Chọn hướng xây nhà thờ họ

Chọn hướng xây nhà thờ họ

Nhà thờ họ từ lâu đã trở thành một nét văn hóa tâm linh ăn sâu vào đời sống mỗi người dân, mỗi dòng họ ở Việt Nam. Dù giàu hay nghèo, mỗi dòng họ đều cố gắng dành dụm và mơ ước cất được một gian nhà thờ họ. Và những điều thuộc giới tâm linh như vậy thì đều rất quan trọng về mặt phong thủy. Đối với nhà thờ họ, điều cần đặc biệt chú ý chính là hướng xây.

Vì sao cần phải chọn hướng khi xây nhà thờ họ?

 

trọn hướng nhà thờ họ khi xây

Hướng xây công trình là một yếu tố quan trọng hàng đầu mà mỗi người có ý định xây dựng bắt buộc phải quan tâm. Đối với nhà ở hay công trình công cộng đều quan trọng, hơn cả là khi bạn muốn xây kiến túc nhà thờ họ – không gian tâm linh hội tụ. 

Lý do quan trọng nhất có lẽ là do mục đích của nhà thờ họ xây lên để thờ phụng tổ tiên, những vị anh hùng đã có công với dòng họ, ghi danh với dân tộc. Vì vậy cần phải chọn hướng phù hợp để hội tụ thiên thời địa lợi giúp nhân hòa.  Khi chọn được hướng tốt có thể đem lại những vận may, bình an, tài lộc độ trì cho các đời con cháu. Theo yếu tố tâm linh, việc lựa chọn hướng khi xây dựng nhà thờ tổ tiên còn mang lại sự phồn vinh, thịnh vượng cho gia tộc.

Kế đến có thể thấy, mỗi nhà thờ đều có những nét bài trí, xây dựng gần gũi với các công trình đền, miếu thờ đậm đà bản sắc dân tộc. Mọi di tích, vật chứng được lưu truyền từ đời trước được lưu trữ, bảo vệ và tôn thờ một cách thành kính, trang nghiêm.

hình ảnh từ đường cũng như việc lựa chọn hướng xây được lưu truyền từ đời này sang đời sau, giống như một nét mực không thể thiếu hoàn thiện cho một bức tranh tâm linh đời sống con người.

Hướng và thế đất chuẩn khi xây dựng nhà thờ

  • Hướng đất:

 

Chọn hướng xây nhà thờ họ

 

✅ Xem thêm : Những loại cây được trồng quanh nhà thờ họ

 

Theo các tôn giáo phổ biến ở Việt Nam, hướng Nam luôn đại diện cho những điều tốt đẹp như hạnh phúc, an lành hay là nơi hội tụ của thánh nhân. Vậy nên, dĩ nhiên người Việt sẽ thường chọn hướng Nam để xây dựng nhà thờ tổ tiên vì họ tin rằng, những bậc thánh nhân sẽ nhìn thấy tấm lòng và phù hộ cho họ. 

Bên cạnh đó, việc chọn hướng đất còn phải phù hợp với tuổi của người trưởng họ, tránh hướng tuyệt mạng, ngũ quỷ hại họa.

  • Thế đất:

 

xây nhà thờ họ theo thế đất

 

Mọi không gian đều cần sự thoáng đãng, và nhà thờ họ cũng vậy. Nên để phía trước nhà thờ có khoảng không, cây xanh và càng tuyệt hơn nếu có dòng nước chảy từ trái qua.

Một điều cũng cần hết sức chú ý đó là giữ cho thế đất phía sau cao hơn thế đất phía trước, nền đất trái cao hơn nền đất phải. Để tạo điều này, ta cần đổ thêm đất nền hoặc đặt hòn non bộ, xây ao, hồ để tạo thế đất.

Vị trí được chọn để xây dựng nhà thờ họ thường được chọn ở nơi có long mạch (nơi hài hòa về khí đất trời) để các đời con cháu sau này được hưng thịnh, bình an.

 

✅ Xem thêm : ý nghĩa của 3 bát hương trên bàn thờ

Đặc trưng kiến trúc nhà thờ họ:

  • Mặt tổng thể quy hoạch:

đặc trưng của nhà thờ họ

 

Lựa chọn kiến trúc phù hợp với văn hóa và phong thủy là một yếu tố quan trọng khi xây dựng nhà thờ tổ tiên. Hầu hết chúng đều gắn với các gia đình nên kiến trúc cũng tựa như nhà ở và pha chút cổ kính, trang trọng ở các đình, đền.

Tùy thuộc vào quy mô và kinh phí được bỏ ra, mỗi nhà thờ họ lại mang một hình thể khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến vẫn là 3 kiểu nhà thờ được xây theo ba chữ Đinh, Công, Quốc. Nếu là nhà thờ họ cấp dòng họ thì thường theo chữ Đinh, cấp cao hơn như từ đường của làng, xã thì theo chữ Công và tất nhiên cấp Quốc gia sẽ theo chữ Quốc (Quốc Tử Giám).

