Hướng đặt bếp

Chọn hướng bếp khắc phục hướng bếp xấu

Là một trong ba khu vực quan trọng nhất trong một căn nhà, không gian bếp là nơi bạn cần quan tâm về phong thủy không kém phòng khách hay phòng ngủ. Cách đặt hướng bếp tưởng như đơn giản nhưng lại khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến con đường công danh, tài lộc và sức khỏe của tất cả thành viên trong gia đình. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mách bạn cách xác định hướng đặt bếp theo đúng phong thủy.

Cách chọn hướng bếp

 

Hướng đặt bếp

 

Theo các quan niệm tín ngưỡng từ lâu đời, khi người nấu quay lưng lại, lưng của người nấu quay về hướng nào thì đó được coi là hướng bếp. Mỗi người trụ cột trong gia đình có tuổi, mệnh khác nhau lại hợp với một hướng khác nhau. Chúng tôi sẽ chỉ cách đặt bếp trong nhàhướng đặt bếp theo từng hướng nhà khác nhau:

Nhà hướng Bắc

Tuỳ theo mệnh hoặc là tuổi của gia chủ mà khi bạn xây nhà hướng Bắc có thể lựa chọn hướng đặt bếp sao cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn đang sở hữu một ngôi nhà hướng Bắc thì tuyệt đối đừng đặt bếp hướng Nam và đừng đặt ở nơi quá lộ liễu sẽ gây mất thẩm mỹ cũng như gây hao tán tài sản của gia đình bạn đấy.

Nhà hướng Đông

Hướng Đông là hướng mặt trời mọc, là thời điểm bắt đầu guồng quay của cuộc sống, đây cũng là hướng tốt mang đến sự phát triển và sinh tồn mạnh mẽ. Vì vậy, nếu như bạn đang là một gia chủ của căn nhà hướng Đông thì đừng nên lựa chọn hướng Tây hay hướng Nam để đặt bếp nếu không muốn mất đi sự may mắn và hưng thịnh của gia đình nhé. 

Chính bởi hướng Tây là hành Kim khắc hành Hoả, không thích hợp để đặt bếp nấu. Khi mặt trời lặn về hướng Tây, ánh nắng gay gắt trực tiếp sẽ khiến thức ăn bị ôi thiu, việc nấu nướng cũng trở nên bất tiện hơn. 

Cũng như thế,  hướng Nam là hướng có Hoả khí vô cùng mạnh, gây bất lợi đến gia chủ. Hướng bếp nên tránh hướng Bắc vì hỏa kị phong kỵ thủy. Nhà bếp phải “tàng phong tụ khí” nên tránh quay về “hướng thủy vượng”.

 

✅✅✅ Xem thêm : Cách chọn hướng cầu thang

 

  • Nhà hướng Đông Bắc:

Gia chủ nên chọn hướng bếp Đông Nam là thích hợp nhất. Kiêng kỵ đặt bếp hướng Tây, Tây Nam sẽ đem lại điềm không may cho gia chủ. 

Bên cạnh việc chọn hướng để đặt bếp, nội thất và đồ đạc trong bếp cũng cần có sự bố trí hợp lý. Chẳng hạn như bồn rửa chén bát đến bếp phải có khoảng cách tối thiểu là 60cm vì thủy hỏa xung khắc. Không nên đặt bếp ở các cửa sổ hút gió, vì phong hỏa cũng xung khắc đồng thời tránh làm mùi thức ăn bay đi khắp nhà.

  • Nhà hướng Đông Nam

Khi nhà có hướng Đông Nam thì chính Tây sẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất cho hướng bếp. Ngoài ra có thể là hướng Đông Bắc hoặc hướng Nam. Ngược lại, Tây Bắc sẽ là hướng tối kỵ trong phong thủy, đem lại vận không may cho gia chủ. 

Nhà hướng Nam

Một ngôi nhà hướng Nam đặt bếp hướng nào? Đây là hướng được cho là dễ ở vì vào mùa hạ thì mát, mùa đông thì ấm. Hướng bếp nên được đặt là chính Tây hoặc Đông Bắc, tối kỵ đặt hướng bếp Tây Bắc. 

Nhà chính Tây

Nhà hướng chính Tây có khá nhiều bất lợi về thời tiết cũng như phong thuỷ nên cần chú ý rất kỹ trong việc sắp xếp. Theo như phong thuỷ được nghiên cứu cho thấy, nếu nhà bạn ở hướng chính Tây thì hãy đặt bếp ở các hướng Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc và hướng cùng với nhà – chính Tây đều là bốn hướng cát mang điều lành đến gia đình.

  • Nhà hướng Tây Nam

đây là một hướng nhà được xem là khá kém may mắn trong phong thủy, đem nhiều điềm xấu đến cho gia chủ. Nên đặt bếp ở hướng Đông Nam cho phù hợp và ngăn bớt những điều xấu đến với gia đình.

  • Nhà hướng Tây Bắc

đây là hướng không đẹp cũng không xấu, nên đặt bếp về hướng Tây hoặc Tây Nam sẽ thuận lợi cho gia chủ. 

Việc chọn cách đặt bếp theo phong thủy cần phải dựa trên tuổi, mệnh của chủ hộ gia đình, hướng nhà, hướng cổng, diện tích, … Vậy nên, khi chọn được hướng nhà phù hợp, ta cũng cần phải lưu ý một số điều khi bày trí đồ dùng, nội thất bếp.

Không nên đặt bếp thẳng cửa chính, thứ nhất là mất tính thẩm mỹ, thứ hai là luồng khí xông thẳng từ ngoài vào bếp sẽ gây bất lợi cả về việc nấu nướng hay phong thủy. 

Cũng không nên đặt bếp cùng hướng, hoặc gần với nhà vệ sinh vì những thứ có vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến món ăn. Đồng thời cũng gây mất mỹ quan khi không gian nấu nướng lại gần khu vệ sinh. Những ngôi nhà có diện tích hạn chế chắc chắn sẽ mắc lỗi này.

Bếp là nơi thường sinh những luồng nhiệt nóng và mùi do hoạt động nấu nướng nên ta cũng không xây hướng với phòng ngủ, ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi của gia chủ.

Cũng tránh đặt bếp gần với khu vực cấp, thoát nước hay các trục dây điện chạy qua vì hỏa kỵ thủy. Cũng không được đặt bếp ở nơi quá lộ liễu hoặc quá kín đáo. 

Khi gia chủ chọn đặt bếp hướng Đông thì không nên bài trí thêm cây cảnh trong bếp vì theo phong thủy, đây là hướng cực tốt, lộc lá, phú quý theo đó vào nhà nên khi đặt cây cảnh thì sẽ che chắn mất. 

Đặt hướng bếp kiêng đặt ngược với hướng nhà. Điều này gây xung khắc, không đem lại may mắn và tài lộc. Gia chủ nên cẩn thận chú ý.

