồm xuôi gió. Người sinh năm Bính – Mậu thì quan lộ và tài bạch trắc trở, thành bại thất thường, hay vướng phải thị phi.
- Thiên Tướng ở Sửu – Mùi – Tỵ – Hợi: Có tướng mạo ôn hoà, nhân hậu, lời nói dịu dàng, dễ nghe. Cuộc đời ấm êm, hạnh phúc, không phải bận tâm cơm áo gạo tiền, mê say và yêu thích cái đẹp, đặc biệt là thời trang. Cuộc đời phú quý luôn song toàn, đủ đầy, gặp được người đối ngẫu tốt. Có tính tình hoà nhã, hiếu khách. Mệnh Nữ có số vượng phu.
- Sao Thiên Tướng hội sao Vũ Khúc đồng cung: Có tài học, học nhiều biết nhiều, uyên thâm thi lược. Có tinh thần chính nghĩa và lương thiện, giúp đỡ người khác, cư xử khéo léo, cẩn thận, được lòng mọi người.
- Thiên Tướng độc thủ cung Mão – Dậu: Chỉ nên làm ăn, buôn bán, kinh thương quy mô nhỏ. Vì tính bảo thủ nên không thích hợp làm người dẫn đầu, lãnh đạo.
- Thiên Tướng gặp Tử Vi đồng cung: Một đời đủ đầy, cơm no áo ấm nhưng chưa thể tận hiếu với phụ mẫu.
- Thiên Tướng gặp Hỏa Linh: Cả đời tàn tật.
- Thiên Tướng gặp Lục Sát: Nên làm công việc cần có tay nghề khéo léo để an thân.
Cung Phụ Mẫu
- Thiên Tướng ở cung Phụ Mẫu: Có tình mẫu tử – phụ tử tốt đẹp, cha mẹ thuận hoà, che chở, trợ giúp cho con cái.
- Thiên Tướng hội Tử Vi: Phụ mẫu song toàn, phúc thọ lâu dài, hiền lành, yêu thương, con cái nhận được nhiều ân huệ, chở che từ phụ mẫu.
- Thiên Tướng gặp Vũ Khúc đồng cung: Cha mẹ và con cái yêu thương, thuận hòa, có tình sâu nghĩa nặng. Gặp sát tinh thì có số khắc cha, khắc mẹ.
- Thiên Tướng hội Liêm Trinh: Khi còn nhỏ làm cha mẹ phải bận tâm, lo lắng về sức khỏe cũng như con đường học hành, quan lộ.
- Thiên Tướng thêm Lục Sát hội chiếu: Không có duyên với cha mẹ, cha mẹ mất sớm hoặc là con nuôi.
Cung Huynh Đệ
- Thiên Tướng gặp Tử Vi: Có ba anh em trở lên. Anh em thường bất hoà, cãi vả, không hợp nhau, có tranh chấp với nhau.
- Thiên Tướng gặp Vũ Khúc đồng cung: Anh em không thuận hoà, bất đồng quan điểm.
- Thiên Tướng gặp Liêm Trinh đồng độ: Tình cảm anh em tốt đẹp, yêu thương, hoà thuận, chiếu cố lẫn nhau.
- Thiên Tướng gặp Hoá Lộc – Hoá Khoa – Hoá Quyền – Lộc Tồn: Anh em danh giá, vinh hiển, làm ăn phát tài phát lộc, vừa có tiền vừa có quyền.
- Thiên Tướng gặp Vũ Khúc – Phá Quân vây chiếu hội cùng Tả Phù – Hữu Bật: Có nhiều anh em nhưng anh em xung khắc, gặp nạn hình thương, có anh em không cùng mẫu, bé hơn nhiều tuổi (8 tuổi trở lên).
Cung Phu Thê
Mệnh Nam: Gặp được người phối ngẫu có số vượng phu, giúp ích cho sự nghiệp của chồng, cùng nhau hợp lực xây dựng gia đình hưng vượng, hiền lương thục đức, cử chỉ đoan trang, tao nhã, ôn hoà, lịch thiệp được mọi người yêu quý, khen ngợi, là niềm tự hào của trượng phu.
Mệnh Nữ: Muốn gia trạch yên ấm, hạnh phúc phải lấy chồng lớn tuổi hơn, chồng thường là trưởng tử hoặc quý tử, út tử. Trượng phu là người khiêm tốn, chín chắn, yêu thương vợ con.
Người phối ngẫu là người đã quen biết trước như: Bạn bè, gia đình giới thiệu, họ hàng xa, đồng nghiệp, con cấp trên, thanh mai trúc mã,…
- Sao Thiên Tướng gặp sao Tử Vi đồng độ: Người vợ có chí tiến thủ cao, có hoài bão và ước vọng. Vậy nên, kết hôn muộn sẽ thuận hoà, hạnh phúc và phát triển.
- Thiên Tướng hội Hoá Lộc – Lộc Tồn đồng cung: Lấy được vợ danh gia, vinh hiển hoặc vợ có tiền tài, khá giả, là hậu phương vững chắc cho phu quân mình.
- Thiên Tướng gặp Vũ Khúc – Phá Quân: Có khả năng phải kết hôn lần hai hoặc bị huỷ hôn. Gặp nạn về thị phi, điều tiếng không tốt.
- Thiên Tướng độc tọa hai cung Mão – Dậu: Thường lập gia đình muôn, vợ chồng không đồng lòng, khác nhau về cả chí hướng lẫn sở thích. Vợ thiên về hiền lương thục đức nhưng tính cương quyết. Chồng lại điềm tĩnh, hướng nội.
- Thiên Tướng độc thủ cung Tỵ – Hợi: Mệnh nam gặp được người vợ đoan trang, đảm đang, hiền thục, luôn đặt chồng lên trên hết mà vâng lời. Mệnh nữ thì gặp chồng đứng núi này trông núi nọ, lăng nhăng khó kiểm soát.
Cung Tử Tức
- Thiên Tướng gặp Vũ Khúc – Phá Quân hội chiếu: Thường hiếm muộn về đường con cái, con đầu thường khó sinh hoặc sinh non, sinh thiếu tháng hoặc gặp thương tổn gì đó. Nên sinh con gái trước rồi mới sinh con trai, nếu không phải gặp mệnh vợ lẽ hay nhân tình của chồng sinh con trai.
- Thiên Tướng hội Tứ Sát gặp Tả – Hữu: Giống như khi gặp Vũ Khúc – Phá Quân, nhưng chủ sự dễ bị mất 3 con đầu lòng.
- Thiên Tướng và Tam cát tinh Hoá Quyền – Hoá Lộc – Hoá Khoa thêm Khôi – Việt – Phủ – Tả – Hữu hội chiếu: Chủ sự có đường tử tức tốt đẹp, sinh được từ năm con trở lên, con cái hiếu thảo, thuận hoà.
- Thiên Tướng gặp Sát tinh: Chủ sự phải xin con của người khác để nuôi dưỡng hoặc sinh con thứ.
Cung Tài Bạch
- Thiên Tướng trấn tọa cung Sửu – Mùi: Vốn là “cành vàng lá ngọc”, “kim chi ngọc diệp”, mệnh giàu sang, phú quý, danh giá, vinh hiển. Gặp người phối ngẫu cũng thuộc hàng “trâm anh thế phiệt”. Cả đời không lo về tiền tài.
- Thiên Tướng ở cung Mão – Dậu – Tỵ – Hợi: Đủ ăn đủ sống, khá giả ở mức bình thường.
- Thiên Tướng gặp Liêm Trinh: Nên làm nghề kinh thương, buôn bán hay công nghiệp để trở nên giàu có, đại phú ông.
- Thiên Tướng hội Vũ Khúc: Có được tài lộc bất ngờ, gặp vận may mắn.
- Thiên Tướng có Phá Quân vây chiếu, cùng gặp Địa Không – Địa Kiếp – Đại Hao: Tiêu xài vô độ, tiền có rồi lại mất đi, không bền vững.
- Có thêm Sát tinh và Thiên Hình hoặc Hoá Kỵ: Dính líu đến lao ngục, tù tội, tranh chấp, kiện tụng vì tiền bạc. Tệ hơn có thể nguy hiểm đến mạng sống.
Cung Tật Ách
- Thiên Tướng ở cung Tật Ách: Chủ sự thường mắc bệnh về bàng quang, túi mật, bệnh về đường tiết niệu, tiểu đường, có sỏi ở bàng quang, mật, thận. Bệnh da liễu như sởi, dị ứng, nấm ngoài da.
- Thiên Tướng gặp Hồng Loan – Thiên Hỷ – Hàm Trì – Thiên Riêu: Mắc bệnh về tình dục (bệnh lậu, bệnh giang mai).
- Thiên Tướng có Kình – Đà – Hình hội chiếu: Thường mắc bệnh về xương khớp, phong thấp, suy tim, tay chân bị bại liệt.
- Thiên Tướng gặp Hỏa Linh – Linh Tinh – Thiên Nguyệt: Bệnh về cảm cúm, cảm mạo, sốt rét, bệnh nấm da.
- Thiên Tướng hội Tử Vi: Bệnh mãn tính khi sinh ra đã có, huyết áp không ổn định, bệnh suy nhược thần kinh, trí não.
- Thiên Tướng có Vũ Khúc đồng cung: Bệnh về đường tiêu hoá, đường ruột, chảy máu mũi.
- Thiên Tướng thêm Lục Sát: Bị bệnh vàng da, bệnh dạ dày, bị tật tứ chi.
Cung Phúc Đức
- Thiên Tướng trấn tọa cung Phúc Đức: Là người chính trực, giàu lòng rộng lượng, tinh thần chính nghĩa và cảm thông cho người khác. Nếu lạc hãm địa thì dễ bị kích động, hay phạm vào thị phi, phiền phức không đáng có.
- Thiên Tướng và Vũ Khúc – Phá Quân vây chiếu: Chủ sự kích động, đời sống bôn ba vất vả, mong ngóng đạt được lý tưởng.
- Sao Thiên Tướng có thêm Địa Không – Địa Kiếp: Sống ảo tưởng, hành động không thực tế.
- Thiên Tướng gặp Liêm Trinh: Cuộc sống càng bận rộn càng sung túc, giàu có, phúc thọ song toàn.
- Thiên Tướng ở tại Sửu – Mũi: Sống lâu, sống thọ, có phúc lộc bền lâu, có thể diện, sống hưởng thụ về vật chất.
Cung Điền Trạch
- Thiên Tướng ở cung Sửu – Mùi – Tỵ – Hợi: Được tổ tiên, ông cha để lại nhiều tài sản, gia trạch hưng thịnh.
- Thiên Tướng tại cung Mão – Dậu: Không được tổ tiên để lại nhiều gia sản, phải tự xây dựng cơ nghiệp.
- Thiên Tướng gặp Liêm Trinh: Khi còn trẻ không mua được nhiều nhà đất, đến khi về già mới tậu được nhiều đất đai.
- Thiên tướng có Địa Không – Địa Kiếp – Đại Hao hội chiếu: Ban đầu có nhiều gia sản được tích trữ nhưng sau đó bị phá tán không còn.
- Thiên Tướng gặp Vũ Khúc – Phá Quân: Có đất đai, nhà cửa của tổ tiên để lại nhưng không giữ được lâu.
- Thiên Tướng có Vũ Khúc – Hóa Kỵ vây chiếu: Gia trạch không ổn định, có tranh chấp về đất đai, nhà cửa, thị phi, gia trạch nhiều bệnh tật.
- Thiên Tướng gặp Đà La – Thiên Mã đồng cung: Có tài sản, nhà cửa nhưng dù đẹp đến đâu cũng không hài lòng.
Cung Quan Lộc
- Thiên Tướng tọa cung Sửu – Mùi – Tỵ – Hợi: Theo nghề văn hay nghề võ đều tốt, một đời phú quý, hưởng lương lộc từ nhà nước. Thích hợp làm các nghề về chính giới, về dược lý hay y học.
- Thiên Tướng gặp Liêm Trinh: Có sự nghiệp thành đạt, cơ nghiệp phát triển, phú quý, giàu sang.
- Thiên Tướng ở Mão – Dậu: Con đường quan lộc không thuận lợi, sự nghiệp trắc trở, thất bại.
- Thiên Tướng gặp Tử Vi: Sáng lập cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng. Giàu có nhưng không danh giá vì bản tính bất trung bất hiếu.
- Thiên Tướng có Vũ Khúc – Phá Quân vây chiếu: Con đường quan lộc lên xuống thất thường, không thích hợp làm việc chính trị.
Cung Nô Bộc
- Thiên Tướng thủ cung Nô Bộc: Vì Thiên Tướng là có tính nhiệt tình, chính nghĩa nên gặp được nhiều người bạn chân chính, người thuộc cấp trung thành, ủng hộ.
- Thiên Tướng gặp Liêm Trinh: Khi còn trẻ không gặp được thuộc cấp đắc lực, trung thành chỉ khi về già mới gặp được thuộc cấp làm việc tốt, trợ lực mạnh.