Nhà thờ thường được xây dựng bằng kinh phí đóng góp của cả dòng họ và quy mô cũng phụ thuộc vào điều này. Tuy nhiên, dù lớn hay nhỏ đều là lòng thành kính,biết ơn của con cháu,là hành động thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cần được giữ gìn và phát huy.

Hiện nay, ta thấy phổ biến có một số kiểu kiến trúc nhà thờ họ:

Từ đường 2 mái, 3 gian, 5 gian: đây là kiểu phổ biến và thường được các dòng họ lựa chọn bởi nhiều ưu điểm như khiêm tốn nhưng vẫn thể hiện sự cung kính, tiết kiệm và tính thẩm mỹ cao. Kiểu kiến trúc này bạn có thể gặp ở các không gian văn hóa Bắc Bộ vì nó tựa như những công trình nhà cấp 4, không gian sinh hoạt, ăn ở của người dân. 

Kiểu 4 mái, 8 mái: Ở kiểu kiến trúc này, ấn tượng có lẽ ở các góc mái cong vút lên như những lưỡi đao – một nét đẹp trong thẩm mỹ người Việt từ xa xưa. Lối kiến trúc thể hiện sự uy nghiêm, bề thế, phù hợp với những dòng họ phồn vinh, thịnh vượng có điều kiện khá giả, muốn xây kết hợp cả ở và thờ cúng.

Loại nhà thờ 2 tầng: Đây là kiểu kiến trúc thể hiện sự bề thế của gia tộc. Mẫu kiến trúc này thường được xây dựng trên một khuôn viên rộng lớn với sự đầu tư và thi công tỉ mỉ đem lại một không gian trang trọng, uy nghiêm hết mực. Lối kiến trúc này đòi hỏi dòng họ phải có một nguồn kinh phí xây dựng lớn. 

✅ Xem thêm : Cách phân biệt thổ địa thần tài

  • Nguyên tắc thiết kế nhà thờ họ:

Trang trí Nhà thờ họ chủ yếu tập trung bên trong công trình và phân thành hai loại chính: Thứ nhất là trang trí trên các cấu kiện kiến trúc, thứ hai là trang trí trên các đồ vật nội thất. Trang trí trên cấu kiện kiến trúc là những trang trí cố định không thể tháo dỡ nên thường có cùng phong cách nghệ thuật ở thời kỳ xây dựng, còn các vật dụng nội thất thường có sự bổ sung, thay đổi theo thời gian nên các trang trí trên mỗi vật dụng có phong cách khác nhau.

Bất cứ công trình nào cũng có những nguyên tắc riêng của nó. Đối với từ đường thì lại càng cần thiết và quan trọng:

– Nguyên tắc đối xứng qua trục giả tưởng đi thẳng giữa nhà thờ. Và nguyên tắc này áp dụng cho từ việc dựng kiến trúc, xây nhà đến bài trí hoành phi câu đối, đồ thờ. Hiểu đơn giản, đây là nguyên tắc giúp cho kiến trúc, cũng như bài trí trong nhà phải cân đối, đồng đều tạo không gian hài hòa, đẹp mắt mà không kém phần cung kính.

– Hoa tiết hoa văn được sử dụng trang trí nhà thờ họ phổ biến là hình hoa, lá, mây sóng theo nét vẽ xoắn ốc, long ly quy phụng với các dòng họ có người làm quan. Một số đồ dùng trang trí trong nhà thờ họ có sử dụng hoa văn này như hoành phi câu đối, đỉnh đồng, cột nhà, đôi hạc thờ, tên, bảng hiệu, cửa gỗ, bát hương, …

Trang trí trên kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam rất ít dùng hình tượng rồng mà hay sử dụng các hình tượng thuần túy mang tính trang trí (như hình hoa lá, hình kỷ hà…), hoặc các biểu tượng thiêng (như hình vân xoắn, hình đao mác…). Vì theo quan niệm của Nho giáo thì rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là rồng có 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử. Từ đường không phải là nơi thể hiện tính quyền lực, chính vì vậy rất ít sử dụng hình tượng rồng trên kiến trúc. Tuy vậy trên các đồ thờ vẫn thường được chạm rồng do quan niệm thần thánh hóa tổ tiên của người Việt, tất nhiên cũng chỉ được chạm rồng 4 móng mà không được chạm rồng 5 móng.

– Và một điều đặc biệt, từ cổng chính diện nhìn vào sẽ được đặt những biểu tượng mang tính tượng trưng như bình phong, đá khắc, …

Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đội ngũ nhân viên của Copsolution hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những công trình nhà thờ tổ tiên – niềm tự hào của một dòng họ – chất lượng, thẩm mỹ mà vẫn nguyên giá trị tâm linh. 

bài khấn gia tiên

Những bài khấn gia tiên dễ nhớ

Thờ cúng gia tiên là một trong những phong tục lâu đời của người Việt, phong tục này được thể hiện qua việc gia đình nào hâu như cũng có một ban thờ gia tiên hoặc dòng họ thường có 1 công trình nhà thờ họ để tưởng nhờ ghi ôn tới nhưng người đi trước đã có công gây dựng dòng họ, đây là nét đẹp văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tuy vậy, vẫn còn nhiều người chưa biết cách sắm lễ như thế nào, chuẩn bị bài khấn gia tiên ra sao. Hiểu được điều đó, ngày hôm nay hãy cùng Cop solution tìm hiểu về các nghi thức trong phong tục tốt đẹp này nhé!