Ở giữa ngôi nhà là nơi mạch khí chủ đạo đi qua nên cũng tránh đặt bếp cho dù gặp hướng đẹp. Đặt bếp ở vị trí này sẽ đem lại sự xáo trộn về sức khỏe cũng như con đường hưng thịnh của cả gia đình. 

Ta nên tránh để một khoảng không hay khoảng trống phía sau bếp. Tránh để không gian sau bếp có gió lùa trực tiếp hay mặt trời rọi trực tiếp. Bếp nên đặt liền kề với một bức tường vững vàng, như vậy tài lộc mới vững vàng theo. Và không nên đặt bếp cạnh tủ lạnh và bồn rửa bát, đặt tủ lạnh đối diện bếp.

Gia chủ không nên đặt bếp quay về hướng Bắc và bàn nấu ăn ở trên rãnh nước, đường mương, đường nước chảy, nơi có vị trí thấp, không đủ ánh sáng hoặc xô lệch bàn nấu ăn. 

Hóa giải hướng bếp xấu

 

Có thể thấy, dù đã để ý kỹ nhưng nhiều gia đình vẫn bỏ sót một vài điều ảnh hưởng đến hướng bếp khiến phong thủy, đem lại điều không may. Chúng tôi đã liệt kê một số lỗi thường gặp và cách hóa giải hướng bếp xấu mà nhiều gia đình gặp phải. Hãy cùng theo dõi nhé! 

Cửa chính đối diện cửa bếp

Cửa chính được coi là nơi thu hút tiền tài, vận may. Còn bếp được coi là ngân khố khi thường được xây ở vị trí cuối căn nhà. Thế nhưng việc hai cửa này đối diện nhau đem lại sự không may, như mở đường để tài lộc ra khỏi nhà. 

Cách hóa giải cửa chính nhìn thẳng vào bếp mà thường được dùng phổ biến là gia chủ xây cửa bếp lệch với cửa chính, vừa giúp bố cục ngôi nhà thêm thuận mắt, vừa hóa giải điềm không may. Nếu không thể xây lại cửa, bạn có thể đặt một tấm bình phong ngăn giữa cửa và bếp hoặc để cho trạng thái cửa bếp luôn luôn đóng.

 

✅✅✅ Xem thêm : Nhà thuộc hướng ngũ quỷ khắc phục thế nào ?

 

Bếp đặt cùng với hướng nhà

Hướng bếp và hướng nhà được cho là có mối quan hệ vô cùng quan trọng và gắn bó, tấc động qua lại với nhau. Hướng này được đặt dựa trên hướng kia và một trong hai hướng đặt sai thì hướng kia sẽ đặt hướng tốt hơn để trung hòa hướng còn lại. Và nếu như được hỏi có nên đặt hướng bếp cùng hướng nhà không thì câu trả lời sẽ là không nên. 

Với sai lầm này, bạn có thể có nhiều cách hóa giải hướng bếp xấu như mua thêm chuông gió treo trước cửa nhà vì chuông gió được tin tưởng có khả năng xua đi các luồng khí xấu. Hay bạn có thể cải thiện nho nhỏ cho căn bếp bằng cách xây thêm tường vách, đặt thêm tranh hay sử dụng các màu sơn tường hợp mệnh với gia chủ để hóa giải hướng bếp xấu này. 

Đặt bếp ở góc tường

Bếp không đơn thuần là nơi nấu nướng mà còn là nơi gia đình sum vầy, là nơi giữ ngọn lửa gia đình. Vậy nên, ta tránh việc đặt bếp ở góc tường

Vị trí này sẽ làm giảm tầm nhìn của những người nấu nướng, đồng thời tạo cảm giác ngột ngạt, bí bách ảnh hưởng tâm trạng nấu nướng và chất lượng món ăn. 

Bếp đặt ở góc tường khiến không gian không có lối thoát, thịnh vượng và hạnh phúc từ đó không đến được với gia chủ. 

Nếu không thể thay đổi vị trí bếp nấu thì bạn có thể thêm một chiếc gương với kích cỡ vừa phải để giúp không gian nhà bếp thêm rộng rãi, người nấu có thể quan sát được toàn bộ không gian. Hoặc bạn có thể treo một chiếc chuông gió trước cửa bếp vì theo quan niệm phong thủy, tiếng chuông gió có thể thu hút được vận may và tài lộc.

Đặt bếp ở chân cầu thang:

Theo quan niệm xưa, việc đặt bếp dưới chân cầu thang hay dưới xà ngang, gầm cầu thang đều là điều không nên mà gia chủ cần tránh. Có thể bạn sẽ thấy nó rất tiện ích và tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian nhà ở nhưng thực tế không phải vậy.

Chân cầu thang hay gầm cầu thang đều là nơi bị đè nén, việc đặt bếp có thể khiến cho vận khí của gia đình gặp rắc rối. Cầu thang còn là tượng trưng cho nguồn sát khí hay còn là nơi tích tụ nguồn khí ấy với khối lượng lớn. Cách đặt bếp và nấu nướng ở nơi như vậy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, dẫn đến ốm yếu bệnh tật cho các thành viên trong gia đình.

Gia chủ cần phải sử dụng trần nhà bằng xốp hoặc thạch cao để có thể che lại cầu thang, tránh tiếp xúc trực tiếp với không gian bếp. Cách tốt nhất là bạn nên di chuyển không gian bếp đến một vị trí khác thuận lợi và hợp phong thủy hơn.

✅✅✅  Xem thêm : Cách khắc phục nhà hướng tây

Nên chọn phong thủy phòng bếp theo tuổi

Bếp được coi là một trong ba trụ chấn hưng phong thủy của một gia đình. Lựa chọn đặt bếp theo hướng tốt nhất dựa theo tuổi sẽ giúp cho nguồn thịnh vượng, tài lộc, may mắn đến dồi dào hơn. Mỗi tuổi có một cung mệnh khác nhau, hợp với một hướng khác nhau và đem lại vận may, vận xui khác nhau. 

Mỗi trụ cột trong gia đình là đại diện để xem tuổi và dựa trên đó để xem hướng để đặt bếp nên gia chủ cần để ý và thực hiện đúng theo phong thủy tránh điều không may. 

Nền bếp thấp hơn nền nhà

Một số người trong quá trình thi công nhà đã không để ý đến lỗi phong thủy này mà xây nền bếp thấp hơn nền nhà. Điều này ảnh hưởng đến con đường hội tụ không khí, tài lộc thay vì phân bố xung quanh nhà lại tập trung xuống bếp.

Cách hóa giải hướng bếp xấu này là bạn cần xây một cái gờ nhỏ giữa ranh giới hai phòng và treo thêm gương bát quái trước cửa bếp. Nhưng đồng thời bạn cần chú ý hơn trong đi lại, tránh xảy ra tai nạn.

Nhà bếp từ lâu đã đi vào đời sống tâm linh người Việt với nhân vật ông Táo cưỡi cá chép chầu trời nên việc giữ gìn, lựa chọn hướng cho không gian bếp là một điều quan trọng, được để ý và xem trọng để đem lại nguồn tài lộc, may mắn cho cả gia đình.