- Thiên Tướng gặp Lộc – Quyền – Khoa – Tồn hội chiếu: Được tiếp ứng, tương trợ đắc lực và có thể trông cậy từ những bằng hữu, nô bộc.
- Thiên Tướng gặp Tử Vi hội chiếu: Có bạn bè tốt để trông cậy, người dưới quyền tài giỏi nhưng rất mực trung thành.
- Thiên Tướng có Địa Không – Địa Kiếp – Đại Hao hội chiếu: Là người giỏi về ngoại giao nên có nhiều mối quan hệ, tuy nhiều nhưng không gặp được bạn bè tri kỷ, người thuộc cấp không bất trung, bất nghĩa, bất lương.
Cung Thiên Di
- Thiên Tướng trấn tọa cung Sửu – Mùi – Tỵ – Hợi: Có quý nhân phù trợ, muốn phát triển phải rời xa quê hương, thích đi du ngoạn, du lịch.
- Thiên Tướng hội Tử Vi và Thiên Tướng hội Vũ Khúc: Phải rời xa quê hương thì mới dễ phát tài, phát lộc, nếu ra nước ngoài thì càng dễ phát triển hơn.
- Thiên Tướng gặp Liêm Trinh: Là người siêng năng, có nỗ lực, thích bận rộn để đạt được thành công. Thường phải rời xa gia đình, đi công tác, đi du lịch.
- Thiên Tướng có Tử Vi đồng cung: Là người danh giá, vinh hiển, có địa vị cao trong xã hội, được ngưỡng mộ.
- Thiên Tướng có Vũ Khúc – Phá Quân vây chiếu: Nên nhẫn nại để đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp.
- Khi Thiên Tướng gặp phải Địa Không – Địa Kiếp – Đại Hao – Kiếp Sát: Cuộc đời bấp bênh nhiều sóng gió, tha hương cầu thực.
Bài viết trên là tổng hợp những thông tin về sao Thiên Tướng mà quý độc giả đang tìm đọc. Hy vọng những thông tin mà https://copsolution.vn cung cấp có thể phần nào giúp bạn xác định được số mệnh và có những hướng đi, quyết định đúng trong cuộc sống. Hãy luôn ủng hộ và phản hồi để chúng tôi có thể hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất nhé!
Luận giải chi tiết về Sao Cự Môn
Sao cự môn là gì?
Phương vị: Bắc Đẩu Tinh
Tính – Hành: Âm Thuỷ
Loại: Ám Tinh
Đặc tính: Thị Phi – Ngôn ngữ
Tên gọi tắt: Cự
Sao cự môn là một chính tinh đứng thứ 4 trong chòm sao Thiên Phủ, là sao thứ 2 trong chòm Bắc Đẩu Tinh, chủ về minh tranh ám đấu, thị phi, mờ ám nên có tên gọi khác là Cách Giác Sát.
Sao cự môn có 2 tính chất đặc biệt là “Khẩu thiệt thị phi” và “Minh tranh ám đấu”:
- “Khẩu thiệt thị phi”: Thường hay phải dính vào những chuyện liên quan đến lời ăn tiếng nói, chuyện tranh cãi về khẩu ngữ, những thị phi, đúng sai của cuộc sống. Tuy nhiên, đây không hẳn là đặc tính xấu vì tuỳ vào trường hợp như làm về tranh luận, thương trường, luật sư biện hộ, cần đến tài ngôn ngữ thì “Khẩu thiệt thị phi” quả là một đức tính cần thiết.
- “Minh tranh ám đấu”: Với tài khẩu ngữ khéo léo, hùng biện linh hoạt, thì đặc tính tranh giành, đấu đá nhau quyết liệt như này cũng là điều dễ hiểu. Khi xảy ra chuyện thường không nhân nhượng mà háo thắng và quyết tuyệt tranh đấu đến cùng nên dễ mang tiếng thị phi.
Người được sao cự môn chiếu mệnh có khuôn mặt chữ điền, vuông dài, thân hình trắng trẻo, mập mạp, mắt lộ.
Chủ sự sao cự môn có tính đa nghi, mưu mẹo, thích lật lọng, không trọng chữ tín, ưa gian trá, dối lừa người khác, hay khoác lác, tham lam ích kỷ, có tài nhưng vô đức, đố kỵ. Tuy nhiên, người thủ mệnh Cự Môn thường thông minh, có tài ăn nói, khoé léo, hài hước, tinh vi trong nhìn nhận và phán xét.
Sao cự môn nằm ở vị trí nào?
- sao cự môn tọa trấn Miếu Địa tại 2 cung Mão – Dậu: Là người mưu trí, thông minh giỏi thuyết phục người khác, có tài hùng biện, lời nói dứt khoát, khéo léo.
- Cự Môn trấn thủ Vượng Địa tại Tý – Dần – Ngọ: Là người nhân hậu, có khả năng phán xét tinh tế, xảo diệu.
- sao cự môn an tại Đắc Địa ở cung Thân – Hợi: Có năng khiếu về chính trị, ngoại giao, vận động mọi người, là người có thủ đoạn về tổ chức và lãnh đạo quần chúng.
- Cự Môn lạc Hãm Địa tại cung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi – Tỵ: Là người quyết tuyệt, điêu ngoa, đố kỵ, tham lam, kém thông minh nhưng lại khoác lác, hay tranh chấp, cãi vã.
Sao cự môn hợp với những sao nào?
sao cự môn hợp với sao nào
- Cự Môn và Thái Dương đồng cung, hội chiếu (đặc biệt đồng cung ở Dần – Thân): Giàu có, vinh quang, hiển hách suốt từ đời ông, cha đến đời mình (3 đời).
- sao cự môn và sao Thiên Cơ: Ở Mão – Dậu thì làm quan cao chức lớn, đại phú đại quý. Ở các tuổi Ất – Tân – Bính – Kỷ thì thịnh vượng, phát đạt, tài lộc vô kể, sang quý mọi mặt.
- Có thêm Đại Hao, Tiểu Hao: Cuộc đời giàu sang và đầy quyền lực, danh tiếng vang xa nhưng lại ăn xài hoang phí, phóng túng vô độ.
- Cự Môn và Hoá Khoa: Ở Thìn – Tuất là người có khả năng hùng biện, thuyết khách, tài năng về khẩu ngữ.
- Cự Môn và Tả Phụ – Hữu Bật tọa thủ tuổi Tân, mệnh tại Tứ Mộ: Cuộc sống khá giả, giảm bớt những nạn tại gặp phải.
Sao cự môn kỵ với những sao nào?
- sao cự môn lạc Hãm Địa, gặp Kình Dương và Đà La: Mắc bệnh khó chữa, bệnh nan y, có sức khoẻ yếu ớt. Mắc kiếp trộm cướp, ăn chơi đàn đúm.
- Cự Môn gặp Hỏa Linh: Là cặp sao xấu nhất, cuộc đời phải chết thảm thương.
- Bộ bốn Cự Môn – Kình Dương – Đà La – Hỏa Linh: Giỏi về nấu nướng nhưng tay chân không lành lặn, bị phỏng, tự tử bằng treo cổ hoặc tự trầm.
- Cự Môn tọa cung Tý – Ngọ có Lộc Tồn đồng cung: Có ý chí nhưng không gặp thời điểm thích hợp, có đầu tư vào việc học, lại có tài năng nhưng không có đất dụng võ.
- Cự Môn ở Tý – Hợi gặp Lộc Tồn đồng cung: Có ước vọng và chí hướng cao vời nhưng bất toại chí.
- Cự Môn – Tham Lang – Đại Hao – Tiểu Hao và Cự Môn – Tham Lang – Thiên Riêu: Mệnh thất nghiệp, gặp nhiều chuyện phiền nhiễu quấy phá tâm trí, gặp sai phạm khi làm việc, bị kiện thưa hoặc tù tộ.
- Mệnh nữ Cự Môn gặp Hoá Kỵ: Là người không bảo toàn trinh tiết, là đàn bà thì lăng loàn.
Ý nghĩa sao cự môn ở các cung
Cung Mệnh
- Cự Môn an tọa tại cung Tý – Ngọ: Là người có tài năng thiên phú, có nghị lực, thông minh, có đầu óc. Làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, được cấp trên tin cậy. Có thân thể tráng kiện, khôi ngô, tuấn tú. Thích hợp làm việc về nghiên cứu học thuật và pháp luật.
- Cự Môn tọa thủ cung Thìn – Tuất – Tỵ – Hợi: Là người nông nổi, qua loa thiếu nhẫn nại, không quyết đoán, tính hay do dự, sợ sệt, thiếu khí phách.
- Nếu có thêm Lục Sát thì số yểu mệnh, sống bất chấp lý lẽ. Có thêm Hoả Linh là số chết xa quê hương.
- Cự Môn gặp Sao Thiên Đồng tại Sửu – Mùi: Mệnh số vất vả, cơ cực, cuộc đời thị phi, tranh chấp, kiện tụng với người khác nhưng thất bại.
- Cự Môn hội Thái Dương ở Dần: Thuận lợi về đường công danh sự nghiệp, danh tiếng vang xa, quan lộc và tài bạch thuận lợi, phất cao.
- Cự Môn hội Thái Dương đồng cung Thân: Không có tính nhẫn nại, nôn nóng, nghị lực kém, làm việc trước siêng năng sau lười biếng. Tính tình ba phải, không cân nhắc suy nghĩ nên thích hợp làm giáo viên hay công chức nhà nước.
- Cự Môn hội Thiên Cơ: Nếu khá giả thì số đoản mệnh, chết sớm. Nếu nghèo khổ thì số thọ, sống lâu. Nên coi trọng sức khoẻ đặt trên tiền tài và danh vọng. Cuộc đời không hoàn hảo, gia đạo lụn bại và hưng thịnh bất thường.
Cung Phụ Mẫu
- Khi sao cự môn tọa trấn cung Phụ Mẫu: Dù sao cự môn nằm ở vị trí nào, đắc địa hay hãm địa thì cha mẹ cũng không hoà thuận, thường tranh cãi, gia trạch không yên.
- Cự Môn thủ tại Cung Tý – Ngọ – Hợi: Cha mẹ giàu có, nhiều của cải nhưng không hợp tính với con cái, thường bất đồng quan điểm.
- Cự Môn an tại cung Thìn – Tuất – Tỵ: Cha mẹ không sống cùng nhau, ly thân, ly dị hoặc cha hay mẹ mất sớm.
- Cự Môn gặp Thiên Cơ hay Thiên Đồng đồng cung: Song thân song toàn, phụ mẫu đầy đủ.
- Cự Môn gặp Thiên Cơ tại Mão – Dậu: Chỉ thích hợp làm con được nhận nuôi vì có số khắc cha khắc mẹ.
- Cự Môn hội Thái Dương đồng cung tại Thân – Dần: Cha mẹ có phúc thọ lâu dài, giàu có, khá giả, hỗ trợ con cái phát tài.
Cung Huynh Đệ
- sao cự môn ở cung Tý – Ngọ: Anh em thường có 2 người, thường bất hoà, cãi vả, tranh chấp, tình cảm không mấy tốt đẹp.
- Cự Môn ở Thìn – Tuất: Anh em sớm xa cách, sống phân ly. Có thêm Thất Cát thì anh em xung khắc nhau.
- Cự Môn hội Thiên Cơ: Anh em có âm mưu, tâm cơ, sớm ly tán mỗi người một nơi.
- Cự Môn gặp Thiên Đồng: Có huynh đệ kết nghĩa nhưng sớm tranh chấp, trở mặt thành thù.
- Cự Môn có Địa Không – Địa Kiếp – Đại Hao hội chiếu: Thường bị anh em lợi dụng, bóc lột, không được đối xử thật tâm.
- Cự Môn có Tứ Sát – Âm Sát – Cô Thần – Quả Tú hội chiếu: anh em bất hoà, xung đột, tranh chấp, thị phi.
- Cự Môn gặp Hoá Kỵ: Anh em gặp tai nạn, bệnh tật, thương vong, phá gia, tù tội.
Cung Phu Thê
Mệnh nam của sao cự môn nên kết hôn với người đối ngẫu bằng hoặc nhỏ tuổi hơn (ít nhất là 10 tuổi) càng nhỏ tuổi hơn thì hôn nhân càng hạnh phúc, viên mãn, người vợ đảm đang, giỏi nội trợ nhưng thường có tính càm ràm. Kết hôn với người gần bằng tuổi thì hôn nhân bất hoà, dễ ly tán, thường cãi nhau vì chuyện tiền bạc, buồn phiền và tổn thương khó hàn gắn.
Nữ mệnh thì nên kết hôn với người đối ngẫu lớn tuổi hơn (khoảng 20 tuổi) sẽ được chìu chuộng, sống hưởng thụ, viên mãn, vợ chồng thuận hoà, hạnh phúc. Gặp được trượng phu tài giỏi, khôn ngoan, có quyết đoán, khí phách nhưng lại có tính hay ghen.
- Khi sao cự môn ở cung Tý – Ngọ: Vợ chồng được ca tụng là trai tài gái sắc, vinh hiển, phú quý nhưng lại bất hoà.