Cúng gia tiên trong phong tục Việt Nam

Cúng gia tiên là gì?

 

Bài khấn gia tiên dễ nhớ

 

Tục lệ thờ cúng gia tiên hay một số nơi còn gọi là Đạo ông bà, là việc lập bàn thờ và hương khói cho người thân đã mất. Đây là phong tục điển hình trong văn hóa của nhiều dân tộc châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam và Trung Quốc.

Đối với người Việt, phong tục thờ cúng gia tiên đã gần như trở thành một loại hình tính ngưỡng riêng. Nhà nào cũng phải có một bàn thờ tổ tiên, hoặc ít nhất là có di ảnh được đặt trang trọng. Việc cúng bái được thực hiện hàng ngày hoặc trong các dịp lễ, Tết (sẽ làm trang trọng). 

Tuy vậy, việc thờ cúng gia tiên lại không phải là một tôn giáo mà do lòng thành kính, biết ơn của con cháu với các thế hệ trước tạo nên. Tín ngưỡng tốt đẹp này đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt và tạo nên một phần bản sắc văn hóa của dân tộc ta, như Phan Kế Bính đã viết: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của người”

 

✅ Xem thêm: Cách bày mơm cơm cúng 

Nguồn gốc của phong tục cúng gia tiên

 

Ý nghĩa của những món ăn trên mâm cỗ cúng gia tiên

 

Đến nay vẫn chưa có xác định rõ ràng rằng tập tục thờ cúng gia tiên có từ lúc nào. Có ý kiến cho là phong tục này xuất phát từ quan niệm về cái chết, về linh hồn của người Việt Nam. Người Việt còn cho rằng chết không phải là mất hết, thể xác có thể tiêu tan nhưng linh hồn thì vẫn còn hiện hữu, thường ngự trên bàn thờ để theo dõi, phù hộ cho con cháu hoặc đôi khi quở phạt họ khi làm những điều sai.

Cũng có người cho rằng tín ngưỡng thờ cúng gia tiên là việc thực hiện theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta. Điều này cũng có lý bởi người Việt Nam có suy nghĩ đơn giản, mộc mạc, chất phác. Họ lưu giữ những hình ảnh của người thân đã khuất bằng việc lập bàn thờ để cúng bái, hương khói. Bàn thờ gia tiên luôn được đặt tại những nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà và được xem là nơi linh thiêng nhất.

Người đã khuất trong văn hóa Việt vẫn được cúng bái hoặc dành cho những đặc quyền như lúc vẫn còn sống. Vào ngày lễ, tết như ngày năm mới, ngày giỗ hay trước những dịp trọng đại của gia đình, người Việt thường làm lễ hoặc ít nhất là thắp nén hương cho ấm bàn thờ gia tiên. Hay như khi con dâu, con rể mới vào nhà cũng đều phải thắp hương báo cáo, ra mắt tổ tiên. Lễ cúng gia tiên đã trở thành một thủ tục bắt buộc trong các ngày lễ của dân tộc ta.

Ý nghĩa của việc cúng gia tiên

 

cơm cúng gia tiên

 

✅ Xem thêm: Vì sao không lên di chuyển bát hương

 

Tập tục thờ cúng gia tiên đầu tiên thể hiện đạo lý, lối sống tốt đẹp của người dân Việt là luôn hướng về gia đình, về nguồn cội. Những người đã khuất sẽ luôn luôn hiện hữu, không bao giờ bị lãng quên trong ký ức, tâm trí của con cháu. Điều này còn chứng tỏ thêm tình cảm đặc biệt mang trong máu của mỗi người con đất Việt mà hiếm có dân tộc nào trên thế giới, nhất là những nước Âu, Mỹ có được.

Phong tục lâu đời này còn tạo ra những dịp để con cháu, người thân trong gia đình gặp gỡ, sum vầy. Trong những ngày lễ Tết hoặc ngày giỗ của một người thân, những thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng nhau hoài niệm về những điều tốt đẹp lúc sinh thời của những người được thờ cúng.

Người Việt cảm tưởng như luôn có cha mẹ, ông bà, tổ tiên dõi theo mình nên mọi hành động cũng phải làm vừa lòng gia tiên. Từ đó trành được những việc làm xấu hoặc tạo thói quen tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định điều gì đó vì họ sợ sẽ làm phật ý gia tiên, làm vong linh của tổ tiên phải xấu hổ, mang tội bất hiếu.

Bài khấn gia tiên

Bài khấn gia tiên là gì?

Vào những ngày lễ Tết, ngày giỗ hay những dịp đặc biệt, ta luôn được nghe thấy những bài khấn gia tiên. Đây là lời của gia chủ khi cúng bái, hương khói cho người đã khuất. Bài khấn gia tiên thường là một đoạn văn được soạn sẵn, trình bày đầy đủ tên, tuổi những người cúng, lý do làm lễ và mong muốn, thỉnh cầu của con cháu trong nhà với tổ tiên. Người ta quan niệm rằng bài khấn gia tiên càng chuẩn, càng chân thành thì những ước nguyện, mong muốn sẽ trở thành hiện thực.