Khi có nhu cầu cần tư vấn nội thất, tư vấn thiết kế kiến trúc không gian bếp của sao cho hợp phong thủy để đem lại sự thuận lợi cho gia đình bạn hãy liên hệ ngay với Cosolution. Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và giúp bạn tìm được lựa chọn ưng ý nhất!

Bản vẽ thiết kế nhà 5 tầng

BẢN VẼ KẾT CẤU NHÀ PHỐ 5 TẦNG

Với những ngôi nhà có quy mô xây dựng, số tầng lớn thì việc có kế hoạch xây dựng cụ thể, rõ ràng là vô cùng quan trọng. Trong bài viết ngày hôm nay. Hãy cùng Copsolution tìm hiểu một kế hoạch tiêu chuẩn từ bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu đến các phần phụ của một thiết kế nhà phố 5 tầng nhé!

Bản vẽ kiến trúc

Đây là phần quan trọng nhất, được coi như “khung xương” của cả một ngôi nhà. Vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý làm sao cho bản vẽ kiến trúc thật chính xác, càng chi tiết càng tốt và vẫn phải đảm bảo được tính thẩm mỹ, độ chắc chắn và an toàn. Dưới đây là 3 vấn đề mà bạn cần phải quan tâm đến khi thực hiện một bản vẽ kiến trúc của thiết kế nhà phố 5 tầng.

  • Phần thiết kế kiến trúc

Với thiết kế nhà phố 5 tầng, thì đây là một mẫu nhà rất phổ biến ở thành thị, nơi mà quỹ đất không có nhiều, nhu cầu nhà ở lại cao. Các mẫu nhà ở đây thường có mặt tiền khoảng 3m – 5m với chiều dài 10m-15m. Bạn cần tính toán đế mục đích sử dụng nhà ống 5 tầng để có thể đưa ra cho mình những bản vẽ kiến trúc hợp lý nhất. Thông thường các thiết kế nhà phố 5 tầng sẽ có 2 mục đích xây dựng chính là để ở và để kinh doanh.

Với mẫu nhà phố 5 tầng để ở, đây là mẫu nhà phục vụ cho gia đình nhiều thế hệ. Ví dụ một gia đình gồm ông bà, gia đình của anh trai, gia đình của em trai sẽ rất hợp với kiểu kiến trúc này. Bạn cần xem xét bố trí đầy đủ các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng ăn đủ lớn để cả đại gia đình có thể ngồi quây quần. 

 

 

Mẫu nhà thứ 2 là mẫu nhà để kinh doanh, sẽ phổ biến hơn mẫu nhà để ở vì thường sẽ không có nhiều gia đình nhiều người đến thế. Vì vậy chỉ cần một mẫu nhà biệt thự hoặc mẫu nhà ống 3 tầng là đã có thể thoải mái cho cả một gia đình ở. 

Mẫu nhà để kinh doanh thường sẽ có kiểu tầng 1 cho thuê hoặc kinh doanh, các tầng còn lại là không gian sinh hoạt của gia đình. Hay nếu gia chủ mạnh về tài chính hơn có thể sử dụng thiết kế nhà phố 5 tầng làm nhà hàng, khách sạn mini, nhà nghỉ, cửa hàng, …

Vì tính đặc thù của nhà kinh doanh nên bạn cần phải chú ý sao cho bản vẽ kiến trúc của thiết kế nhà phố 5 tầng có đủ các không gian cần thiết cho kinh doanh hoặc nửa kinh doanh nửa ở. Từ đó tận dụng được tối đa giá trị sử dụng của ngôi nhà.

 

✅✅✅ Xem thêm : Full bản vẽ thiết kế nhà 5x10m

 

  • Sử dụng vật liệu

Việc lựa chọn, chuẩn bị vật liệu xây dựng cho những thiết kế nhà phố 5 tầng như thế này là vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến độ bền, độ an toàn của công trình. Bạn cần tính toán kỹ xem sử dụng các loại vật liệu nào vừa an toàn, chắc chắn mà vẫn tạo sự tiện nghi, thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Với những thiết kế nhà phố 5 tầng, thì giá cả vật liệu chắc chắn cũng không thể quá rẻ. Bạn không nên tiếc tiền, ham rẻ mà sử dụng những mẫu vật liệu kém chất lượng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thi công của cả ngôi nhà.

  • Bản vẽ bố trí mặt bằng

Vì là mẫu nhà có nhiều công năng sử dụng cũng như có nhiều người ở nên bạn cần đặc biệt lưu tâm khi bố trí, thiết kế nhà phố 5 tầng. Bạn cần bố trí các không gian sao cho hợp lý, đủ không gian cho cả gia đình ở hoặc đủ không gian buôn bán. Bạn cũng cần xét tới tính thẩm mỹ, tránh bố trí các phòng chồng chéo lên nhau gây rối mắt, chật chội.

 

mặt bằng các tầng

 

  • Bản vẽ kết cấu

Bản vẽ kết cấu là hạng mục quan trọng thứ hai chỉ sau bản vẽ kiến trúc bởi nó sẽ quyết định độ bền, độ vững chắc của cả ngôi nhà. Bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Kết cấu móng

Móng nhà là bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà. Một ngôi nhà đồ sộ, tráng lệ mà móng không chắc thì cũng sẽ rất thiếu an toàn, khó giữ được độ vững chãi, kiên cố. 

Việc bàn bạc, tính toán kỹ lưỡng với đội ngũ kỹ sư, thợ xây là cực kỳ cần thiết trước khi bắt tay vào làm móng nhà. Với hạng mục này, bạn cần xem xét hợp tác với những kỹ sư, thợ xây có kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn cao để có một bộ móng nhà hoàn hảo nhất, tránh việc móng nhà xây xong không vững chãi, sẽ rất nguy hiểm khi đưa vào sử dụng sau này.

 

✅✅✅ Xem thêm : Phối cảnh nhà phố 6 tầng kinh doanh quần áo

 

  • Kết cấu phần thân nhà

Sau khi thiết kế xong móng nhà, bộ phận mà bạn cần bắt tay vào làm ngay đó chính là thân nhà. Bạn cần chú ý tính toán sao cho không gian thân nhà phù hợp với nhu cầu sử dụng của cả gia đình hoặc phù hợp với nhu cầu kinh doanh.

 

bản vẽ phân thân nhà

 

  • Thiết kế cột

Cột trụ hay trụ hay cột nhà là một trong kiến trúc và kỹ thuật cấu trúc của thiết kế nhà phố 5 tầng. Thường mang hình dạng tròn hoặc vuông, cột trụ trong ngôi nhà thường là phần cấu trúc vững chắc, giúp chống đỡ sức nặng của cả công trình. Cột cũng thường được sử dụng để hỗ trợ các bộ phận phía trên của bức tường hoặc trần nhà là chùm hoặc là mái vòm.

Một cột cũng có thể là một yếu tố trang trí hoặc là một phần của một bức tường.Cột thường được xây bằng đá hoặc bê tông, ở một số nơi nhất là các nước Á Đông cổ thì thường sử dụng cột nhà bằng gỗ.