- Cự Môn tại Thìn – Tuất – Tỵ – Hợi: Vợ chồng xung khắc, phân ly, tái giá nhiều lần hoặc có thể người phối ngẫu chết trước.
Cung Tử Tức
- Cung Tử Tức có sao cự môn: Được người thân phụ giúp, tương trợ, con cái sống xa cha mẹ, bất hoà, xung khắc nhưng lại làm ăn khá giả, phát đạt.
- Khi sao cự môn và sao Thiên Cơ đồng cung: Có con riêng, con dị bào, không cùng cha mẹ hoặc xin con người khác về nuôi dưỡng.
Cung Tài Bạch
- sao cự môn an tại cung Tý – Ngọ – Tỵ – Hợi: Làm ăn thiện lương, phát tài nhờ vào tài ăn nói, kiếm tiền trong thời loạn, giỏi về vận dụng trí tuệ và thời thế.
- Cự Môn hội Thiên Cơ: Nên có nghề tay trái, tay phải để tích tụ tiền tài, gặp được nhiều mối làm ăn hời. Lúc đầu tài sản ít, sau làm ăn tích trữ thành nhiều, hưng thịnh. Nên làm về kinh thương, đất đai, nhà cửa, xây dựng.
- Cự Môn đồng cung Thái Dương: Chủ sự giàu sang, khá giả, làm ăn nhanh chóng, dễ dàng, tiền tài vô kể.
- Cự Môn đơn thủ Thìn – Tuất: Tiền tài lên xuống thất thường, không ổn định, hay túng thiếu và có sự tranh chấp, thưa kiện về tiền tài, của cải.
Cung Tật Ách
- Cung Tật Ách có sao cự môn: Lúc nhỏ bệnh nổi mụt mụn, mụt nhọt, lớn lên thường mắc bệnh về đường tiêu hoá hoặc bệnh ở hạ bộ.
- Cự Môn tọa cung Tý – Ngọ – Tỵ – Hợi: Thường hay bệnh về dạ dày hoặc tiêu hoá. Ngoài ra, còn dễ mắc bệnh về da liễu như dị ứng, dị ứng phấn hoa.
- Thêm Lục Sát thì thường mắc bệnh về gan và tiết niệu, bệnh tình dục. Thêm Hoá Kỵ thì dễ bệnh về thính giác và thị giác.
- Cự Môn ở Thìn Tuất: Mắc bệnh về hệ thống tiêu hoá, tuỵ và nội tạng, bệnh ngoài da.
- Cự Môn hội Thái Dương: Cả đời an khang, mạnh khoẻ, phúc thọ lâu bền. Không mắc bệnh nghiêm trọng.
- Cự Môn và Thiên Cơ đồng cung: Thường bệnh về huyết áp, khí huyết, bệnh tim và bệnh về đường ruột, dạ dày.
Cung Phúc Đức
- Khi sao cự môn độc thủ ở cung Tý – Ngọ – Hợi: Gia trạch có phúc lộc và tuổi thọ lâu dài, gia đình sang quý, phát tài phát đạt. Nhưng mệnh vất vả.
- sao cự môn hội Nhật tinh đồng cung: Họ hàng vinh hiển, phú quý, được hưởng phúc thọ an khang. Làm việc cẩn trọng, có hoài bảo, có lý tưởng, một đời hưởng phúc lộc.
- Cự Môn đơn thủ tại Thìn – Tuất – Tỵ: Họ hàng phân ly, phá tán, sống xa cách, phiêu bạt. Cuộc đời cơ cực, phúc thọ kém.
- Cự Môn đồng cung Thiên Cơ: Họ hàng giàu sang, thịnh vượng. Lúc còn trẻ phải sống khó khăn, vất vả nhưng hưng vượng khi về già.
- Cự Môn hội Thiên Đồng: Họ hàng sống xa nhau, phân ly, hay gặp nạn tai, không sống thọ.
Cung Điền Trạch
- Cự Môn an tại Thìn – Tuất – Tỵ: Nhà đất đều có nhưng số lượng không lớn, có phát sinh tranh chấp nhà cửa, đất đai.
- Cự Môn tại Tý – Ngọ – Hợi: Tạo lập cơ nghiệp, mua sắm bất động sản bằng tự tay bản thân. Thường phát tài bất ngờ nhờ vào đất đai, nhà cửa.
- sao cự môn ở cung Mão – Dậu: Có nhiều đất đai, nhà cửa, có khả năng xảy ra tranh chấp về bất động sản.
- Cự Môn hội Thiên Đồng đồng độ: Lúc trẻ không có nhiều sản nghiệp, khi về già có chút ít đất đai.
- Cự Môn gặp Thái Dương đồng cung tại Dần – Thân: Được ông cha, tổ tiên để lại nhiều cơ nghiệp đồng thời tự tay tạo dựng nhiều sản nghiệp có giá trị.
- Cự Môn hội Thiên Cơ: Gia đình phá sản rồi mới xây dựng cơ nghiệp lại hưng vượng.
Cung Quan Lộc
- Khi sao cự môn ở Tý Ngọ: Thích hợp với các công việc ở doanh nghiệp, các ngành về kỷ luật như quân nhân, làm luật sư hoặc thẩm phán. Ngoài ra, có thể làm các ngành về xuất bản, có số làm người lãnh đạo, dễ thăng quan tiến chức.
- Cự Môn an tại Thìn Tuất: Có tài về lý lẽ, biện luận nhưng thường mắc phải thị ph trên con đường sự nghiệp. Đường quan lộc lúc đầu trắc trở, về sau phát đạt.
- Cự Môn hội Thiên Đồng: Trong công việc khá nông nổi và nóng tính nên dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp với đối tác hay đồng nghiệp. Lúc còn trẻ sự nghiệp chênh vênh, về già mới thành công muộn.
- Cự Môn và Thái Dương đồng cung: Ở Dần thì có danh trước có tiền tài, sự nghiệp ổn định, hưởng lương từ nhà nước. Ở Thân thì sự nghiệp gặp nhiều trắc trở, công việc không ổn định, thường có nhiều lý do mà phải nghỉ việc.
- Cự Môn hội Thiên Cơ: Sự nghiệp tốt đẹp, lúc đầu suy tàn sau trở nên hưng thịnh.
Cung Nô Bộc
- Khi sao cự môn tọa trấn cung Nô Bộc: Bị bạn bè và người thuộc cấp, người dưới quyền hãm hại, nói xấu sau lưng, làm ơn mắc oán, mắc chuyện thị phi không đáng có.
- Cự Môn gặp Thiên Cơ: Người dưới quyền, bạn bè trước mặt phục tùng, trung thành, sau lưng phản bội, hãm hại, chống lại.
- Cự Môn và Thái Dương đồng cung: Đối tốt với người dưới quyền và bạn bè nhưng nhận lại oán hận, bội bạc, phản pháo.
- Cự Môn gặp Thiên Đồng: Lúc còn trẻ không gặp được thuộc cấp trung thành tương trợ nhưng gặp được người dưới quyền đắc lực hỗ trợ lúc về già.
Cung Thiên Di
- sao cự môn tại cung Tý – Ngọ: Ra ngoài làm việc phải khổ cực, lao lực, gặp nhiều khó khăn, bị người khác hiếp đáp, bất đồng dẫn đến cãi cọ.
- Cự Môn gặp Thiên Đồng: Phải lưu lạc xa quê, gặp nhiều lao tâm khổ tứ, khó khăn không kể hết.
- Cự Môn đồng độ Thái Dương: Cuộc sống trắc trở, gian truân, gặp nhiều vất vả, nên sống yên lặng để cuộc đời nhẹ nhàng hơn.
- Cự Môn hội Thiên Cơ: Càng bận rộn càng gặp được nhiều cát lợi, tài lộc, nên làm ăn buôn bán bên ngoài để được khá giả.
- Cự Môn ở cung Thìn – Tuất – Tỵ – Hợi: Ra ngoài làm ăn gặp điều tiếng, thị phi, chuốc lấy phiền não, ai oán không đáng có.
Qua quá trình tìm kiếm và tích góp https://copsolution.vn đã tổng hợp được những thông tin chính xác về sao cự môn. Hi vọng rằng đây sẽ là những thông tin giá trị mà quý độc giả đang tìm kiếm. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp những bài viết chi tiết về tử vi học nói chung và 14 chính tinh nói riêng, rất mong nhận được sự ủng hộ và những phản hồi tích cực từ quý độc giả.
Những đồ thờ bắt buộc phải có trong nhà thờ họ
Mỗi nhà thờ họ lại có một phong tục thờ cúng khác nhau và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Vì lẽ đó, những phong tục này là bất di bất dịch. Chúng bắt buộc con cháu đời sau phải tuân theo.
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết về những đồ thờ thiết yếu, bắt buộc phải có mặt trong nhà từ đường. Tôi hy vọng những thông tin này sẽ mang hình ảnh từ đường- nét đẹp văn hóa đến gần hơn với quý độc giả!
Bàn thờ tổ hai cấp hoặc ba cấp
Trong gia đình ở Việt Nam, bàn thờ tổ thường được bố trí gồm hai cấp, đôi khi là ba cấp. Những bàn thờ nhị cấp, tam cấp này thích hợp đặt trong những nơi có diện tích nhỏ.
Đối với bàn thờ tam cấp, tổng thể bàn thờ có ba bậc. Mặt chính là mặt có diện tích lớn nhất, sau đó là hai mặt nhỏ được thiết kế theo dạng tầng. Diện tích mỗi mặt tùy thuộc vào yêu cầu của người mua. Và diện tích sâu thường gặp là 22- 33cm.
Đối với bàn thờ nhị cấp thì cấp một ở ngoài cùng, cấp hai là gồm có một bàn án hành hoặc một chiếc kệ cao. Phần cổ có thể đi viền bằng những hoa văn gần gũi như hoa, lá nhưng vẫn tôn lên vẻ sang trọng, trang nghiêm.
Tuy nhiên, dù là bàn tam cấp hay nhị cấp thì bàn thờ tổ cần đảm bảo những yếu tố cơ bản như bàn thờ gồm 4 chân, chạm khắc một số họa tiết (nếu có), phần yếm được trang trí bởi các hoa văn như tứ quý, tứ linh, phần mặt bàn phải nhẵn, trơn để thuận tiện đặc đồ thờ cúng.
Hoành phi câu đối
✅✅✅ Xem thêm : Tổng hợp những câu đối hay nhất
Ngoài bàn thờ tổ, ở một số từ đường, ta còn thấy những bức tranh hay còn gọi là hoành phi treo ở hai cột nhà. Những câu đối được khắc trên những bức hoành phi đều là những câu đối mang ý nghĩa biết ơn, thành kính đối với ông bà, tổ tiên.
Hoành phi là một tấm bảng nằm ngang, một bức thư họa bên trên có viết những chữ Hán Nôm. Trên những bức hoành đó thường được khắc những câu đối. Câu đối là một thể loại văn biền ngẫu, xuất phát từ Trung Quốc.
Để người nhìn dễ quan sát đồng thời tạo sự cân đối cho từ đường mà hoành phi được treo hơi nghiêng về phía trước và ở vị trí cao nhất trong từ đường. Tuỳ thuộc vào từng gia tộc và dòng họ mà có thể lựa chọn số lượng hoành phi treo tại không gian thờ khác nhau nhưng thông thường thì dùng hai, ba bức trong cùng một không gian thờ. Tấm hoành phi quan trọng nhất được treo chính giữa và khắc ghi: “(Họ của gia tộc) + tộc từ đường”.
Hoành phi có thể là hình chữ nhật, hình ô van hay đa dạng hơn là hình cuốn thư, dạng chiếc khánh,…. với chất liệu bằng gỗ bền lâu và chắc chắn, được sơn son thiếp vàng. Thường được trang trí với mẫu mã truyền thống như hình bốn loài linh vật – long, lân, quy, phụng hay tứ thời – mai, lan, cúc, trúc. Có những dòng họ ưa thích văn thì sẽ dùng quyển sách hay cây bút để trang trí, còn dòng dõi thích võ thì sẽ dùng hình ảnh thanh gươm…
Hoành phi mang một vẻ đẹp trang trọng, hoành tráng. Người Việt xưa luôn có truyền thống tặng chữ trong một số dịp lễ quan trọng và treo chữ trong nhà. Vì vậy, ngày nay, những bức hoành này không còn xa lạ với người Việt Nam nữa.
Một số câu thường được ghi trên các bức hoành phi như Vạn cổ anh linh – Muôn thủa linh thiêng, Đức Lưu quang – Đức độ toả sáng, Phúc mãn đường – Phúc đầy nhà, …. hay ngắn gọn hơn là Gia hòa vạn sự hưng, Hiếu Đức Trung Nhân, …
✅✅✅ Xem thêm : Vì sao không lên di chuyển bát hương
Ngai thờ, khám thờ
✅✅✅ Xem thêm : Có bao nhiêu loại bài vị
Ngai thờ được đặt chính giữa bàn thờ và ở phía trong cùng. Ngai thờ thường được làm từ gỗ sơn thếp được mài giũa tinh tế hoặc làm từ đồng. Vì nhà thờ tổ được gìn giữ qua nhiều thế hệ nên ngai thờ phải đảm bảo làm từ nguyên vật liệu bền chắc, chống được khắc nghiệt của thời tiết cũng như một số điều kiện không thuận lợi làm hư hỏng ngai thờ.