  • Ý nghĩa của việc khấn gia tiên

Bài khấn gia tiên được coi như công cụ kết nối, là cách giao tiếp giữa hai thế giới âm – dương. Đây là nơi để con cháu mời vong linh tổ tiên, ông bà, bố mẹ về ngự trên bàn thờ. Bài khấn gia tiên còn là cách để những người đang sống báo cáo công việc gia đình sau một khoảng thời gian hoặc bày tỏ những mong muốn, tâm niệm của mình. Nhưng hơn hết, ý nghĩa lớn lao nhất của bài khấn gia tiên đó là thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu trong gia đình đối với gia tiên.

Cách khấn gia tiên

Để làm nên một buổi lễ cúng gia tiên trang trọng, tôn kính thì bạn phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng mâm cúng gia tiên, quét tước nhà cửa và đặc biệt là cần có một mẫu văn khấn. Điều này giúp cho bạn có thể thực hiện một bài văn khấn gia tiên chuẩn nhất. Cụ thể những bài khấn như thế nào thì hãy cùng Cop Solution theo dõi ở phần tiếp theo nhé!

Một số bài khấn gia tiên dễ nhớ

Tùy từng dịp, từng hoàn cảnh thì ta có những bài khấn gia tiên khác nhau. Mỗi bài khấn lại mang một ý nghĩa, thông điệp riêng nhưng chung quy lại đều là tỏ lành thành kính và bày tỏ tâm niệm, mong ước. 

Văn khấn ngày mùng một (Văn khấn nôm)

Mùng một là ngày đầu tiên của tháng hoặc năm. Theo quan niệm từ xưa đến nay của dân tộc ta, đây là ngày vô cùng quan trọng. Mọi hoạt động trong ngày này có thể quyết định sự suôn sẻ của cả tháng hoặc cả năm đó. Đây cũng là dịp cho con cháu trong nhà sum họp, quây quần bên nhau. Vì vậy mà văn khấn nôm ra đời với mục đích cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến, xua đuổi những điều xui xẻo, không thuận lợi. Bạn có thể tham khảo mẫu văn khấn sau: 

“Nam mô A Di Đà Phật!  (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Hương chủ (chúng) con tên là: ………………… Sống tại: … Xã, … Huyện, … tỉnh…

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng…. năm Kỷ Hợi 2019, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).”

 

✅ Xem thêm: Cách chọn hướng xây nhà thờ họ

 

Văn cúng ngày giỗ đầu (Văn cúng một năm sau ngày mất)

Ngày giỗ đầu là ngày giỗ một năm sau ngày mất của một người, là một trong hai ngày giỗ thuộc kỳ tang. Do đó ngày này cũng được tổ chức trang nghiêm với lòng tiếc thương không khác gì nhiều so với ngày tang năm trước. Bài khấn gia tiên cho ngày này cũng cần phải chú ý. Dưới đây là một mẫu bạn có thể tham khảo:

Nam mô a di Đà Phật!

 Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật! 

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. 

 Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. 

Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài. Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

 Hôm nay là ngày … tháng …năm ……………………………………………………Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………………………………………Ngụ tại: ……………………………………………………………………………………… Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của………………………………………………………. Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!   Văn khấn ngày Giỗ Đầu Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. – 

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. 

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ……………………………… Tín chủ (chúng) con là: …………………………………………………………………… Ngụ tại: ……………………………………………………………………………………. 

Hôm nay là ngày …………… tháng ……….… năm …………………………………… Chính ngày Giỗ Đầu của…………………………………………………………………… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành. 

Thành khẩn kính mời……………………………………………………………………… Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………………………………… Mộ phần táng tại: ………………………………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. 

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

 

✅ Xem thêm: Có những loại bát hương nào trên bàn thờ

 

Văn khấn gia tiên ngày Tiên Thường

Đây cũng là văn khấn dùng trong các ngày giỗ nhưng không phải là ngày giỗ đầu. Bạn có thể tham khảo mẫu sau:

“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

  Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

  Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

  Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

  Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

  Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………

  Tín chủ chúng con là…………………………

  Ngụ tại………………………………….

  Hôm nay là ngày ……… tháng ……năm…………

  Ngày trước giỗ – Tiên Thường………………………

  Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương giãi tỏ tấc thành.

  Tâm thành kính mời…………………

  Mất ngày …..tháng……….năm………

  Mộ phần táng tại………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an bình, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh đệ, Cô di, tỷ muội và toàn thể các hương linh Gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Cẩn Cáo!”

 

✅ Xem thêm: Mẫu thiết kế từ đường đẹp

 

Văn khấn Thần Tài Thổ Địa

Bài văn khấn này có mục đích cầu may mắn, tài lộc, làm ăn phát đạt  đến với gia đình. Với nghi lễ này, bạn sẽ khấn các vị thần là Thần Tài, Thổ Địa để mong sự suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt. Dưới đây là một mẫu văn khấn phổ biến:

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

 

✅ Xem thêm: Cách phân biệt thổ công thần tài

Văn khấn gia tiên rằm tháng 7

Vào dịp này trong năm, người ta không chỉ cúng gia tiên, ông bà mà còn cũng cho những cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa. Điều này không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn mà còn thể hiện sự nhân văn của người Việt. Bài khấn dưới đây cũng được sử dụng khá nhiều:

“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính lạy chư vị Tổ tiên.

Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm …. (Âm lịch)

Tín chủ con là…. cùng toàn gia quyến.

Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.

Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.

Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.

Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.

Đồng lai giám cách.

Kính cẩn dâng lời.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)” 

 

✅ Xem thêm: Nhà thờ bê tông giả gỗ đẹp

 

Những lưu ý khi khấn gia tiên

 

Gợi ý mâm cỗ cúng gia tiên

 

cúng gia tiên là việc quan trọng, nên bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước. Ngoài chuẩn bị bài văn khấn, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

 

✅ Xem thêm: Xây dựng nhà thờ họ có ý nghĩa gì?

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Thực chất đây không chỉ là công việc cần làm khi cúng gia tiên mà còn là công việc chúng ta nên làm mỗi ngày. Việc để nhà cửa bừa bộn, không được quét dọn chắc chắn sẽ không làm vừa lòng ông bà, tổ tiên nếu họ về ngự trên bàn thờ.

Chuẩn bị mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên ngoài việc thể hiện được sự thành tâm, tôn kính của con cháu đối với những người đã khuất còn thể hiện được sự khéo léo, đảm đang, tỉ mỉ của người làm cỗ. Một mâm cỗ cúng cơ bản sẽ gồm các món chay như rau, hoa quả và các món mặn như thịt, cá. Tùy theo phong tục mỗi vùng miền và mỗi dịp lễ khác nhau mà những vật có trên mâm cúng gia tiên cũng có sự thay đổi. 

Với ý nghĩa tốt đẹp của mình, phong tục thờ cúng gia tiên sẽ luôn luôn được gìn giữ qua rất nhiều thế hệ. Do đó, hiểu và biết cách khấn gia tiên đúng chuẩn sẽ là điều đầu tiên bạn cần làm. Hy vọng với bài viết thú vị của Cop Solution, bạn đã có cho mình những kiến thức hữu ích trong việc thờ cúng gia tiên!

Sao thiên cơ hợp với sao nào?

Luận giả chi tiết về Sao Thiên Cơ

Sao thiên cơ là gì?

  • Phương vị: Nam Đẩu Tinh
  • Tính: Âm
  • Hành: Mộc
  • Loại: Thiện Tinh, Thiện Tú
  • Đặc tính: Phúc thọ, Huynh đệ
  • Tên gọi tắt: Cơ

 

Sao Thiên Cơ

Sao thiên cơ là một trong 14 chính tinh, trong chòm sao tử vi đứng thứ hai (sau Tử Vi). thiên cơ là Thiện tinh thường nhạy cảm với sát tinh. Chủ sự sao thiên cơ là người tinh tế và cư xử khéo léo, dẻo dai, bền bỉ, thích nghi với mọi hoàn cảnh.

thiên cơ mang tính chất đặc trưng của một cát tinh. Người được sao thiên cơ chiếu mệnh thường có lòng nhân ái, vì chính nghĩa, có khiếu trong lĩnh vực tôn giáo và học thuật. Họ là người có tài, thông minh, cơ trí nhờ đó có năng lực và sự sáng tạo, giỏi phân tích, linh hoạt.

Tuy nhiên, tính tình hay thay đổi, không kiên quyết, dễ bị ảnh hưởng bởi bên ngoài. Sống ảo tưởng, sống ảo, không thực tế.

Sao thiên cơ nằm ở vị trí nào?

  • thiên cơ tọa trấn Miếu Địa có cung Mão – Thìn – Dậu – Tuất: Thường là người có tài năng, linh hoạt, nhã nhặn và uyên thâm, khéo léo.
  • thiên cơ tọa trấn Vượng Địa có cung Tỵ – Thân: Là người đa mưu túc trí, hoạt bát, năng động, có nhiều tài nghệ.
  • thiên cơ tọa trấn Đắc Địa có cung Tý – Sửu – Ngọ – Mùi: Là người dễ thích nghi trong mọi hoàn cảnh, cơ trí khôn lường, lễ độ, nho nhã.
  • thiên cơ tọa trấn Hãm Địa có cung Dần – Hợi: Thường những người thuộc cung này có tính đa nghi, gian manh, xảo quyệt hay ghen tuông, bất chính.

Sao thiên cơ hợp với sao nào?

Sao thiên cơ hợp với sao nào?

 

  • thiên cơ, Thiên Lương ở Thìn – Tuất: Có nhiều tài nghệ, túc trí đa mưu. Là người đức độ, vừa giàu sang, vừa tôn quý.
  • Sao thiên cơ và sao Cự Môn ở cung Mão – Dậu: Rất giàu có, phú quý, sự nghiệp vang danh, bền vững.
  • Ở nữ mệnh khi Cơ – Vũ – Hồng: Khéo léo, đảm đang, thích hợp làm nghề may vá, các tú hồng, nữ công.
  • thiên cơ, Nguyệt Đức, Thiên Đồng, Thiên Lương ở tại Đắc Địa: Bậc hiền triết, đức độ, nho phong xuất sắc.