 

bản vẽ kiến trúc cột nhà

 

  • Thiết kế cầu thang

Cầu thang là hạng mục vô cùng quan trọng trong thiết kế nhà tầng, nhất là thiết kế nhà phố 5 tầng. Bộ phận này giúp kết nối các tầng của căn nhà với nhau. Bạn có thể sử dụng nhiều vật liệu khác nhau để xây dựng cầu thang như đá, gạch, kính, …

  • Thiết kế sàn

Bạn cần chú ý đến thiết kế sàn sao cho vừa bền khi sử dụng mà vẫn mang tính thẩm mỹ cao. Ngoài gạch hoa, đá lát sàn bạn cũng có thể sử dụng sàn gỗ. Tuy nhiên với chất liệu gỗ bạn cần lưu ý chọn loại sàn gỗ có chất lượng tốt, chống ẩm mốc, cong vênh trong quá trình sử dụng.

 

✅✅✅ Xem thêm : Những cách bố trí công năng nhà 5 tầng

 

  • Phần điện nước

Đây là chi tiết ảnh hưởng tới việc ngôi nhà có tiện nghi hay không. Chính vì lý do đó mà bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Bản vẽ cấp điện

Bạn cần đặc biệt chú ý đến hệ thống cấp điện chiếu sáng, ổ cắm, cấp ddienj điều hòa, nóng lạnh, hệ thống báo cháy, … Điều này giúp cho hệ thống cấp điện của bạn sẽ trở nên khoa học và đầy đủ. Bạn cũng cần bàn bạc với các kỹ sư có chuyên môn để có kế hoạch làm bản vẽ cấp điện một cách tốt nhất.

  • Bản vẽ hệ thống mạng

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay thì hệ thống mạng trong một ngôi nhà là phần không thể thiếu. Bạn cần phải tính toán, thiết kế sao cho mọi căn phòng trong nhà đều kết nối được mạng. Việc đảm bảo dây mạng gọn gàng, đẹp đẽ cũng là một yêu cầu về mặt thẩm mỹ đáng để lưu tâm. Đường đi cáp của ngôi nhà cũng cần được sắp xếp một cách khoa học nhất.

Nếu bạn sử dụng mạng lan, wifi thì cũng cần bố trí sao cho sóng wifi có thể phủ toàn bộ ngôi nhà, thuận lợi cho công việc cũng như giải trí của cả gia đình.

  • Bảng vẽ cấp thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước là hệ thống quan trọng nhất trong ngôi nhà. Sẽ chẳng ai muốn sống trong một ngôi nhà mà mùa mưa thì ngập vì không thoát được nước, mùa hè thì thường xuyên mất nước. Tuy nhiên đây lại là hạng mục rất phức tạp, đòi hỏi sự tính toán và chuyên môn rất cao.

Điều đầu tiên khi bạn nghĩ tới việc thiết kế sơ đồ cấp thoát nước là sơ đồ nguyên lý của hệ thống. Đây chính là những nét phác thảo đầu tiên cho ta hiểu sơ bộ về các đường ống cấp, thoát nước, vị trí công tơ, máy bơm…

Tiếp đó, bạn cần triển khai các ý tưởng làm hệ thống cấp thoát nước trong thiết kế nhà phố 5 tầng của mình. Bạn cần suy tính bố trí cá đường ống cấp nước, thoát nước, đường ống nước thải sao cho khoa học và tiết kiệm diện tích nhất có thể. Thêm vào đó, việc tìm vị trí của máy bơm, bể tự hoại, đồng hồ nước cũng rất quan trọng, giúp ích trong quá trình kiểm tra, bảo trì và sửa chữa.

Sau khi đã thiết kế hết các hệ thống chính, việc tiếp theo mà bạn cần làm đó chính là chú ý đến các chi tiết, hệ thống phụ. Tuy chúng chỉ là phần phụ nhưng cũng rất quan trọng, quyết định độ tiện nghi cho thiết kế nhà phố 5 tầng của bạn.

Cuối cùng, khi đã hoàn thành hết các cộng đoạn ở trên, bạn có thể bắt tay vào làm. Tuy nhiên bạn cần hợp tác với đội ngũ thi công có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm bởi các thiết kế ống nước là thiết kế ngầm trong nhà, nếu thi công sai thì rất bất tiện trong việc sửa chữa sau này.

Vật liệu trong hệ thống thoát nước của thiết kế nhà phố 5 tầng cũng đặc biệt quan trọng. Hãy sử dụng những vật liệu ống dẫn, công tơ chất lượng tốt, có thương hiệu. Đừng nên quá ham rẻ mà chọn những thiết bị chất lượng kém, không đảm bảo được độ bền về sau.

  • Lắp đặt điện, nước

Đây là công đoạn khi bạn đã hoàn thành xong các bảng vẽ ở trên. Như đã nói, vì hệ thống điện, nước là hệ thống chạy ngầm trong nhà, nên việc thi công đòi hỏi phải có sự chuẩn xác cao, chuyên môn vững nếu không sẽ rất khó khăn khi sửa chữa, bảo trì. 

 

  • Biện pháp thi công

 

Khi đã hoàn thành xong mọi bản vẽ thì cũng chính là lúc bạn bắt tay vào thi công thiết kế nhà phố 5 tầng của mình. Bạn cần lưu ý một số điều sau để việc thi công diễn ra thật suôn sẻ.

  • Chuẩn bị mặt bằng

Chuẩn bị mặt bằng là công việc tuy đơn giản nhưng lại là bước đầu rất quan trọng. Để chuẩn bị mặt bằng thật tốt bạn cần phải phát quang để khu đất thông thoáng, giải tỏa kết cấu xây dựng cũ và làm sạch đất ở đó. Sau khi xử lý, chuẩn bị mặt bằng xong thì bạn mới có thể bắt đầu việc thi công thiết kế nhà phố 5 tầng của mình

  • Công đoạn xây phần thô

Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng, quyết định đến bộ dạng của ngôi nhà khi hoàn thiện. Tuy nhiên với bản vẽ đã tính toán kỹ lưỡng cùng đội ngũ kỹ sư, thợ xây chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Bạn cũng cần phải thường xuyên quan sát, kiểm tra quá trình thi công để nếu có gì không đúng ý hay lỗi gì trong công đoạn xây phần thô của thiết kế nhà phố 5 tầng, bạn có thể can thiệp kịp thời. Tránh trường hợp phó mặc việc thi công cho thợ mà ko kiểm soát lỗi, sẽ gây khó khăn, tốn tiền bạc, thời gian sau này khi phải sửa chữa, xây dựng lại.

  • Hoàn thiện căn nhà

Khi đã hoàn thành xong hai công đoạn bên trên, bạn nên bắt tay ngay vào việc hoàn thiện căn nhà. Lúc này bạn cần quan tâm tới các chi tiết tuy nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến độ tiện nghi của thiết kế nhà phố 5 tầng bạn định ở sau này.