Ngày nay, ngai thờ có nhiều mẫu mã đa dạng để lựa chọn nhưng đa số thị yếu người tiêu dùng đều chọn những mẫu ngai thờ đơn giản nhưng vẫn tôn lên vẻ đẹp tỉ mỉ, trang trọng.
Khám thờ cũng tương tự như ngai thờ nhưng nó có một điểm khác biệt cơ bản với ngai thờ. Khám thờ được thiết kế có cửa mở/đóng bên trong là nơi đặt linh vị của ông bà, tổ tiên.
Bát hương
Bát hương là một vật dụng cực kì quan trọng, không thể thiếu vắng ở mọi bàn thờ nào chứ không riêng gì bàn thờ tổ.
Bát hương là một vật dụng để cắm hương, đốt hương hay trầm để phục vụ cho việc cúng kiếng. Lư hương thường làm bằng đồng, đá, hoặc gốm với nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
Bát hương có chung một ý nghĩa, đó là nơi mà các thần linh, tổ tiên giáng xuống chứng giám được lòng thành.
✅✅✅ Xem thêm : Một bàn thờ có mấy loại bát hương
Cây gia phả
Gia phả hay còn có tên gọi khác là gia phổ là một quyển sách ghi chép đầy đủ các thông tin cần thiết như tên tuổi, ngày tháng năm sinh, ngày giỗ, … của người trong cùng một gia đình hay một họ. Thỉnh thoảng, ta có thể thấy một số người gọi gia phả là phổ kí hay phổ truyền. Gia phả có thể được xem như là một quyển kí ghi chép lại lịch sử của gia đình từ thời điểm của người sáng lập họ tính tới thời điểm hiện tại.
Ngày xưa, trong triều đình cũng đã xuất hiện cây gia phả. Họ thường gọi gia phả với cái tên trang trọng hơn là ngọc phả hay thế phả. Lúc mới đầu, gia phả chỉ xuất hiện trong Hoàng tộc cùng giới quan lại. Giai cấp tri thức này rất “chuộng” cây gia phả bởi những tiện ích của nó mang lại rồi cứ thế lan rộng dần ra và phổ biến trong khắp cả nước. Và, điều này giúp cho cây gia phả vẫn tồn tại đến ngày nay.
Với ảnh hưởng của đạo Khổng tử, ông coi trọng nguồn cội, luôn nhắc nhở mọi người biết “uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn lập, dựng, giữ của ông bà, tổ tiên. Đặc biệt, ông rất quan tâm đến chữ Trung, chữ Hiếu của con người nên việc ghi chép gia phả đã sớm trở thành một phần không thể thiếu ở bất cứ dòng tộc nào.
Nhà thờ họ nào cũng cần phải có cuốn sổ ghi chép họ tên chức tước ngày tháng sinh tử của tổ tông. Gia phả có thể để trực tiếp tại nhà thờ, hoặc cũng có nhà in phát ra cho các chi tùy theo mỗi gia đình. Nếu cây gia phả được sao lưu thì cần phải đảm bảo sao lưu giống hoàn toàn bản gốc, không có chỉnh sửa.
Tuy quyển sách không phải là tiểu sử chi tiết về từng người nhưng nó bao gồm đầy đủ các thông tin cần có để con cháu ghi nhớ, dựa vào đó mà biết công ơn của ông bà, tổ tiên cũng như thuận buồm xuôi gió mà cúng giỗ suôn sẻ.
✅✅✅ Xem thêm : Nhà hờ họ bằng bê tông giả gỗ đẹp
Một số đồ thờ quan trọng khác
Ngoài những đồ thờ được đề cập ở trên, một bàn thờ hoàn chỉnh cần có các đồ thờ không kém phần quan trọng khác như bộ đèn nến, bình hoa, mâm quỳ, mâm bồng, đài rượu, đài nước, hộp trầu…
Nói tóm lại, từ đường, nhà thờ họ là một nét văn hóa truyền thống chưa bao giờ bị mai một, là “cội rễ” của người Việt, là điểm tựa tinh thần của hiện tại từ quá khứ, là nơi gắn kết các thế hệ cháu con để cùng phát huy những giá trị tốt đẹp của họ tộc, góp phần đưa văn hóa Việt ngày càng lan tỏa sâu rộng. Những đồ dùng nêu trên là những thứ thiết yếu mà bất kì bàn thờ họ nào cũng cần đảm bảo. Ngoài ra, ở một số bàn thờ khác cũng có thêm hoặc bớt một số vật dụng tùy theo tập tục của mỗi dòng họ. Nhưng dù có những vật dụng nào đi chăng nữa thì bàn thờ vẫn phải đảm bảo tính trang nghiêm, trân trọng vốn có của chúng.
Hy vọng bài viết này của copsolution có ích cho quý độc giả.
Luận giả chi tiết về Sao Thiên Cơ
Sao thiên cơ là gì?
- Phương vị: Nam Đẩu Tinh
- Tính: Âm
- Hành: Mộc
- Loại: Thiện Tinh, Thiện Tú
- Đặc tính: Phúc thọ, Huynh đệ
- Tên gọi tắt: Cơ
Sao thiên cơ là một trong 14 chính tinh, trong chòm sao tử vi đứng thứ hai (sau Tử Vi). thiên cơ là Thiện tinh thường nhạy cảm với sát tinh. Chủ sự sao thiên cơ là người tinh tế và cư xử khéo léo, dẻo dai, bền bỉ, thích nghi với mọi hoàn cảnh.
thiên cơ mang tính chất đặc trưng của một cát tinh. Người được sao thiên cơ chiếu mệnh thường có lòng nhân ái, vì chính nghĩa, có khiếu trong lĩnh vực tôn giáo và học thuật. Họ là người có tài, thông minh, cơ trí nhờ đó có năng lực và sự sáng tạo, giỏi phân tích, linh hoạt.
Tuy nhiên, tính tình hay thay đổi, không kiên quyết, dễ bị ảnh hưởng bởi bên ngoài. Sống ảo tưởng, sống ảo, không thực tế.
Sao thiên cơ nằm ở vị trí nào?
- thiên cơ tọa trấn Miếu Địa có cung Mão – Thìn – Dậu – Tuất: Thường là người có tài năng, linh hoạt, nhã nhặn và uyên thâm, khéo léo.
- thiên cơ tọa trấn Vượng Địa có cung Tỵ – Thân: Là người đa mưu túc trí, hoạt bát, năng động, có nhiều tài nghệ.
- thiên cơ tọa trấn Đắc Địa có cung Tý – Sửu – Ngọ – Mùi: Là người dễ thích nghi trong mọi hoàn cảnh, cơ trí khôn lường, lễ độ, nho nhã.
- thiên cơ tọa trấn Hãm Địa có cung Dần – Hợi: Thường những người thuộc cung này có tính đa nghi, gian manh, xảo quyệt hay ghen tuông, bất chính.
Sao thiên cơ hợp với sao nào?
- thiên cơ, Thiên Lương ở Thìn – Tuất: Có nhiều tài nghệ, túc trí đa mưu. Là người đức độ, vừa giàu sang, vừa tôn quý.
- Sao thiên cơ và sao Cự Môn ở cung Mão – Dậu: Rất giàu có, phú quý, sự nghiệp vang danh, bền vững.
- Ở nữ mệnh khi Cơ – Vũ – Hồng: Khéo léo, đảm đang, thích hợp làm nghề may vá, các tú hồng, nữ công.
- thiên cơ, Nguyệt Đức, Thiên Đồng, Thiên Lương ở tại Đắc Địa: Bậc hiền triết, đức độ, nho phong xuất sắc.
Sao thiên cơ kỵ những sao nào?
- thiên cơ gặp sát tinh đồng cung: Cuộc sống trắc trở, bất lương, thường bị trộm cướp, mất mác của cải.
- thiên cơ, Thiên Lương tại Thìn – Tuất gặp Tuần Triệt, sát tinh: Con đường đời đầy trắc trở, truân chuyên, có chí hướng lớn, có thể hướng tu hành. Gặp thêm Kình – Linh – Đà – Hoả, được Tướng xung chiếu, có thể làm thầy tu hay người trong giang hồ, tu sĩ.
- Cơ Nguyệt đồng cung ở Dần – Thân hội họp Xương Riêng: Là người theo khuynh hướng dâm đãng.
Ý nghĩa sao thiên cơ ở các cung
Ý nghĩa của sao Thiên Cơ ở Các Cung
Cung Mệnh
Khi sao thiên cơ ở cung mệnh tại Ngọ: Thông minh, cơ trí, có nhiều mưu kế cao thâm. Cách xử sự khéo léo, linh hoạt, ngoại giao giỏi, tính cách ôn nhu, hoà nhã. Thích hợp tham gia bàn lược mưu đối với mệnh nam, với nữ giỏi nội trợ.
thiên cơ hội Cự Môn: Cuộc đời không vẹn toàn, giàu tiền tài thì nghèo sức khỏe, tiền tài ít thì sức khỏe nhiều. Nên đặt sức khoẻ lên trên tiền tài.
thiên cơ gặp Thiên Lương: Là người sống thọ, có phúc trạch lâu bền. Có tài năng, nên làm luật sư, thầy thuốc hay giữ chức vụ trong cơ quan, nhà nước.
thiên cơ gặp Kình Dương, Đà La, Hoá Kỵ, Cự Môn: Người có tài năng ăn nói, nhờ vào sự khéo léo trong ngôn từ để kiếm tài lộc.
Cung Phụ Mẫu
- Khi sao thiên cơ tọa thủ cung Tỵ – Ngọ – Mùi: Có cha mẹ song toàn, giàu có, có của cải.
- thiên cơ trấn Tý – Sửu – Hợi: Phụ mẫu có gianh cảnh bình thường. Tuy nhiên không hoà hợp với con cái, cha mẹ nuôi hoặc cha mẹ có tái giá.
- thiên cơ hội Thái Âm đồng cung: Phụ mẫu tương đối có điều kiện khá giả. Tuy nhiên thiên cơ gặp Thái Âm tại Dần thì mối quan hệ của cha mẹ và con cái có sự xa cách.
- thiên cơ và Thiên Lương đồng cung: Phụ mẫu phúc thọ lâu dài, giàu sang, phú quý.
- thiên cơ hội Cự Môn đồng cung: Gia trạch thiếu hoà khí, hay xảy ra xung đột, cha mẹ không hòa thuận, hạnh phúc.
Cung Huynh Đệ
thiên cơ tọa thủ cung Huynh Đệ: Chủ sự có ít anh chị em hoặc là con duy nhất trong nhà. Anh em yêu thương, hoà thuận nếu nhập Miếu, nếu lạc Hãm địa anh em tranh chấp, trở mặt.
thiên cơ an tại Dần – Thân –Tỵ – Hợi: Chủ sự sống cô đơn, anh em xa cách, không hoà thuận.
thiên cơ gặp Thái Âm đồng cung, thêm Lộc Tồn – Thiên Vũ: Anh chị em xung khắc, tranh đoạt tài sản, khó nhìn mặt nhau.
Cơ gặp Tả – Hữu – Xương – Khúc – Việt: Có anh em đông đúc, hoà thuận, trợ giúp, chiếu cố lẫn nhau cùng phát triển.
thiên cơ hội Tứ Sát, Địa Không, Địa Kiếp, Hoá Kỵ: Không có ae, thân cô độc hoặc ly tán với huynh đệ, chủ sự yếu kém, hay bệnh tật, suy nhược.
Cung Phu Thê
- Khi thiên cơ tọa trấn cung Mùi – Tỵ – Ngọ: Nếu là mệnh nữ sẽ phối ngẫu với người lớn tuổi hơn, nam mệnh sẽ lấy được vợ trẻ, đẹp. Kết hôn sớm, đời sống hôn nhân hoà thuận, hạnh phúc.
- thiên cơ an cung Hợi – Tý – Sửu: Gia đạo chậm chạp, phu thê bất hoà, xung khắc nhau.
- Sao thiên cơ gặp sao Thiên Lương đồng cung: Gia đạo hưng vượng, vợ chồng yêu thương, hảo hợp, thường được làm mai hoặc là quen biết từ trước.
- thiên cơ gặp Cự Môn đồng cung: Vợ chồng danh giá, có tài năng nhưng lại không hoà hợp, thường phải cưới 2 lần.
- thiên cơ gặp Thái Âm tại Dần – Thân: Phu kính thê, gia đạo hưng thịnh.
- thiên cơ hội Lương – Tả – Hữu: Lập gia đình muộn do quá kén chọn và có tính ghen tuông.
Cung Tài Bạch
- thiên cơ ở Ngọ – Mùi hay thiên cơ gặp Thiên Lương: Đường tài lộc rộng mở, phát tài phát lộc.