Sao thiên cơ kỵ những sao nào?

  • thiên cơ gặp sát tinh đồng cung: Cuộc sống trắc trở, bất lương, thường bị trộm cướp, mất mác của cải.
  • thiên cơ, Thiên Lương tại Thìn – Tuất gặp Tuần Triệt, sát tinh: Con đường đời đầy trắc trở, truân chuyên, có chí hướng lớn, có thể hướng tu hành. Gặp thêm Kình – Linh – Đà – Hoả, được Tướng xung chiếu, có thể làm thầy tu hay người trong giang hồ, tu sĩ.
  • Cơ Nguyệt đồng cung ở Dần – Thân hội họp Xương Riêng: Là người theo khuynh hướng dâm đãng.

Ý nghĩa sao thiên cơ ở các cung

Ý nghĩa sao thiên cơ ở các cung

Ý nghĩa của sao Thiên Cơ ở Các Cung

 

Cung Mệnh

Khi sao thiên cơ ở cung mệnh tại Ngọ: Thông minh, cơ trí, có nhiều mưu kế cao thâm. Cách xử sự khéo léo, linh hoạt, ngoại giao giỏi, tính cách ôn nhu, hoà nhã. Thích hợp tham gia bàn lược mưu đối với mệnh nam, với nữ giỏi nội trợ.

thiên cơ hội Cự Môn: Cuộc đời không vẹn toàn, giàu tiền tài thì nghèo sức khỏe, tiền tài ít thì sức khỏe nhiều. Nên đặt sức khoẻ lên trên tiền tài.

thiên cơ gặp Thiên Lương: Là người sống thọ, có phúc trạch lâu bền. Có tài năng, nên làm luật sư, thầy thuốc hay giữ chức vụ trong cơ quan, nhà nước.
thiên cơ gặp Kình Dương, Đà La, Hoá Kỵ, Cự Môn: Người có tài năng ăn nói, nhờ vào sự khéo léo trong ngôn từ để kiếm tài lộc.

Cung Phụ Mẫu

  • Khi sao thiên cơ tọa thủ cung Tỵ – Ngọ – Mùi: Có cha mẹ song toàn, giàu có, có của cải.
  • thiên cơ trấn Tý – Sửu – Hợi: Phụ mẫu có gianh cảnh bình thường. Tuy nhiên không hoà hợp với con cái, cha mẹ nuôi hoặc cha mẹ có tái giá.
  • thiên cơ hội Thái Âm đồng cung: Phụ mẫu tương đối có điều kiện khá giả. Tuy nhiên thiên cơ gặp Thái Âm tại Dần thì mối quan hệ của cha mẹ và con cái có sự xa cách.
  • thiên cơ và Thiên Lương đồng cung: Phụ mẫu phúc thọ lâu dài, giàu sang, phú quý.
  • thiên cơ hội Cự Môn đồng cung: Gia trạch thiếu hoà khí, hay xảy ra xung đột, cha mẹ không hòa thuận, hạnh phúc.

Cung Huynh Đệ

thiên cơ tọa thủ cung Huynh Đệ: Chủ sự có ít anh chị em hoặc là con duy nhất trong nhà. Anh em yêu thương, hoà thuận nếu nhập Miếu, nếu lạc Hãm địa anh em tranh chấp, trở mặt.

thiên cơ an tại Dần – Thân –Tỵ – Hợi: Chủ sự sống cô đơn, anh em xa cách, không hoà thuận.

thiên cơ gặp Thái Âm đồng cung, thêm Lộc Tồn – Thiên Vũ: Anh chị em xung khắc, tranh đoạt tài sản, khó nhìn mặt nhau.

Cơ gặp Tả – Hữu – Xương – Khúc – Việt: Có anh em đông đúc, hoà thuận, trợ giúp, chiếu cố lẫn nhau cùng phát triển.

thiên cơ hội Tứ Sát, Địa Không, Địa Kiếp, Hoá Kỵ: Không có ae, thân cô độc hoặc ly tán với huynh đệ, chủ sự yếu kém, hay bệnh tật, suy nhược.

Cung Phu Thê

  • Khi thiên cơ tọa trấn cung Mùi – Tỵ – Ngọ: Nếu là mệnh nữ sẽ phối ngẫu với người lớn tuổi hơn, nam mệnh sẽ lấy được vợ trẻ, đẹp. Kết hôn sớm, đời sống hôn nhân hoà thuận, hạnh phúc.
  • thiên cơ an cung Hợi – Tý – Sửu: Gia đạo chậm chạp, phu thê bất hoà, xung khắc nhau.
  • Sao thiên cơ gặp sao Thiên Lương đồng cung: Gia đạo hưng vượng, vợ chồng yêu thương, hảo hợp, thường được làm mai hoặc là quen biết từ trước.
  • thiên cơ gặp Cự Môn đồng cung: Vợ chồng danh giá, có tài năng nhưng lại không hoà hợp, thường phải cưới 2 lần.
  • thiên cơ gặp Thái Âm tại Dần – Thân: Phu kính thê, gia đạo hưng thịnh.
  • thiên cơ hội Lương – Tả – Hữu: Lập gia đình muộn do quá kén chọn và có tính ghen tuông.