Ở khâu này, bạn cần có kế hoạch và định hướng cụ thể để chọn gạch lát nền sơn tường, lan can, tiểu tiết. Việc lựa chọn nội thất và các chi tiết trang trí trong thiết kế nhà phố 5 tầng cũng vô cùng quan trọng, giúp cho căn nhà thêm sinh động và đáng sống hơn.

 

✅✅✅Xem thêm : Báo giá thi công nội thất trọn gói tại Sài Gòn

Dự toán xây nhà phố 5 tầng

Lên kế hoạch thiết kế nhà phố 5 tầng đã là một việc khó, việc tính toán chi phí thi công lại càng khó hơn bởi có vô vàn đơn vị thi công, vô vàn các loại vật liệu khác nhau với các mức giá vô cùng đa dạng. Bạn sẽ rất dễ dàng bị rối, đau đầu trong việc hạch toán kinh phí xây nhà. Sau đây là một hạch toán mẫu của chúng tôi đưa ra:

  • Bảng tiên lượng dự toán

Đây là bảng ghi lại và tính toán chính xác các công việc, hạng mục từ lúc căn nhà còn trên bản vẽ đến lúc hoàn thiện. Ví dụ phải sử dụng bao nhiêu tấn cát, sỏi, xi măng; phải sử dụng bao nhiêu m2 sàn gỗ; phải mua đường ống cấp, thoát nước của hãng nào, chất liệu gì, …

 

dự toán công việc

 

  • Bảng tổng hợp kinh phí vật tư

Bạn cần phải tính toán giá trên thị trường của các loại vật tư cần thiết trong xây dựng nhà phố 5 tầng từ đó có sự lựa chọn rõ ràng sao cho hợp với chi phí dự định ban đầu. Ví dụ: Chi phí cho các loại cửa kính là bao nhiêu; Kinh phí mua dây cáp điện, cáp mạng như thế nào; giá của sơn tường là bao nhiêu, …

 

bảng phí vật tư

 

  • Bảng tổng hợp kinh phí dự toán

Đây là bảng tổng hợp các chi phí mà bạn đã dự toán ở trên, khi đã hoàn thiện hạc toán các chi phí vật tư, mặt bằng, nhân công. Bảng này là kết quả cuối cùng cho câu hỏi kinh phí thiết kế nhà phố 5 tầng. Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu mọi sự tính toán chỉ là tương đối, sẽ có sai số nhỏ khoảng 5%, bạn cũng cần phải chuẩn bị thêm một khoảng kinh phí dự trù khi xây nhà phố 5 tầng.

 

tổng hợp kinh phí dự toán

 

Tóm lại, việc xây nhà, đặc biệt là thiết kế nhà phố 5 tầng là chuyện hệ trọng, thậm chí là của cả đời người. Do đó mà việc tính toán, xem xét thật kỹ càng trước khi bắt tay vào xây dựng là một chuyện tất yếu, được đặt lên hàng đầu. Hy vọng với những gợi ý chi tiết của Copsolution, bạn đã có được những ý tưởng cho việc thi công căn nhà yêu quý của mình.

diện tích thông thủy diện tích tim tường

Diện tích thông thủy là gì ?

Thông thủy là gì

Thủy là nước thông là không bị cản như vậy có thể hiểu thông thủy là dòng nước không bị cản, Thông thủy là cách tính diện tích căn hộ đo theo những nơi nước có thể chảy đến một cách tự nhiên. Ở nước ngoài, diện tích thông thủy còn được gọi là diện tích trải thảm là ở đâu có thể trải được thảm thì ở đó sẽ được gọi là thông thủy.

 

Diện tích thông thủy và Diện tích tim tường

 

Diện tích thông thủy được hiểu bao gồm cả phần diện tích của tường ngăn diện tích phòng bên trong căn hộ và diện tích khu vực ban công, lô gia (nếu có) bên ngoài gắn liền với căn hộ đó.

Nhưng diện tích thông thủy không tính tường bao quanh ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ (không phải các phòng trong 1 căn hộ ), diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn, trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung

Diện tích tim tường là gì?

 

thiết kế không gian phòng khách nhỏ

Tim tường là vị trí chính giữ trung tâm của một bức tường. Cách tính diện tích tim tường sẽ tính bao gồm tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn bao gồm có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ thuật ngữ diện tích tim tường thường được sử dụng cho các căn hộ chung cư. Diện tích tim tường còn có một tên gọi khác đó là diện tích phủ bì nhưng có sự khác biệt ở chỗ là diện tích tim tường thường là phần âm bên trong bức tường (nơi mà ta không nhìn thấy ) còn diện tích phủ bị thường là phần mặt tường bao gồm cả lớp sơn, vôi ve ta có thể nhìn thấy.

Lời khuyên của Copslution tới những ai đang có ý định mua căn hộ chung cư nên biết về khái niệm này bởi, Diện tích tim tường cũng dùng để xác nhận quyền sở hữu và các vấn đề về tranh chấp xảy ra trong không gian căn hộ chung cư nhà bạn.

Ví dụ : 2 hộ gia đình là hàng xóm của nhau chung 1 bức tường 1 ông muốn khoan bức tường ra thông sang bên không gian nhà bạn như vậy là sai, hoặc một bên muốn khóe một khoảng không trên bức tường để đặt bức phù điêu, đặt vật trang trì nhưng chưa đến tim tường thì họ vẫn chưa sai

Đối với các công trình như nhà phố diện tích tim tường ít khi được sử dụng, bởi những công trình này diện tích tim tường với diện tích phủ bì là hoàn toàn khác nhau.  Diện tích phủ bì là tính cả lớp vôi quét bên ngoài tường của nhà, còn diện tích tim tường chỉ tính từ tim của bức tường tính đi.

Riêng nhà ở liên kế sử dụng tường chung thì diện tích tim tường cũng áp dụng ở đây và tại những căn nhà tường chung thì diện tích phủ bì và diện tích tim tường được tính như chung cư.

 

✅✅✅ Xem thêm : Cách xác định hướng đặt cầu thang

 

Cách đo diện tích căn hộ chung cư 

Theo như Copsolution giới thiệu thì có 2 cách đo như trên Đo theo diện tích tim tường hay đo theo diện tích thông thủy đều có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

  • Đo theo tim tường, số lượng mét vuông cho từng căn hộ có thể nhiều hơn, nhưng nhược điển là giá cho từng mét vuông lại ít hơn.
  • Đo theo diện tích thông thủy, số lượng mét vuông cho từng căn hộ ít hơn, nhưng giá cho từng mét vuông lại cao hơn.