- thiên cơ gặp Cự Môn: Kiếm được nhiều tiền nhưng phải cạnh tranh trong khó khăn.
- thiên cơ hội Thái Âm đồng cung: Tự thân tự lực xây dựng cơ nghiệp tương đối hưng thịnh.
- thiên cơ ở các cung khác: Đường tài bạch khó khăn, làm ăn chật vật, gặp nhiều ngăn trở.
Cung Tật Ách
- thiên cơ là chính tinh hay mắc bệnh về da liễu, bị tai nạn và có nhiều vết thương, vết sẹo.
- thiên cơ gặp Cự Môn đồng cung: Mắc bệnh về tâm lý, khí huyết khó thông.
- thiên cơ hội Thiên Lương đồng cung: Mắc bệnh ở cơ quan sinh dục.
- thiên cơ và Thái Âm: Cơ thể có bệnh về mụn và nhọt.
- Cơ – Kình – Đà: Mắc bệnh về gân cốt ở tay chân.
- thiên cơ, Thiên Khóc, Thiên Hư: Bị mắc bệnh về hô hấp, ho đàm, thổ huyết.
- Cơ – Hình – Kiếp hội tụ: Thường mắc bệnh hay gặp những tai nạn bất ngờ, không lường trước được.
- Cơ –Tuần – Triệt gặp nhau: Tứ chi dễ bị trọng thương do cây cối đè.
Cung Tử Tức
- thiên cơ nhập Tử Tức: Đường con cái khó khăn, muộn con. Nếu nhập Miếu sẽ sinh quý tử, hiếu thảo, tài giỏi. Nếu lạc Hãm địa sẽ sinh nghịch tử.
- thiên cơ gặp Thái Âm đồng cung: Chủ sự có nhiều ái nữ ít quý nam, con cái hoà hợp, yêu thương nhau.
- thiên cơ hội Cự Môn: Có con cái cá tính, khó dạy bảo và thường xung khắc nhau.
- thiên cơ và Thiên Lương hội tụ: Mệnh chủ sinh quý tử, tính tình ôn nhuận, dễ dạy bảo. Tuy nhiên, có thêm sát tinh thì mệnh chủ dễ sảy thai hoặc khó sinh.
Cung Phúc Đức
- Khi sao thiên cơ an cung Thìn – Tuất gặp Thiên Lương: Chủ sự có phúc lộc tốt, an nhiên, hưởng thụ, vui vẻ và hạnh phúc vẹn toàn.
- thiên cơ tọa thủ Dần – Thân gặp Thái Âm: Phúc lộc lâu dài, tìm thấy an yên trong loạn thế.
- thiên cơ ở tại Mão – Dậu hội Cự Môn: Thường sống lo lắng và vất vả, lao lực do luôn bất an, mẫn cảm hay suy nghĩ tiêu cực.
Cung Điền Trạch
- thiên cơ gặp Hoá Kỵ: Tự gây dựng, mua bất động sản nhưng không giữ được lâu dài.
- thiên cơ và Thái Âm thủ cung Điền Trạch: Nhà cửa tăng giảm thất thường, không cố định, hay mua bán bất động sản.
- thiên cơ hội Thiên Lương: Trước vãn niên không nêu tậu nhà tậu đất, chỉ nên sắm sửa, tích trữ nhà cửa sau vãn niên. Tuy nhiên, nên mua nhà ở nước ngoài để có thể sinh lời lớn.
- thiên cơ – Cự Môn gặp sát tinh, Hình – Không – Kiếp – Hao: Xảy ra tranh chấp về nhà cửa đất đai.
- thiên cơ gặp Hoá Kỵ: Gia trạch bất ổn, tranh cãi ồn ào, bất hoà, không yên.
Cung Quan Lộc
- thiên cơ an cung Quan Lộc: Nghề nghiệp không ổn định, thường xuyên thay đổi nghề nghiệp.
- thiên cơ, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao hội hợp: Không nên đầu cơ, vì đầu có sẽ thất bại thảm hại, chỉ thích hợp làm công nghiệp.
- thiên cơ gặp Thái Âm: Sự nghiệp có nhiều biến động. Nên làm nhân viên văn phòng hoặc công chức nhà nước.
- thiên cơ và Cự Môn hội tụ: Không làm một nghề ổn định, lang bạt và lông bông. Nếu gặp Kiếp – Không – Hình – Hao dễ bước vào con đường phạm phát, thị phi.
- thiên cơ gặp Thiên Lương: Không nên làm kinh doanh, buôn bán. Nên theo ngành y được để có thể phát triển tốt hơn.
Cung Nô Bộc
- thiên cơ tọa trấn cung Nô Bộc: Có nhiều mối quan hệ, giao thiệp rộng. Nhưng người dưới không trung thành, không có trợ thủ đắc lực. Cuộc đời tuy không cô đơn nhưng cũng không có người tin tưởng được.
- thiên cơ gặp Thái Âm: Nên cẩn thận vì dễ bị bạn bè và cấp dưới hãm hại hoặc liên luỵ.
- thiên cơ hội tụ Cự Môn: Dễ gặp thị phi với bạn bè và người dưới quyền một cách không ngờ tới. Làm ơn mắc oán vì giao du với những người sống thực dụng, nóng tính, sốc nổi.
- thiên cơ và Thiên Lương chiếu mệnh: Có bạn bè tốt nhưng khó giữ được mối quan hệ lâu bền. Người dưới quyền có tính tình bộc trực, thẳng thắn.
- Sao thiên cơ gặp Sát – Kỵ – Hình hay Cơ – Không – Kiếp – Hao: bị người dưới quyền làm ảnh hưởng và liên luỵ đến luật pháp, phá sản.
Cung Thiên Di
- thiên cơ an thủ cung Thiên Di: Nên rời xa quê hương để tìm kiếm cơ hội phát triển. Nếu tại quê hương thì thường bị thị phi quấy nhiễu, chí hướng dao động.
- thiên cơ có Thái Âm vây chiếu: Rời xa quê hương để tìm kiếm vận khí, cuộc đời bôn ba nhưng phát đạt.
- thiên cơ hội Cự Môn: Nên xây dựng sự nghiệp ở nước ngoài. Có thể gặp tai hoạ về pháp nhân.
- thiên cơ và Thiên Lương hội tụ: Được quý nhân tương trợ, gặp nhiều cơ duyên để phát triển sự nghiệp.
- thiên cơ gặp Văn Xương, Văn Khúc: Sự nghiệp khó phát triển, nghèo khổ, vất vả, mất ý chí.
Sao thiên cơ khi gặp hạn
- thiên cơ và Thương Sứ: Thường gặp đau bệnh, nạn tai, tranh chấp, đánh nhau.
- thiên cơ – Tang Khốc: Chủ sự tang thương, bệnh tật, ốm đau.
- thiên cơ, Lương Tang Tuế: Trèo càng cao té ngã càng đau.
- thiên cơ hạn Khốc Hoả Hình: Gia trạch bất ổn, thiếu hoà khí.
- thiên cơ gặp hạn Hỏa Hình Thương Sứ: Gặp nạn khẩu thiệt quan tụng, tang thương ốm đau.
Thiện Tinh là đặc trưng lớn nhất của sao thiên cơ và bài viết trên đã tổng hợp toàn tập thông tin về chính tinh thiên cơ. Mong rằng bài viết mà https://copsolution.vn mang lại có thể giúp bạn có được những thông tin giá trị cần tìm kiếm. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đánh giá và góp ý của quý độc giả để có thể hoàn thiện website một cách chỉnh chu nhất.
Chọn kích thước ban thờ theo phong thủy
Kích thước bàn thờ theo phong thủy là gì? Cần lưu ý những gì & ý nghĩa như thế nào? Đây là câu hỏi của nhiều độc giả quan tâm khi các công đoạn thiết kế nội biệt thự. nhà phố , Căn hộ chung cư…. đang chuẩn bị đi vào hoàn thiện.
Vậy để trả lời những câu hỏi này cũng như tạo không gian thờ cúng sao cho chuẩn theo các quy luật Phong thủy giúp gia có sức khỏe, bình an , có công danh sự nghiệp phát triển. Hãy cùng Copsolution chúng tôi tham khảo chi tiết thông tin qua bài viết sau.
Chọn kích thước bàn thờ
Theo thước lỗ ban
Trước khi đo bạn phải hiểu về hiểu về thước lỗ ban. Theo tôi được biết thước lỗ ban có 3 loại
một là Thước Lỗ Ban 52.2cm (Thông thủy) dùng để đo khoảng không thông thủy (cửa chính , cửa sổ, chiều cao các tầng , giếng trời…)
hai là Thước Lỗ Ban 42.9cm (Dương trạch) : dùng đo các khối xây dựng như bếp, bệ, bậc…
ba là Thước Lỗ Ban 38.8cm hay còn gọi là 39 cm (Âm phần) dùng đo những Đồ nội thất âm phần (bàn thờ, tủ thờ , mộ phần, tiểu quách …)
vì vậy khi đóng ban thờ hoặc bạn muốn mua ban thờ hãy dùng thước lỗ 38.8cm để đo xem kích thước ban thờ có rơi vào màu đỏ hay không bạn nhé.
Xem thêm: Tổng hợp những mẫu thiết kế nhà thờ họ đẹp
Nếu dùng thước lỗ ban, kích thước tốt sẽ vào mầu đỏ gồm các cung Đinh, Vương, Nghĩa, Quan, Hưng, Tài những cung này Gia chủ hoặc chủ đầu tư lên chọn. Ngoài ra tùy vào tâm nguyện mong muốn cụ thể, gia chủ tìm cho mình một cung phù hợp để lựa chọn. Các cung gam màu đen, xám là cung xấu nên tránh.
Ý Nghĩa của các cung tốt trên là :
Cung Đinh gồm có
Phúc tinh: Đây là một vì sao tốt
Cấp đệ : Thi cử đỗ đạt.
Tài vượng: Tiền tài tự đến.
Đăng khoa: Thi đỗ thành tích cao.
Cung Vượng gồm có
Thiên đức: Được trời ban đức.
Hỷ sự: sẽ có chuyện vui đến.
Tiến bảo: Tiền của vào nhà
Thêm phúc: Nạp Phúc
Cung Nghĩa gồm có
Đại cát: Cát lành.
Tài vượng: Tiền tài tự đến
Lợi ích (Ích lợi): Thu được lợi.
Thiên khố: Kho báu trời.
Cung Quan gồm có
Phú quý: Giàu có.
Tiến bảo: Tiền của vào nhà
Tài lộc (Hoạch tài): Tiền của nhiều.
Thuận khoa: Thi đỗ.
Cung Hưng gồm có
Đăng khoa (Đông Khoa): Thi đỗ thành tích cao.
Quý tử: Con ngoan.
Thêm đinh: Có thêm con trai.
Hưng vượng: Giàu có.
Cung Tài gồm có
Nghinh phúc: Phúc đến.
Lục hợp: Hòa hợp mỹ mãn.
Tiến bảo: Tiền của vào nhà
Tài đức: Tài đức vẹn toàn
Ngoài các cung tốt cũng phải có cũng xấu quý gia chủ lên tránh.
Cung Hại gồm có
Khẩu thiệt: Rước họa từ lời nói của mình
Lâm bệnh: Bị mắc bệnh.
Tử tuyệt: Đoạn tuyệt con cháu.
Họa chí (Tai chí): tai ương ập đến bất ngờ.
Cung Khổ gồm có
Thất thoát: Mất của.
Quan quỷ: Tranh chấp, kiện tụng.
Kiếp tài: Bị cướp của.
Vô tự: không có con .
Cung Tử gồm có
Ly hương: Xa quê hương.
Tử biệt: Có người mất.
Thoát đinh: Con trai mất.
Thất tài: Mất tiền của.
Cung Thất gồm có
Cô quả: Cô đơn.
Lao chấp: Bị tù đày.
Công sự: Dính dáng tới pháp luật.
Thoát tài: Mất tiền của.
Theo kích thước cụ thể
Hiện nay có rất nhiều loại bàn thờ, ban thờ treo tường, tủ thờ, bàn thờ thổ công, bàn thờ thổ địa thần tài… Dưới đây chúng tôi xin liệt kê ra một số ki kích thước bàn thờ thông dụng nhất đó là bàn thờ treo tường, tủ thờ.