Cung Tài Bạch

  • thiên cơ ở Ngọ – Mùi hay thiên cơ gặp Thiên Lương: Đường tài lộc rộng mở, phát tài phát lộc.
  • thiên cơ gặp Cự Môn: Kiếm được nhiều tiền nhưng phải cạnh tranh trong khó khăn.
  • thiên cơ hội Thái Âm đồng cung: Tự thân tự lực xây dựng cơ nghiệp tương đối hưng thịnh.
  • thiên cơ ở các cung khác: Đường tài bạch khó khăn, làm ăn chật vật, gặp nhiều ngăn trở.

Cung Tật Ách

  • thiên cơ là chính tinh hay mắc bệnh về da liễu, bị tai nạn và có nhiều vết thương, vết sẹo.
  • thiên cơ gặp Cự Môn đồng cung: Mắc bệnh về tâm lý, khí huyết khó thông.
  • thiên cơ hội Thiên Lương đồng cung: Mắc bệnh ở cơ quan sinh dục.
  • thiên cơ và Thái Âm: Cơ thể có  bệnh về mụn và nhọt.
  • Cơ – Kình – Đà: Mắc bệnh về gân cốt ở tay chân.
  • thiên cơ, Thiên Khóc, Thiên Hư: Bị mắc bệnh về hô hấp, ho đàm, thổ huyết.
  • Cơ – Hình – Kiếp hội tụ: Thường mắc bệnh hay gặp những tai nạn bất ngờ, không lường trước được.
  • Cơ –Tuần – Triệt gặp nhau: Tứ chi dễ bị trọng thương do cây cối đè.

Cung Tử Tức

  • thiên cơ nhập Tử Tức: Đường con cái khó khăn, muộn con. Nếu nhập Miếu sẽ sinh quý tử, hiếu thảo, tài giỏi. Nếu lạc Hãm địa sẽ sinh nghịch tử.
  • thiên cơ gặp Thái Âm đồng cung: Chủ sự có nhiều ái nữ ít quý nam, con cái hoà hợp, yêu thương nhau.
  • thiên cơ hội Cự Môn: Có con cái cá tính, khó dạy bảo và thường xung khắc nhau.
  • thiên cơ và Thiên Lương hội tụ: Mệnh chủ sinh quý tử, tính tình ôn nhuận, dễ dạy bảo. Tuy nhiên, có thêm sát tinh thì mệnh chủ dễ sảy thai hoặc khó sinh.

Cung Phúc Đức

  • Khi sao thiên cơ an cung Thìn – Tuất gặp Thiên Lương: Chủ sự có phúc lộc tốt, an nhiên, hưởng thụ, vui vẻ và hạnh phúc vẹn toàn.
  • thiên cơ tọa thủ Dần – Thân gặp Thái Âm: Phúc lộc lâu dài, tìm thấy an yên trong loạn thế.
  • thiên cơ ở tại Mão – Dậu hội Cự Môn: Thường sống lo lắng và vất vả, lao lực do luôn bất an, mẫn cảm hay suy nghĩ tiêu cực.

Cung Điền Trạch

  • thiên cơ gặp Hoá Kỵ: Tự gây dựng, mua bất động sản nhưng không giữ được lâu dài.
  • thiên cơ và Thái Âm thủ cung Điền Trạch: Nhà cửa tăng giảm thất thường, không cố định, hay mua bán bất động sản.
  • thiên cơ hội Thiên Lương: Trước vãn niên không nêu tậu nhà tậu đất, chỉ nên sắm sửa, tích trữ nhà cửa sau vãn niên. Tuy nhiên, nên mua nhà ở nước ngoài để có thể sinh lời lớn.
  • thiên cơ – Cự Môn gặp sát tinh, Hình – Không – Kiếp – Hao: Xảy ra tranh chấp về nhà cửa đất đai.
  • thiên cơ gặp Hoá Kỵ: Gia trạch bất ổn, tranh cãi ồn ào, bất hoà, không yên.

Cung Quan Lộc

  • thiên cơ an cung Quan Lộc: Nghề nghiệp không ổn định, thường xuyên thay đổi nghề nghiệp.
  • thiên cơ, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao hội hợp: Không nên đầu cơ, vì đầu có sẽ thất bại thảm hại, chỉ thích hợp làm công nghiệp.
  • thiên cơ gặp Thái Âm: Sự nghiệp có nhiều biến động. Nên làm nhân viên văn phòng hoặc công chức nhà nước.
  • thiên cơ và Cự Môn hội tụ: Không làm một nghề ổn định, lang bạt và lông bông. Nếu gặp Kiếp – Không – Hình – Hao dễ bước vào con đường phạm phát, thị phi.
  • thiên cơ gặp Thiên Lương: Không nên làm kinh doanh, buôn bán. Nên theo ngành y được để có thể phát triển tốt hơn.