Với một cách tính như vậy như vậy, những ai đã mua căn hộ rồi sẽ còn phải chịu thiệt thòi một lần nữa khi đóng tiền phí dịch vụ quản lý của chung cư

Xét về mặt pháp lý, việc mua bán căn hộ là hợp đồng dân sự có sự thỏa hợn giữa 2 bên không ai ép buộc không ai. Nhưng nói đi thì phải nói lại người mua căn hộ lên được nhận lại một tỉ lệ triết khấu nhất định cho căn hộ mà mình sắp mua và đang sở hữu. Để bảo vệ quyền lợi nghĩa vụ của người mua chung cư thì Bộ Xây dựng đã chính thức ban hành Thông tư 03/2014/TT-BXD quy định thống nhất một cách đo duy nhất diện tích các căn hộ là theo thông thủy. cụ thể như sau:

tt của bộ xây dựng về đo chung cư

 

Cũng có thể, Bộ Xây dựng phải ban hành quyết định này dưới sức ép của dư luận được tạo ra bởi báo trí . BXD đã quyết định đo căn hộ theo thông thủy, thì cũng cần quy định cho thật rõ giới hạn và quy tắc sử dụng bức tường chung ngăn cách giữa các căn hộ.

Bài viết được sưu tầm tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau trong quá trình đọc tham khảo nếu có sai xót rất mong quý độc giả đóng góp ý kiến của mình để được tốt hơn.

Những điều cằn tránh trong phòng ăn

Những điều nhất định cần phải tránh trong phòng ăn

Phòng ăn là một căn phòng cung cấp năng lượng cho gia đình, dù lớn hay nhỏ nhưng nó cũng được thiết kế đầy sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi. Trong phong thủy cùng với phòng khách phòng ăn cũng được coi là phòng quan trọng không kém của căn nhà chín vì vậy mà nhiều gia chủ muốn thiết kế phòng ăn thật khang trang không kém gì như căn phòng khác.

Nếu các bạn quan tâm đến phong thủy trong phòng ăn thì phải tránh  4 điều dưới đây.

Những điều cần tránh khi thiết kế phòng ăn

1. Tránh để đèn chiếu thẳng xuống bàn ăn

 

Những điều cằn tránh trong phòng ăn

 

Khu vực bàn ăn là nơi quầy quần của gia đình trong mỗi bữa ăn hằng ngày. khu vực này cần lắp đặt ánh sáng hài hòa, đủ sáng giúp mọi người cảm thấy dễ chịu & và vui vẻ khi ngồi vào bàn ăn. Một điều cấm kỵ cần lưu ý theo phong thủy đó là ko nên để ánh sáng của đèn chiếu từ trên cao thẳng xuống địa điểm bàn ăn gây ảnh hưởng đến khẩu vị và trạng thái tinh thần của người dùng bữa.

2. Tránh bài trí phòng ăn chiếm chỗ thổi nấu

 

phong thủy phòng ăn

 

Phòng ăn và chỗ nấu ăn thường đặt sát nhau trong một căn hộ . tuy vậy, khi lắp đặt hai khu vực này cần phân loại diện tích hài hòa, ko nên chiếm rất nhiều diện tích của nhà bếp . điều đó không chỉ gây không tiện cho việc nấu ăn và ăn uống mà còn dễ gây xung đột luồng khí khi đi vào phòng.

3. Tránh để bàn ăn trực diện với cửa

 

tránh bàn ăn trực diện với cửa

 

Bàn ăn thường được để ở cạnh cửa sổ hoặc ở giữa khu ăn . Khi đặt bàn ăn hãy lưu ý tránh để bàn đối mặt trực tiếp với cửa phía trước và phía sau của căn phòng . Nếu bạn sống trong nhà nhiều tầng thì nên dùng tầng 2 làm nơi bố trí phòng ăn .

4. Tránh đặt quầy rượu ở phòng ăn nhỏ

Với khu ăn nhỏ, việc đặt thêm quầy rượu sẽ ảnh hưởng xấu tới mỹ quan của ko gian, tác động đến việc đi lại và gây bất tiện cho người ngồi ăn. Nếu bạn thích trưng những loại rượu, bạn có thể dùng những loại tủ, kệ nhỏ treo tường để bày rượu làm điểm nhấn trang trí cho căn phòng .

cách có không gian chung cư đẹp

Làm thế nào để có một căn hộ nội thất đẹp

Một căn hộ chung cư thường có không gian trung bình lớn hơn 100m2, và gồm có 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 1 hoặc 2 phòng tắm phòng vệ sinh, 2 phòng ngủ. Với ko gian nhỏ và không gian tổ chức chung như vậy này, đòi hỏi việc thiết kế thi công nội thất căn hộ chung cư phải thật khéo léo, chi tiết để tạo ra một ko gian sống hiện đại, thoải mái và đẹp.

Dưới đây Copsolution sẽ chia sẻ cho bạn các cách để có được một că hộ chung cư với nội thất không gian đẹp.

Kinh nghiệm thiết kế nội thất căn hộ chung cư

Phòng khách

 

kinh nghiệm thiết kế nội thất chung cư

 

Nội thất phòng khách cho chung cư thường được thi công theo phong cách sang trọng, đơn giản, thoáng đãng do sự hạn chế về diện tích . Tường và trần nhà nên sử dụng các gam màu tươi sáng như: trắng, xám nhạt, hồng nhạt, kem,… tạo cảm giác nhẹ nhàng, yên bình và tươi mới. Ngoài ra, các gam màu sáng này còn giúp cho không gian căn phòng trông rộng rãi hơn rất nhiều . Nội thất phòng khách cũng được trang trí đơn giản với một số vật dụng, đồ nội thất thiết yếu như: bàn ghế, tủ kệ, ti vi,… tránh làm rối mắt, chiếm nhiều không gian phòng khách.

Phòng khách nên để cửa sổ lớn. Bằng kính để tiết kiệm tối đa ánh sáng tự nhiên, tạo không gian mở cho căn phòng thêm thoáng đãng. những đồ nội thất dùng trong phòng khách cũng nên được chú ý về sắc màu, kiểu dáng, nguyên liệu phù hợp với phong cách tiện nghi của cả căn hộ .

Phòng ngủ

 

nội thất phòng ngủ

 

Phòng ngủ là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của mọi người. sắc màu chủ đạo của phòng ngủ cũng cần là các gam màu gọn gẽ, ko chói mắt, sẽ dễ tạo nên giấc ngủ sâu. đồ dùng nội thất và bố trí cho phòng ngủ cũng đơn giản hóa nhằm tạo ra ko gian thoáng đãng, yên bình. Để cho căn phòng bớt đơn điệu, nhàm chán, bạn có thể kê một kệ sách nhỏ hoặc bày trí bình hoa, cây cảnh, mang sự gần gũi với thiên nhiên cho căn hộ .