Kích thước bàn thờ treo tường
Bàn thờ treo tường cũng có rất nhiều kích thước khác nhau, tùy không gian căn phòng hay ý nguyện của chủ đầu tư các bạn có thể lựa chọn một trong số các kích thước dưới đây:
– Chiều sâu 610 mm x Chiều Rộng 1070mm (Tài Lộc) x (Quý Tử)
– Chiều sâu 560 mm x Chiều Rộng 950 mm =(Tài Vượng) x (Tài Vượng)
– Chiều sâu 495mm x Chiều Rộng 950 mm = (Tài Vượng) x (Tài Vượng)
– Chiều sâu 480 mm x Chiều Rộng 880 mm = (Hỷ Sự) x (Tiến Bảo)
– Chiều sâu 480 mm x Chiều Rộng 810 mm = (Hỷ Sự) x (Tài Vượng)
Kích thước tủ thờ, bàn thờ đứng
Bàn thờ, tủ thờ đứng có rất nhiều kiểu & rất nhiều kích thước khác nhau, được tính theo thước Lỗ Ban, các bạn có thể chọn lựa các kích thước thịnh hành dưới đây:
Chiều ngang (dài): 127 cm; 157 cm; 175 cm; 197 cm; 217 cm …
Chiều sâu (rộng): 61 cm;; 69 cm; 81 cm; 97 cm; 107 cm; 117 cm …
Chiều cao : 117 cm ; 127 cm …
Đặt bàn thờ theo hướng nào
Ngoài việc xem phong thủy căn nhà bạn cũng chú trọng đến việc đặt bàn thờ của nhà mình theo hướng nào thì sẽ có phúc lộc cho con cháu. Hướng của ban thờ được xác định dựa vào hướng, tọa của căn nhà nhà bạn.
Bạn không xác định được hướng nhà và tọa bạn có thể xem thêm tại đây
Hướng tốt
Sanh khí: Làm răng tài lộc cho CĐT, có nhiều Của cải, công việc ổn định, khách khứa đến đông
Thiên Y: Nếu vợ chồng cùng mang được cung này & tạo ra nhà cửa ở phương này thì mọi thứ dễ gặp thuận lợi, ko những thế bệnh tật tiêu tan, súc vật đại vương.
Phước Đức: Vợ chồng cùng mang được cung này, đường ra vào nhà hay bếp trở lại hướng Phước Đức có nhiều của ăn của để, trung phú, lục súc được đại vượng.
Phục vị: Nếu vợ chồng cùng mang cung này sẽ thọ & sinh được nhiều con gái.
Hướng xấu
Tuyệt mạng: Bổn mạng phạm phải cung này dễ bệnh tật, bị người đời mưu hại.
Ngũ quỷ: Có thể bị hỏa hoạn, khẩu thiệt, ruộng vườn mất mùa.
Lục sát: Nếu hướng nhà nằm phải hướng này CĐT sẽ thường xuyên mất của, cãi vã, hao mòn thể tạng.
Họa hại: Hướng nhà phạm vào thì chủ đầu tư sẽ bị khẩu thiệt, bệnh tật, Của cải tiêu tan..
Bài viết trên cung cấp cho quý độc giả một vài thông tin về kích thước bàn thờ theo chuẩn phong thủy, thước lỗ ban và Cách đặt bàn thờ theo hướng nhà đa dạng và thích hợp với không gian căn nhà Việt. Bạn lên tham khảo chọn lựa để có cho gia đình mình một mẫu bàn thờ ưng ý nhất. Sự thư thái về tâm hồn, an lòng và trân trọng trong không gian tâm linh sẽ mang lại cho mỗi gia đình cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
Luận giả về Sao Tham Lang
Sao Tham Lang là gì?
Luận giải về sao Tham Lang
Phương vị: Bắc Đẩu Tinh
Tính: Âm
Hành: Thuỷ
Loại: Hung – Dâm Tinh
Đặc tính: Quyền Uy – Hoạ Phúc
Tên gọi tắt: Tham
Sao Tham Lang là một trong số 14 chính tinh, tuy mang tính – hành là Âm Thuỷ nhưng lại thuộc Dương Mộc, trong Bắc Đẩu tinh là sao thứ nhất, đứng thứ 8 trong chòm Thiên Phủ tinh.
Trong Đẩu Số, sao Tham Lang tượng trưng cho ham muốn về hư vinh, vật chất, thích hưởng thụ và dục vọng. Mang trên mình sức hấp dẫn với người khác giới lại thêm kỹ năng giao tiếp và ứng biến tinh tế, khéo léo mà Tham Lang được xem là sao đào hoa bậc nhất.
Sao Tham Lang có đặc tính về phúc và hoạ, thiện ác bất phân. Khi gặp được Cát tinh phù troẹ sẽ chủ về phú quý, gặp Hung tinh sẽ chủ về giả dối, phù phiếm. Tham Lang có thể thao thao bất tuyệt về đạo lý, nhân nghĩa nhưng cũng dễ dàng bị chìm đắm, lôi cuốn trong sắc dục, phóng đãng, vô liêm sỉ. Gieo thiện gặp phúc báo, gieo ác gặp ác giả ác báo.
Vị trí của sao Tham Lang
Sao Tham Lang ở Miếu Địa trấn toạ cung Sửu – Mùi.
Vượng Địa của Tham tinh trấn thủ cung Thìn – Tuất.
Vị trí Đắc địa của Tham toạ an cung Dần – Thân.
Hãm Địa của sao Tham Lang toạ thủ ở 6 cung Tý – Ngọ – Mão – Dậu – Tỵ – Hợi.
Ý nghĩa về sao Tham Lang trong tử vi
ý nghĩa của sao tham lang
Tướng Mạo
Khi sao Tham Lang trấn thủ ba vị trí Miếu Địa – Vượng Địa – Đắc Địa thì chủ sự thường có tướng mạo cao lớn, vạm vỡ, “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, gương mặt đầy đặn, da trắng, râu tóc rậm rạp. Riêng ở miếu địa thì thường có nốt ruồi kín.
Khi Tham Lang ở tại Hãm Địa thì chủ sự chỉ thân hình hơi gầy, da dẻ xấu, không cao lắm, mặt dài, xương xẩu, cổ cao, tiếng nói nội lực, vang vọng.
Tính Tình
Người được sao Tham Lang chiếu mệnh ở Miếu – Vượng – Đắc Địa là người thông tuệ, có tài lãnh đạo và tổ chức. Có khả năng về nghệ thuật, khéo tay, có lòng trung trực và nhân hậu. Tuy nhiên, họ thường hiếu thắng, tự đắc, tính tình nóng nảy, không kiên nhẫn, làm việc gì cũng chỉ tập trung được lúc đầu, sau đó sẽ bỏ lỡ.
Sao Tham Lang ở Hãm Địa thường là người cô độc có tính tình hiểm ác, sống ích kỷ và tham lam. Là người không quả quyết, có dục vọng cao nhưng lại hay ăn chơi sa đoạ, se sua, dâm dật. Dễ mắc phải cám dỗ, sa ngã hay ghen tuông, cạnh tranh, ganh đua, dễ làm ra những chuyện trộm cắp, lừa đảo, tham nhũng, …
Tài Lộc, Công Danh
Sao Tham Lang an toạ cung Miếu – Vượng – Đắc Địa có số giàu sang, phú quý. Càng lớn tuổi càng an nhiên, nhàn hạ, có cuộc sống hưng vượng, sung túc.
Còn ở cung Hãm Địa thì thường là những người có khiếu về thẩm mỹ, kinh doanh các ngành về thủ công, thương mại. Tuy vậy đường công danh gặp nhiều trắc trở, con đường tài lộc cũng đầy gian truân.
Bộ sao tốt hợp với sao Tham Lang
- Tham Lang – Hoả Tinh hay Tham Lang – Linh Tinh đồng cung tại Miếu Địa: Có danh tiếng vang dội, lẫy lừng, đường tài lộc phú quý tột độ. Nếu theo con đường võ nghiệp sẽ đạt được những vinh hiển sáng giá.
- Tham Lam và Trường Sinh ở 2 cung Dần – Thân: Có tuổi thọ cực kỳ cao.
- Tham Lang – Vũ Khúc đồng cung toạ ở Tứ mộ: Con đường công danh, sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, phát triển ổn định và tốt đẹp sau 30 tuổi, trước 30 tuổi tương đối chật vật.
- Nếu các bộ sao trên có thêm Hoả Linh – Hoá Khoa – Quyền Tinh – Lộc Tồn – Văn Xương – Văn Khúc – Tả Phụ – Hữu Bật: Tâm tính thiện lương, tài lộc và công danh song toàn, vinh hiển, phú quý.
Bộ sao xấu kỵ với sao Tham Lang
- Tham Lang đồng cung Vũ Khúc gặp Phá Quân: Sa đoạ vào phù phiếm, ham mê tửu sắc mà gặp hoạ luỵ thân.
- Tham Lang gặp Liêm Trinh đồng cung ở Tỵ – Hợi: Mệnh nam sống đàng điếm, phóng đãng, mệnh nữ giang hồ, dâm đãng. Nếu muốn hoá giải phải gặp được Hoá Kỳ hay Tuần Triệt.
- Tham Lang hội Liêm Trinh ở Dần thân gặp Văn Xương đồng độ: Cuộc đời sẽ gặp ngục tù, lao hình, cơ cực, khổ không kể siết.
- Tham Lang – Liêm Trinh – Linh Tinh – Tuyệt đồng cung hay Tham Lang – Liêm Trinh – Kình Dương – Địa Kiếp – Địa Không, Hư Mã : Bị chết non hoặc cùng cực, khổ tận cam lai suốt đời.
- Tham Lang gặp Kình DƯơng ở cung Tý – Hợi: Cuộc đời hoàng đang, lông bông, không ổn định, sống lãng du, giang hồ.
- Tham Lam hội Địa Không – Địa Kiếp an toạ cung Mão – Dậu: Là người tu hành nhưng sớm phá giới.
- Tham Lang gặp Đào – Hồng – Liêm: Là người trắc nết, lăng nhăng, loạn luân, dâm dật.
- Tham Lang hội Thất Sát: Nam cướp cắp, nữ giang hồ.
- Tham – Sát – Tang – Hổ ở cung Dần – Ngọ: Cuộc đời bị thú vật ngộ thương hay sét đánh.
Toàn tập về sao Tham Lang ở các cung
Sao tham lang ở cung mệnh nào tốt
Cung Mệnh
- Tham Lang toạ cung Tý – Ngọ: Có phúc thọ an khang, có khả năng giao tiếp và xử lý tình huống.
- Tham Lang tại Dần – Thân: Có tài có nghệ nhưng tính cách cao ngạo, hay so đo, ganh đua nên mất đi cơ hội được trọng dụng và thể hiện.
- Tham Lang hội Vũ Khúc tại Sửu – Mùi: Lúc trẻ gian truân về già an nhàn. Thành công muộn, am hiểu về nhân tình thế thái nhưng tính tình kiệt sỉ. Có thể bị cám dỗ bởi tửu sắc, mà thất bại.
- Tham Lam gặp Vũ Khúc chiếu mệnh tại Mão – Dậu: Khổ vì tình ái, ăn nhậu, đĩ điếm, sống bất trung bất nghĩa, thích giao tế với tiểu nhân.
- Tham Lang gặp Liêm Trinh: Cuộc đời bần hàn, cơ cực, ham mê tửu sắc vô độ.
Cung Phụ Mẫu
- Tham Lang gặp Thiên Hư – Thiên Hình đồng cung: Có thân mẫu là kế thất hay thiếp thất, điền phòng sinh ra.
- Tham Lang hội Hoá Kỵ: Xung khắc với cha mẹ, lúc nhỏ sống ly tán với hai thân.
- Tham Lang lạc Hãm Địa gặp Thiên Mã vây chiếu: Cha mẹ lưỡng trùng, là con thứ do nhân tình hoặc kế mẫu sinh ra.
- Tham Lang toạ cung Tý – Thìn – Ngọ – Tuất: Không có duyên với phụ mẫu, là con được nhặt hoặc xin về nuôi.
- Tham Lang hội Tử Vi: Có số khắc cha khắc mẹ khi còn trẻ.
Cung Huynh Đệ
- Tham Lang tại cung Tỵ – Hợi: Có anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thường giận hờn, oán trách, bất đồng ý kiến.
- Tham Lang thủ cung Huynh đệ gặp Hoả Tinh – Linh Tinh – Thiên Thọ: Gặp được trợ giúp, tương trọ, chiếu ứng của huynh đệ.
- Tham Lang gặp Kình Dương – Đà La – Thiên Hình: Có anh em khác mẹ, xung khác, bất hoà, tranh chấp, chiếm đoạt vật chất.
- Tham Lang hội Vũ Khúc: Không có huynh đệ hoặc có anh em không cùng chung phụ – mẫu.
Cung Phu Thê
- Tham Lang ở Thìn – Tuất: Có người đối ngẫu tài giỏi, giàu có nhưng mệnh nữ thì có tính ghen tuông, mệnh nam thì ăn chơi, phóng túng. Nếu lấy vợ (lấy chồng) sớm có thể mắc nạn hình khắc.
- Khi Tham Lang ở Dần – Thân: Vợ hoặc chồng đều có tính ghen tuông, lăng nhăng, bạc tình, cả hai dễ dàng đến với nhau cùng dễ tan rã.
- Tham Lang có sao Lộc Tồn – Phúc Đức – Thiên Khôi – Thiên Đức – Thiên Phúc – Thiên Việt – Thiên Quan hội chiếu: Người phối ngẫu có tính tình đứng đắn, gia thế danh giá, có lòng nhân từ, thiện lương, thường tìm hiểu về vấn đề tâm linh.
- Tham Lang gặp Tử Vi đồng cung: Phu thê khó thuận hoà, hay ghen tuông và tranh cãi. Muốn thuận thảo lâu dài thì nên thành gia lập thất muộn.
- Tham Lang hội Liêm Trinh: Thường lập gia đình nhiều lần, tái giá, goá bụa, có duyên chấp nối. Đường tình duyên khó khăn, muộn lập gia đình. Phu thê bất hoà, xung khắc. Tuy nhiên, không bị sát tinh hộ chiếu thì có duyên nợ tốt, người vợ hoặc chồng có tài năng, tình tinhs thẳng thắn, cương trực.
- Khi sao Tham Lang gặp sao Vũ Khúc: Nên lấy người lớn tuổi hơn và lập gia muộn, vợ chồng tài giỏi, tháo vác, khéo léo.
Cung Tử Tức
- Tham Lang được sao Hàm Trì và Thiên diêu hội chiếu: Sinh nhiều con gái, hiếm con trai. Chủ sự nên sinh gái trước trai sau, nếu không thì con trai sẽ do vợ lẻ sinh.
- Tham Lang có Tả – Hữu – Khôi – Việt – Quý: Có số sinh quý tử, có hai con, đều vinh hiển, danh giá.
- Tham Lang gặp Hoá Lộc ở cung Tử Tức: Nếu gặp sao tốt thì chủ sự sinh con trai có tài về kinh doanh, gặp sao xấu thì đẻ con cái ngang ngạnh, kiêu ngạo.
- Tham Lang gặp Hoá Kỵ: Khó sinh con, nuôi dạy con nhiều trắc trở, không có lý tưởng.
Cung Tài Bạch
- Khi Tham Lang ở cung Thìn – Tuất: Có số tài phú, nhanh chóng phát tài, phát lộc. Sung túc, giàu sang khi về già.
- Tham Lang gặp Vũ Khúc đồng cung: Chỉ sau 30 tuổi mới được phát đạt. Hợp là nghề phú thương, trở nên giàu có nhờ kinh doanh, buôn bán hoặc những nghề thủ công cần sự khéo léo của đôi tay, tài hoa, nghệ sĩ.
- Tham Lang hội Liêm Trinh: Khó làm giàu, đường tài lộc khó khăn, phải cạnh tranh mới kiếm được tiền.
- Tham Lang có Tứ sát hội chiếu, gặp phải Địa Không – Địa Kiếp: Tan nhà nát cửa vì trò đỏ đen, đầu cơ tích trữ nhưng không thành.
Cung Tật Ách
- Khi sao Tham Lang toạ thủ cung Tật Ách: Chủ sự thường mắc bệnh về gan mật, tì hư, can vượng, can phong co giật.
- Tham Lang gặp Vũ Khúc: Cả đời mạnh khoẻ, an khang.
- Tham Lang hội Tử Vi: Thường mắc bệnh về dại dày, da dẻ xanh xao, sức khoẻ yếu ớt, bệnh về thận, cơ quan tiết niệu, cơ quan sinh dục.
- Tham Lang gặp Liêm Trinh: Bị các bệnh về mắt, bị tất mắt, mờ mắt, bệnh về tình dục, phụ khoa.
- Tham Lang ở cung Tý – Ngọ: Bị bệnh về thần kinh, suy nhược về sinh lý.
Cung Phúc Đức
- Khi sao Tham Lang toạ thủ cung Phúc Đức: Chủ sự có tài về nghệ thuật, có thiên phú về tôn giáo hay triết lý. Tuy nhiên, có tính tiêu hoang, hưởng thụ về vật chất, đam mê tửu sắc.
- Tham Lang gặp Vũ Khúc ở cung Thìn – Tuất: Có phúc thọ lâu bền. Họ hàng tốt đẹp, vinh hiển. Thường phải rời xa quê hương để lập nghiệp, có duyên phát triển trong buôn bán và nghề về võ.
- Tham Lang hội Tử Vi đồng cung an tại cung Dần – Thân – Tý – Ngọ: Phúc mỏng, mệnh bạc, họ hàng, thân nhân ly tán, làm ăn sa sút, có người dâm dật, đĩ điếm.
- Tham Lang đồng cung Liêm Trinh hội chiếu: Phúc đức kém, lưu lạc nơi phương xa, ly tán, cơ hàn. Dễ mắc tai họa về tù tội, hãm hại, giá hoạ, oan khuất và kiện tụng truyền kiếp. Đường công danh trắc trở, cuộc đời phong lưu, phóng túng lúc tuổi xế chiều.
- Tham Lang gặp Kình Dương, Đà La, Địa Kiếp, Địa Không, Thiên Hình, Đại Hao hội chiếu: Tính cách nóng nảy, hay nổi giận vô cớ, có tính ganh đua, tranh chấp. Đời sống về cả vật chất và tinh thần đều túng thiếu, không đủ đầy, hoàn hảo, sở thích dục lạc.
- Tham Lang có Hoả Tinh và Linh Tinh: Tính cách cứng rắn, cương quyết, hấp tấp, vội vàng.
Cung Điền Trạch
- Khi Tham Lang ở cung Điền Trạch: Gia trạch bị hao tài tốn của, tụ tán bất thường. Không được ông bà tổ tiên để lại của cải hoặc có để lại cũng dần bị tiêu tán hết.
- Tham Lang gặp Vũ Khúc: Có số phát tài muộn, lúc tuổi xế chiều mới có nhiều tài sản, đất đai, cơ nghiệp vũng chắc.
- Tham Lang và Liêm Trinh hay Tham Lang gặp Tứ Sát hoặc Không Kiếp: Tán gia bại sản, có bao tài sản tổ tiên để lại đều sẽ phá tán hết.
- Tham Lang có Hoả Linh – Linh Tinh hội chiếu: Chủ sự tự mua nhà cửa, đất đai, tự xây dựng cơ đồ.
- Tham Lang có Địa Không – Địa Kiếp – Đại Hao và Tứ sát hội chiếu: Gia chủ dễ gặp hoả hoạn, nạn trộm cướp, chém giết, binh đao.
Cung Quan Lộc
- Tham Lang toạ thủ cung Quan Lộc: Phát triển sự nghiệp về ngành nghề giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ như làm ngoại vụ, quan hệ công chúng. Có khả năng thành danh nếu ngành giải trí, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu.
- Khi sao Tham Lang an toạ cung Dần – Thân – Tý – Ngọ: Con đường quan lộc tầm thường, thấp nhỏ không đáng nói. Thích hợp làm kinh doanh buôn bán để hưng thịnh và làm quân nhân.
- Tham Lang đồng cung Liêm Trinh: Phạm tội ngục tù, nên đi theo võ nghiệp.
- Tham Lam hội Vũ Khúc: Làm kinh doanh chắc chắn phát tài, phú quý, hậu vận ổn định, tốt lành. Không nên làm viên chức vì không lâu bền với chức vị.
Cung Nô Bộc
Sao tham lang ở cung Nô Bộc
- Khi sao Tham Lang ở cung Nô Bộc: Do Tham Lang có khả năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ nên có nhiều bạn bè và người dưới quyền. Tuy nhiên, mối quan hệ không thân sâu mà chỉ sơ sơ, xã giao.
- Tham Lang gặp Thiên Hư – Đại Hao – Thiên Diêu – m Sát: Có nhiều bạn bè, nhưng chỉ vui vẻ, thân thiết trong khoảng vui chơi, tửu sắc. Còn hoạn nạn thì bặt vô âm tính, không ai trợ giúp.
- Tham Lang gặp Liêm Trinh: Có nhiều bạn bè nhưng đa số đều ăn chơi, sa đoạ, phóng túng, đam mê tửu sắc.
- Tham Lang hội Vũ Khúc: Người dưới quyền không trung thành, không đắc lực.
- Tham Lang có Thiên Vu – n Quang – Thiên Phúc: Gặp được bạn bè và người dưới quyền đắc lực, tương trợ cho sự nghiệp của Tham Lang.
- Tham Lang gặp Hoá Kỵ: Bạn bè và người dưới quyền lợi dụng, phản bội, chiếm đoạt lợi ích.
Cung Thiên Di
- Khi sao Tham Lang ở cung Thiên Di: Tham Lang là sao chủ về đào hoa nên chủ sự quê có nhiều thù tạc, ăn chơi truỵ lạc, nhiều bạn bè trăng gió, ham mê tửu sắc, rượu chè, cờ bạc, gái gú.
- Tham Lang an tại cung Thìn – Tuất: Gặp được quý nhân phù trợ, tốt nhất trong các cung.
- Tham Lang hội Vũ Khúc: Chủ sự phát tài nhờ vào nghiệp buôn bán, kinh doanh, phú quý nhờ thương ngiệp.
- Tham Lang gặp Tử Vi, Liêm Trinh: Bất lợi đủ đường, phạm vào nạn tai, bị kiện cáo, tù ngục, tiểu nhân hãm hại.
- Tham Lang có Văn Xương, Văn Khúc hội chiếu: Gặp tai hoạ, sống vất vả, không an nhàn, lạc thú trong thi tửu.
Bài viết ‘’ Những điều cần biết về sao Tham Lang” đã cung cấp một số thông tin bổ ích cho quý độc giả. Để biết thêm về 14 chính tinh, các bạn hãy theo dõi https://copsolution.vn để nhận được những thông tin chính xác và đầy đủ nhất nhé. Mong rằng quý độc giả sẽ luôn ủng hộ Copsolution, chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét và đánh giá tích cực từ các bạn.
Luận giải về sao Liêm Trinh
Sao Liêm Trinh là gì? Người bị sao liêm trinh chiếu mệnh có sao không ? ý nghĩa của liêm trinh ở các sao như thế nào … Hãy cùng Cop Solution tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Sao Liêm Trinh là gì?
Sao liêm trinh là gì
Phương vị: Bắc Đẩu Tinh
Tính: Âm
Hành: Hoả
Loại: Quyền Tinh, Tù Tinh, Đào Hoa Tinh
Đặc tính: Quyền lực, uy nghiêm, ngục hình
Tên gọi tắt: Liêm
Liêm Trinh là một chính tinh thuộc Âm Hoả, là đệ ngũ tinh trong chòm Bắc Đẩu. Theo thứ tự thuộc chòm Tử Vi đứng thứ 6 (sau Thiên Đồng). Sao Liêm Trinh chuyên trông coi về phẩm cách và mệnh lệnh quyền uy.
Được mệnh danh là sao “thứ đào hoa”, sao Liêm Trinh thuộc bộ Sát – Phá – Liêm – Tham có sức hút cao.
“Liêm Trinh” có nghĩa là thanh liêm, trong sáng, trung trinh. Chính vì vậy mà sao Liêm Trinh có đặc tính là rất nguyên tắc, có tính kỷ luật, sáng suốt, minh bạch và tuân thủ pháp luật nghiêm túc.
Vị trí của sao Liêm Trinh
Cung Tý, Dần, Ngọ, Thân: Liêm Trinh trấn toạ Vượng Địa
Cung Sửu, Mùi: Liêm toạ thủ Đắc Địa
Đối với Thìn, Tuất: sao Liêm Trinh nằm ở Miếu Địa
Bốn cung Mão, Dậu, Hợi, Tỵ: Hãm Địa là nơi Liêm Trinh trấn thủ
Ý nghĩa về sao Liêm Trinh trong tử vi
Người thuộc sao Liêm Trinh có thân hình cao gầy vừa phải, gương mặt xương chữ điền với đôi gò má cao, mày và miệng rộng, da mặt vàng, mắt sáng. Tuy nhiên, tướng mạo sẽ bị ảnh hưởng vì phụ tinh hoặc gen, … nên rất khó đoán chính xác về dung mạo.
Liêm Trinh thủ mệnh thường là người có tính bảo thủ và nguyên tắc. Họ có lập trường kiên định và tính tôn trọng kỷ luật cao. Tuy vậy, do tính bảo thủ mà họ thương cực đoan, hà khắc, không thích bị bình phẩm và đóng góp ý kiến từ người khác.
Trong Đẩu Số, sao Liêm Trinh còn có tính cách phức tạp, khó nắm bắt. Ngoại trừ tính cứng nhắc và cố chấp, nữ thuộc sao Liêm Trinh lại có tính cách tốt, chính trực và cương nghị, thu hút người khác giới bởi sự đào hoa, phong lưu.
Ý nghĩa sao Liêm Trinh chiếu mệnh tại các sao
Ý nghĩa của sao Liêm Trinh trong các sao
Sao tốt
- Liêm Trinh gặp Thiên Tướng: Sao Thiên Tướng có khả năng giúp sao Liêm Trinh kiềm chế sự nóng nảy, cực đoan. Đây là cặp sao dũng mãnh, thiện chiến và oanh phong, uy quyền, thích hợp làm quân nhân tốt.
- Bộ 5 sao Liêm – Khôi – Khúc – Xương – Hồng hay bộ 3 Liêm – Xương – Khúc: Là những mưu sĩ thao lược tâm đắc bậc nhất của các đế vương.
- Liêm – Hình ở Đắc địa: Mặc dù là hai sao thiên về tù tội nhưng nếu làm quan sẽ là quan võ tài ba hay một thẩm phán xuất sắc.