Phòng bếp

 

kinh nghiệm thiết kế nội thất chung cư

 

Phòng bếp phối hợp với phòng ăn là không gian chung của gia đình, nơi diễn ra những bữa ăn đầm ấm, vui vẻ. vì vậy, lựa chọn những gam màu sáng, nổi bật, tươi mới làm điểm nhấn cho màu nhẹ chủ đạo, sẽ tạo ko khí vui vẻ, sôi nổi cho mọi người. vật dụng nhà bếp tiện nghi, đa năng, gọn gẽ vừa đáp ứng cho nhu cầu chế biến thức ăn mỗi ngày, vừa tiết kiệm không gian cho căn phòng . Nên sử dụng tủ treo tường hoặc tủ âm có sắc màu tươi sáng tạo cảm giác tươi mới, độc đáo cho phòng bếp, cũng tạo thêm không gian lưu trữ. Bàn ăn nên sử dụng bàn tròn, ghế chân trụ, có thể gấp cho gọn gẽ . Và bàn ăn hình tròn cũng dễ thêm chỗ ngồi hơn bàn vuông.

Phòng tắm

 

thiết kế nội thất phòng tắm

 

Thiết kế nội thất phòng tắm không cần quá phức tạp, nhưng vẫn phải được lưu tâm nhằm tạo sự đồng ý cho tất cả tổng thể căn hộ . Nền và tường phòng tắm nên lát bằng gạch men, hoặc ốp đá, biểu lộ sự sang trọng, sạch sẽ. dụng cụ phòng tắm cũng được tối giản giúp tận dụng không gian tối đa nhất.

Với sự kết hợp tinh tế về màu sắc, cách bày trí, chọn lựa đồ nội thất tương ứng, bạn sẽ có một căn hộ chung cư với không gian sống tiện nghi, bắt mắt. Hy vọng bài viết trên đây của Copsolution sẽ giúp quý khách có các ý tưởng mới cho quá trình thiết kế thi công nội thất nhà chung cư của mình.

Kinh nghiệm chọn nội thất gia đình

2 kinh nghiệm chọn mua đồ nội thất cho gia đình bạn lên biết

Công việc chọn mua đồ nội thất thường được các gia chủ ủy quyền cho quản lý  chủ thầu xây dựng công trình nhà bạn, nhiều gia chủ chi đến nhận nhà theo kiểu chìa khóa trao tay, nhưng nhiều gia chủ lại thích tự mình đi chọn mua các loại đồ vật nội thất cho già đình mình nhằm tiết kiệm phần nào chi phí xây dựng căn nhà của mình. Nếu bạn đang có ý định như vậy thì dưới đây là 2 kinh nghiệm quý mà Copsolution muốn chia sẻ đến các bạn.

 

Kinh nghiệm chọn nội thất cho gia đình

 

1. Chọn nội thất theo chất liệu

 

Chất liệu làm nên đồ nội thất rất phong phú, vì vậy thật khó để góp ý nên chọn đồ sắt hay đồ gỗ cho một ngôi nhà bởi chúng chỉ là 1 yếu tố tạo thành của đồ nội thất. Chỉ có thể tìm hiểu từ những điều tương đối cơ bản, vẫn là sự phân chia thành hai nhóm vật liệu cũ và mới. Gỗ, mây tre và cách chất liệu có lai lịch từ tự nhiên là loại chất liệu cũ, trong khi đó nhựa, kính, kim loại, là những chất liệu mới.

 

chọn mua đồ nội thất theo chất liệu

 

Thế mạnh của từng nguyên liệu khác nhau, cụ thể như sau:

 

Gỗ, mây tre là vật liệu tự nhiên mang lại sự gần gũi, ấm áp tương xứng với một không gian mang nét hoài cổ, mộc mạc như nhà vườn, nhà ở thi công theo phong cách truyền thống . hiện giờ, dù đã xuất hiện rất nhiều vật liệu mới sang trọng nhưng gỗ vẫn giữ được sự yêu thích cùng với đa số người sử dụng như lát sàn, tủ, kệ gỗ, bình phong….và chúng thường được kết hợp với những loại vật liệu mới 1 cách hài hoà tạo cho ngôi nhà vừa mang nét hiện đại, vừa ấm cúng.

Với kim loại, lúc đầu nhiều người nghĩ là khó dùng làm nội thất, nhưng chính đặc tính chịu lực tốt, năng lực uốn cong phong phú khiến các nhà thiết kế thú vị với chất liệu này. Bàn ghế, nội thất bằng kim loại thanh mảnh mà vẫn chịu lực đc, có thể dễ dàng uốn tạo nét sinh động . vẫn là những điểm hay của đồ nội thất kim loại mà vật liệu khác không có được

.Đồ nhựa, chất dẻo dần “lấn sân” vào trong lắp đặt nội thất vì ưu điểm của nó là không gò bó trong kết cấu phức tạp như gỗ, trong các mối liên kết hàn đục như kim loại. Với nhựa, chất dẻo, đơn vị thi công có thể sáng tạo thoải mái, tạo ra nhiều kiểu dáng mới. Sự phong phú về sắc màu cũng là thế mạnh của chất liệu này. Nhưng phải nhìn nhận rằng, chất dẻo không đem lại sự mộc mạc, gần gũi.

Trong thiết kế hiện đại, để dung hoà những loại nguyên liệu trên các KTS thường kết hợp chúng trong cùng một ko gian hay thậm chí cùng một món đồ nhưng sử dụng hai, ba loại vật liệu khác nhau. Ví dụ, hệ thống kệ treo tường sử dụng khung gỗ và bệ bằng kính, chân bắt bằng inox….

 

2. Chọn nội thất tương ứng với không gian chức năng

 

chọn nội thất theo chức năng

 

Tiêu chí lựa chọn nội thất của nhiều gia đình đó là phù hợp với chức năng sử dụng . Ví dụ, với ko gian phòng ngủ thì giường, tủ, đôn, ghế lại nên thiên về gỗ vì phòng ngủ đòi hỏi sự ấm cúng, gẫn gũi với con người. Nhưng với phòng ăn, bếp người ta có thể thiên về chọn đồ kim loại kết hợp với nhựa, kim loại với thuỷ tinh vì nó tạo nên sự sang trọng, hữu dụng trong sử dụng .

 

chọn nội thất phòng khách

 

Đối với phòng khách, đây là nơi thiết yếu vì qua phòng khách, người ta có thể nhận ra cá tính của chủ nhà. Chính vì thế, phòng khách là nơi có thể dùng những món đồ có giá trị cao, mang tính sang trọng như gỗ thật, đồ da trang thiết kế hiện đại …

Trên là 2 kinh nghiệm cơ bản giúp bạn chọn được một số đồ nội thất tốt cho căn nhà của mình hãy liên hệ với Chúng tôi theo số điện thoại 0886919113để nhận được những tư vấn chọn đồ nội thất hoặc thiết kế công trình miễn phí tư các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm .

Lỗi cơ bản trong thi công khiến bạn tốn kém tiền bạc nên tránh view 1

Lỗi cơ bản trong thi công nhà ở khiến bạn tốn kém tiền bạc cần tránh

Xây nhà riêng là một bài toán khó ngay từ khâu lên kế hoạch, chuẩn bị ngân sách, thi công, hoàn thiện và bảo trì. Mỗi và mọi khoản chi, dù nhỏ nhất, cần phải được tính toán tỉ mỉ để không gây ra những phiền toái rất lớn trong tương lai. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã rất cẩn thận với ngân sách gia đình, bạn vẫn có thể phạm phải 1 trong 7 sai lầm dưới đây, khiến chi phí phát sinh trội hơn dự kiến.