Sao xấu
- Liêm Trinh – Phá Quân – Hỏa Tinh ở hãm địa: Trong cuộc đời sẽ có lúc thắt cổ, uống độc dược, tự trầm, tự tử.
- Bộ 4 sao Liêm Trinh – Phá Quân – Hoá Kỵ – Tham Lang: Chủ sự có thể chết do hoả hoạn.
- Liêm Trinh với Địa Kiếp và Kình Dương: Gặp hoạ bị hãm hại dẫn đến đày đọa, tù tội.
Ý nghĩa sao Liêm Trinh chiếu mệnh tại các cung
Ý nghĩa khi sao Liêm Trinh Chiêu Mệnh
Cung Mệnh
Liêm Trinh có tính cách trọng tình, trọng nghĩa, là người phong độ và tận tâm. Tuy nhiên, lại thiếu lý trí và phóng túng. Đây được xem là tính cách cơ bản của chòm sao “thứ đào hoa”. Cũng nhờ đó mà Liêm Trinh luôn thu hút bạn khác giới. Ngoài ra, Liêm Trinh có năng khiếu về nghệ thuật, đặc biệt là mỹ thuật.
- Liêm Trinh gặp Văn Xương, Văn Khúc: Từ đào hoa trở nên nhã nhặn, không bị nhục dục quấy nhiễu, hoá phong lưu thành sự sáng tạo trong nghệ thuật, giỏi lễ nhạc.
- Liêm Trinh với Tham Lang: Có khuynh hướng yêu thích thư hoạ, thưởng thức nghệ thuật và du ngoạn.
- Liêm Trinh ưa Thiên Tướng: Có thủ đoạn chính trị, thảo lược, mưu trí linh hoạt.
- Liêm Trinh cùng Thiên Việt – Thiên Khôi – Tả Phụ – Hữu Bật: Lúng túng, khó khăn giải quyết vấn đề, tiến thoái lưỡng nan.
- Liêm Trinh và Hoá Kỵ: Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và vận trình, gây bệnh tật, máu mủ.
- Liêm Trinh gặp Phá Quân, sát tinh: Thường phải làm những nghề nghiệp mang tính nguy hiểm cao.
Cung Phụ Mẫu
- Liêm Trinh gặp đồng cung Thiên Phủ: Có phụ mẫu sang quý, nhiều của cải nhưng không hoà hợp, không hạnh phúc.
- Liêm Trinh cùng Thiên Tướng đồng cung: Có cha mẹ khá giả, giàu có, hòa thuận.
- Sao Liêm Trinh toạ trấn Dần – Thân: Chủ sự có phụ mẫu không khá giả nhưng giàu phúc đức.
- Liêm Trinh và Phá Quân đồng cung: Không thường sống gần phụ mẫu. Cha mẹ vất vả, thường gặp tai nạn.
- Liêm Trinh cùng với Thất Sát đồng cung: Không hoà hợp với phụ mẫu, thường xảy ra tranh cãi, xung khắc, không sống được với nhau.
Cung Huynh Đệ
Liêm Trinh nhập miếu thường có một anh/ chị hoặc một em, tình cảm tương đối hòa thuận.
- Liêm Trinh gặp Tả – Hữu – Xương – Khúc – Quý – Phủ – Khôi – Việt: Gia trạch có 5 anh chị em nhưng gặp tai kiếp chỉ còn lại ba.
- Liêm Trinh với Tứ Sát, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình: Anh chị em xung khắc, bệnh tật hay nạn tai, sống xa cách nhau.
- Sao Liêm Trinh gặp sao Tham Lang, sát tinh: Anh chị em không hòa thuận, tranh chấp, giận hờn. Hoặc có thể là con một không có anh em.
- Liêm Trinh và Thất Sát, Phá Quân: Chỉ có một anh em nhưng thường bất hòa, xung khắc.
Cung Phu Thê
- Khi Liêm Trinh toạ trấn Cung Phu Thê: Phu thê có cuộc sống không yên ấm, nhiều bất lợi, trắc trở.
- Khi Liêm Trinh toạ trấn cung Dần – Thân: Phu thê cơ cực, nghèo khổ, làm ăn khó khăn, trắc trở.
- Liêm Trinh gặp Thiên Phủ đồng cung: Gia trạch hưng thịnh, ăn nên làm ra, khá giả, giàu có, sang quý. Tuy nhiên, có thể vợ chồng bất hoà.
- Liêm Trinh với Thiên Tướng: Vợ chồng khắc nhau nhưng gia đạo lại hưng vượng, giàu sang.
- Liêm Trinh gặp Thất Sát đồng cung: Vợ hoặc chồng là người tài giỏi, biết làm ăn nhưng xung khắc với nhau.
- Liêm Trinh cùng Phá Quân và Tham Lang đồng cung: Vợ chồng không đồng lòng, bất hoà, làm ăn truân chuyên, trắc trở, nghèo khổ, đói kém.
Cung Tử Tức
- Sao Liêm Trinh ở Cung Tử Tức: Có mệnh hiếm muộn, ít con.
- Liêm Trinh gặp Thiên Phủ: Có được 3 con, sinh quý tử. Con cái giỏi giang, thành đạt, trung hậu, văn nhã. Đây là bộ sao tốt nhất trong Cung Tử Tức của sao Liêm Trinh.
- Liêm Trinh và Hoá Kỵ: Tử tức bị phá tướng, thường mắc bệnh tật hoặc gặp tai nạn.
- Sao Liêm Trinh hội Thất Sát, Tham Lang và Phá Quân: Đường con cái khó khăn, hiếm muộn. Con cái tính tình không tốt, khó dạy bảo, làm cha mẹ phiền lòng, dễ gặp “hình thương”.
- Liêm Trinh gặp Tứ Sát, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình: Khó có thể có con, phải nhận con nuôi.
Cung Tài Bạch
- Liêm Trinh ở Cung Tài Bạch: Chủ thể tích cực cạnh tranh để thu tài lộc, tiền bạc đến rồi đi bất thường.
- Liêm Trinh gặp Thiên Phủ đồng cung: Nếu buôn bán, kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận cao, dễ phát tài. Chủ thể làm ăn chân chính, trong sạch và có uy tín cao.
- Liêm – Tướng đồng cung: Thích hợp làm ăn kinh doanh, công nghiệp. Là một đại phú ông, làm ăn lương thiện, nhiều của cải.
- Liêm Trinh hội Thất Sát: Tạo cơ hội kiếm tiền trong thời loạn bằng cách cạnh tranh, tuy nhiên dễ gặp phải hiểm nguy không lường trước.
- Liêm Trinh trấn tọa cung Thân – Dần: Phải trải qua tranh chấp cực gay gắt để kiếm được tài phú.
- Liêm Trinh hội Phá Quân – Tham Lang: Chủ sự trải qua nhiều vất vả nhưng vẫn không giữ được tiền của, luôn bị thất thoát và túng thiếu.
Cung Tật Ách
- Sao Liêm Trinh ở cung Tật Ách: Thường gặp những bệnh tật, thương tật ở chân tay và lưng.
- Liêm Trinh ở Hãm Địa: Cuộc sống trắc trở, lận đận, sức khoẻ yếu kém, thường bị bệnh tật và nạn tai, phải xa nhà để lập nghiệp, bị giảm tuổi thọ.
- Liêm Trinh cùng Thiên Phủ: Cả đời mạnh khoẻ, bình an.
- Liêm Trinh hội Thiên Tướng: Thường gặp các bệnh về dạ dày, tiểu đường.
- Liêm Trinh gặp Thất Sát: Gặp bệnh về dạ dày, ung thư và bệnh về mắt.
- Sao Liêm Trinh gặp Phá Quân – Tham Lang: Thường mắc bệnh về phổi và bệnh tình dục.
Cung Thiên Di
- Khi Liêm Trinh ở tại Dần, Thân: Được quý nhân phù trợ, trần áp được tiểu nhân, được nhiều người kính nể, phát tài phát lộc.
- Liêm Trinh hội Thiên Phủ: Dễ kiếm tài lộc từ bên ngoài, được quý nhân giúp đỡ. Dễ làm giàu trong cảnh khó khăn để thành đại gia trong doanh thương.
- Liêm Trinh và Thiên Tướng đồng cung: Càng bận rộn, siêng năng càng thành công và kiếm được nhiều tài lộc, thường dịch chuyển, du lịch sang trọng.
- Liêm – Phá đồng cung: Ở ngoài gia đình có thể may rủi không lường trước được.
- Liêm Trinh gặp Tham Lang: Ăn chơi vô độ, truỵ lạc, dễ gặp tai hoạ ngục tù,
- Liêm Trinh với Thất Sát đồng cung: Ở ngoài gia đình gặp bất lợi, dễ gặp nạn tai ngoài đường.
Cung Nô Bộc
Liêm Trinh ở cung Nô Bộc thường hay bị nô bộc, người giúp việc, bạn bè nói xấu, đặt điều, gièm pha, làm ơn mắc oán, nuôi ong tay áo.
- Liêm Trinh hội Thiên Tướng: Được cát tinh nâng đỡ, nhờ bạn bè tương trợ mà thành công, khá giả hoặc có người dưới quyền giúp kiếm tiền tài.
- Liêm Trinh – Hóa Kỵ: Nên đề phòng bạn bè và nô bộc liên luỵ mà phá sản.
- Liêm Trinh gặp Thiên Phủ: Có tình bạn nhiệt tình, sâu sắc, có thể tin tưởng, người dưới quyền trung thành, ủng hộ. Nhờ đó mà gia vận thịnh vượng, cát lợi.
- Liêm Trinh với Phá Quân, Thất Sát: Vì tin tưởng bạn bè và người dưới quyền mà bị liên lụy, hãm hại vào tù tội, phạm pháp.
Cung Điền Trạch
Liêm Trinh ở cung Dần Thân: Không được thừa hưởng cơ nghiệp, của cải của cha ông. Trong quá trình xây dựng cơ đồ cũng gặp phải nhiều khó khăn, phá sản.
- Khi Liêm Trinh gặp Thiên Phủ: Được ông cha để lại nhà đất, có nhiều tài sản tổ tiên để lại.
- Liêm Trinh hội Thiên Tướng: Cơ nghiệp lúc trẻ chưa có gì, càng ngày càng phát đạt. Cơ nghiệp đồ sộ lúc về già.
- Liêm Trinh gặp Phá Quân: Sẽ phá tán hết cơ nghiệp tổ tiên để lại. Sau về già có nhiều bất động sản cao cấp.
- Liêm Trinh và Thất Sát: Vất vả tạo dựng cơ nghiệp, tự lập, tự mua nhà cửa, sau mới khá giả.
- Liêm – Tham đồng cung: Sản nghiệp của tổ tiên bị phá tán. Không có nơi ở cố định lúc về già.
Cung Quan Lộc
- Sao Liêm Trinh ở cung Quan Lộc tại Dần, Thân hay gặp Thiên Phủ: Là người nắm quân quyền, rạng danh trên con đường võ nghiệp và chính trị, được mọi người nể trọng.
- Liêm Trinh gặp Thiên Tướng đồng cung: Thường thành danh trong các ngành về công nghệ – kỹ thuật hay quân sự, tư pháp, thế nhưng không lâu bền.
- Liêm – Phá đồng cung: Con đường công danh, quan lộc lận đận. Thích hợp làm nghề kinh doanh buôn bán hoặc các công việc về kỹ thuật.
- Liêm – Tham đồng cung: Thường giữ chức vụ nhỏ, hợp với các nghề về kiểm tra như thuế, thanh tra, tư pháp, địa ốc,… nhưng thường lận đận, không suôn sẻ.
Cung Phúc Đức
- Liêm Trinh tại cung Phúc Đức: Luôn có cảm giác hỗn loạn, vướng bận và vất vả, căng thẳng dù cuộc sống giàu có hay nghèo khổ.
- Liêm hội Phủ, Tướng: Cuộc sống bôn ba nhưng vui vẻ và náo nhiệt. Chủ thể luôn khoan nhượng và độ lượng, đôn hậu.
- Liêm Trinh gặp Phá Quân: Người hay lo nghĩ, bận rộn, thường thiếu quả quyết. Tâm tư gửi hết vào công việc nên không được sống hưởng thụ, nhàn nhã.
- Liêm Trinh hội Tham Lang: Là người có khuynh hướng sống hưởng thụ và vật chất, cuộc đời đào hoa, phong lưu, tự cao tự đại vào bản thân.
- Khi Liêm Trinh và Thất Sát gặp nhau: Tinh thần luôn bất an, có tính võ đoán dù không giỏi cân nhắc, suy nghĩ. Cuộc đời luôn tất bật, bận rộn và vất vả.
Trên đây là những thông tin về sao Liêm Trinh mà https://copsolution.vn đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này quý độc giả đã tìm được những thông tin lý thú về chòm sao Liêm Trinh. Copsolution luôn mong muốn nhận được những đóng góp của quý độc giả về những bài viết để chúng tôi không ngừng hoàn thiện mình, mang đến những thông tin giá trị cho người đọc.