Nếu chúng tôi nhắc tới tiết kiệm kinh phí và bạn chỉ nghĩ tới việc chọn loại gạch lát rẻ tiền hơn hay một đội thi công kém uy tín hơn, đã đến lúc thay đổi tư duy và phát hiện ngay vấn đề ở khâu nào.

Lỗi cơ bản trong thi công 

1. Bỏ qua giá trị sang nhượng

 

Lỗi cơ bản trong thi công khiến bạn tốn kém tiền bạc nên tránh view 1

 

Bỏ qua giá trị sang nhượng khiến bạn tốn kém tiền bạc hơn

 

   Hầu hết các gia đình xây nhà riêng đều vì những lý do như độc lập, thoải mái và có thể tự do lựa chọn phong cách yêu thích. Trừ khi bạn đã coi ngôi nhà như một khoản đầu tư bất động sản, phần lớn mọi người đều chuẩn bị cho cuộc sống dài lâu ở ngôi nhà mới. Nhưng học hỏi mẹo của những nhà kinh doanh là một ý tưởng không tồi. Những thay đổi về lối sống, nghề nghiệp và ngân sách hoàn toàn có thể dẫn tới việc chuyển nhà. Nếu bạn thiết kế và xây dựng ngôi nhà riêng thuần túy vì nhu cầu và thẩm mỹ cá nhân, ngôi nhà sẽ rất khó sang nhượng. Các tính năng khác biệt mà bạn yêu thích có thể lại là hạn chế với người mua. Đó là lý do tại sao bạn nên khẳng định cá tính theo những cách ít đặc biệt hơn. Hãy nhớ rằng, màu sơn dễ thay đổi nhưng gạch lát phòng tắm hay một hồ nước nhân tạo lại không như vậy

 

2. Vay mượn hết khả năng tín dụng

 

Lỗi cơ bản trong thi công khiến bạn tốn kém tiền bạc nên tránh view 2

 

Không nên vay quá nhiều tiền để xây nhà

 

Xây dựng ngôi nhà trong mơ đồng nghĩa với việc bạn đã sẵn sàng chi tiêu một khoản tiền lớn cho đầu tư dài hạn. Nhưng việc tận dụng toàn bộ khả năng tín dụng có thể khiến bạn gặp phải những rắc rối trong quá trình hoàn thiện và bảo trì ngôi nhà. Nguyên tắc chung cho các khoản thế chấp là chi phí nhà ở của bạn (bao gồm phí cơ bản và phí phát sinh) không được vượt quá 48% tổng thu nhập của bạn. Chỉ vì ngân hàng sẵn sàng cho bạn vay nhiều hơn không có nghĩa là bạn nên vay số tiền tối đa dù lời mời đó thực sự vô cùng hấp dẫn.

 

3. Không thương lượng

 

Xây dựng một ngôi nhà mới không giống như mua nhà xây sẵn. Nhà xây sẵn có mức giá niêm yết và bạn có thể kiếm tra từng phòng để mặc cả về số tiền. Tuy nhiên, xây nhà riêng lại khó khăn hơn và nhiều người, do quá phấn kích hoặc ngại ngùng, lại bỏ qua khâu thương lượng với nhà thầu thi công. Các nhà xây dựng cũng sẵn sàng đàm phán và đồng ý với giá hợp lý nếu bạn cởi mở và hợp tác. Cho dù bạn yêu cầu một mức giá thấp hơn tương đối hoặc thương lượng lại các ưu đãi hoặc phụ cấp cho thợ thi công, đó là quyền lợi cơ bản của một chủ gia đình.

 

Lỗi cơ bản trong thi công khiến bạn tốn kém tiền bạc nên tránh view 3

 

Bạn nên thương lượng giá với nhà thầu thi công để có được mức giá hợp lý nhất

 

4. Quên trách nhiệm chính của bạn

Trừ khi đội thi công đã thông báo hoàn thành công trình và tổng thể đã ngăn nắp, đừng vội vã nhận xét hay tự mình thay đổi bất cứ điều gì. Thông thường, điều này bao gồm những chi tiết nhỏ như tiểu cảnh ngoài sân vườn (bạn lo lắng sẽ khó thay đổi khi bê tông đã khô), độ cao của bậc thềm… hoặc họa tiết trang trí. Bất kể bản năng có thôi thúc bạn làm điều gì, đừng quên bạn đã trả tiền cho họ để làm điều đó. Bất cứ thay đổi nào, dù nhỏ nhất do bạn tạo ra cũng có thể góp phần khiến công trình bị trì hoãn.

 

Lỗi cơ bản trong thi công khiến bạn tốn kém tiền bạc nên tránh view 4

 

Trách nhiệm của chính bạn trong khi xây nhà

 

5. Xây dựng quy mô quá lớn

 

Một ngôi nhà rộng rãi là giấc mơ của nhiều người cho đến khi bạn bắt đầu phải tự mình lau dọn từng phòng hoặc chi trả cho những hóa đơn điện, nước và người lau dọn. Thật vậy, ngay cả khi bạn có đủ ngân sách để xây dựng một ngôi nhà lớn, không gian rộng không phải luôn luôn là lựa chọn hiệu quả nhất. Việc xây dựng quy mô lớn và đồ sộ không phải lúc nào cũng là biểu tượng cho lối sống xa hoa hay công trình đắt tiền. Một nhà thiết kế tốt có thể tạo ra không gian thông minh, thoáng đãng mà vẫn đảm bảo tiện nghi hàng ngày.

 

Lỗi cơ bản trong thi công khiến bạn tốn kém tiền bạc nên tránh view 5

 

Xây dựng với quy mô lơn sẽ tốn kém hơn rất nhiều

 

6. Trì hoãn thời gian khởi công

 

Đây là một sai lầm phổ biến và dễ dàng đến mức khiến nhiều người tưởng rằng nó hoàn toàn vô hại. Một tầng hầm chưa hoàn thành có vẻ giúp tiết kiệm tiền vào thời điểm này nhưng sẽ phát sinh chi phí xây dựng trong tương lai cũng như các rắc rối khác.

 

Lỗi cơ bản trong thi công khiến bạn tốn kém tiền bạc nên tránh view 6

 

Thời gian thi công lâu hơn sẽ tốn kém hơn

 

Quyết định hoàn thiện trọn vẹn công trình khi các nhà thầu đã chuẩn bị nguyên vật liệu và đội ngũ thi công tiết kiệm hơn rất nhiều. Trì hoãn việc thi công xây dựng trong một vài năm và bạn sẽ phải mua vật liệu theo giá lẻ cũng như lo ngại kết cấu công trình bị ảnh hưởng. Nếu bạn có tiền trong ngân sách và bạn biết bạn muốn có một khu vực cần hoàn thiện, hãy làm nó.

Kts Khương Văn Mạnh

Văn phòng tư vấn kiến trúc và nội thất COP Solution