Cung Nô Bộc

  • thiên cơ tọa trấn cung Nô Bộc: Có nhiều mối quan hệ, giao thiệp rộng. Nhưng người dưới không trung thành, không có trợ thủ đắc lực. Cuộc đời tuy không cô đơn nhưng cũng không có người tin tưởng được.
  • thiên cơ gặp Thái Âm: Nên cẩn thận vì dễ bị bạn bè và cấp dưới hãm hại hoặc liên luỵ.
  • thiên cơ hội tụ Cự Môn: Dễ gặp thị phi với bạn bè và người dưới quyền một cách không ngờ tới. Làm ơn mắc oán vì giao du với những người sống thực dụng, nóng tính, sốc nổi.
  • thiên cơ và Thiên Lương chiếu mệnh: Có bạn bè tốt nhưng khó giữ được mối quan hệ lâu bền. Người dưới quyền có tính tình bộc trực, thẳng thắn.
  • Sao thiên cơ gặp Sát – Kỵ – Hình hay Cơ – Không – Kiếp – Hao: bị người dưới quyền làm ảnh hưởng và liên luỵ đến luật pháp, phá sản.

Cung Thiên Di

  • thiên cơ an thủ cung Thiên Di: Nên rời xa quê hương để tìm kiếm cơ hội phát triển. Nếu tại quê hương thì thường bị thị phi quấy nhiễu, chí hướng dao động.
  • thiên cơ có Thái Âm vây chiếu: Rời xa quê hương để tìm kiếm vận khí, cuộc đời bôn ba nhưng phát đạt.
  • thiên cơ hội Cự Môn: Nên xây dựng sự nghiệp ở nước ngoài. Có thể gặp tai hoạ về pháp nhân.
  • thiên cơ và Thiên Lương hội tụ: Được quý nhân tương trợ, gặp nhiều cơ duyên để phát triển sự nghiệp.
  • thiên cơ gặp Văn Xương, Văn Khúc: Sự nghiệp khó phát triển, nghèo khổ, vất vả, mất ý chí.

Sao thiên cơ khi gặp hạn

  • thiên cơ và Thương Sứ: Thường gặp đau bệnh, nạn tai, tranh chấp, đánh nhau.
  • thiên cơ – Tang Khốc: Chủ sự tang thương, bệnh tật, ốm đau.
  • thiên cơ, Lương Tang Tuế: Trèo càng cao té ngã càng đau.
  • thiên cơ hạn Khốc Hoả Hình: Gia trạch bất ổn, thiếu hoà khí.
  • thiên cơ gặp hạn Hỏa Hình Thương Sứ: Gặp nạn khẩu thiệt quan tụng, tang thương ốm đau.

Thiện Tinh là đặc trưng lớn nhất của sao thiên cơ và bài viết trên đã tổng hợp toàn tập thông tin về chính tinh thiên cơ. Mong rằng bài viết mà https://copsolution.vn mang lại có thể giúp bạn có được những thông tin giá trị cần tìm kiếm. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đánh giá và góp ý của quý độc giả để có thể hoàn thiện website một cách chỉnh chu nhất.

Bài vị thờ cúng

CÓ BAO NHIÊU LOẠI BÀI VỊ?

Văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam không chỉ thể hiện ở hành động mà còn ở những đồ vật tâm linh. Là một vật khắc tên những người đã khuất trên bàn thờ, bài vị cũng có vai trò quan trọng như di ảnh. Vì thế việc lựa chọn các loại bài vị nào, đặt bài vị ra sao là chuyện hết sức hệ trọng, phải theo quy tắc rõ ràng. Trong bài viết ngày hôm nay, Copsolution xin giới thiệu đến bạn một vài lời khuyên về chủ đề này!

Bài vị trong văn hóa tâm linh

Bài vị là gì?

 

bài vị thờ cúng phổ biến

 

Bài vị là một tấm thẻ hoặc bảng làm bằng gỗ hoặc giấy. Nếu hương linh có ảnh thì trên bài vị sẽ để ảnh của hương linh kèm theo tên, họ. Nếu không có ảnh thì sẽ ghi hoặc khắc tên ở giữa, ngày tháng năm sinh, năm tử ở hai bên. bài vị thường được đặt trên bàn thờ của các hộ gia đình hoặc trên ban thờ của các công trình như nhà thờ họ hay đình, chùa miếu mão ….

Ý nghĩa của bài vị

Theo tín ngưỡng phương Đông nói chung và tín ngưỡng Việt Nam nói riêng, gia tiên và thần linh luôn được coi là những vị thần linh phù hộ cho các thành viên trong gia đình được bình an, khỏe mạnh, tránh khỏi những điều xui xẻo, không mong muốn. 

Bài vị còn là phương tiện, là nơi các linh hồn của người đã khuất về ngự mỗi khi cúng bái, lễ lạt. Do đó, nó không chỉ là một vật biểu trưng cho tâm linh mà còn là vật tượng trưng cho lòng thương nhớ, sự hoài niệm của con cháu trong gia đình về người quá cố.

Ngoài ra, việc bố trí bài vị trên bàn thờ cũng giúp cho những người không phải là người thân của người quá cố không bị lúng túng khi cúng khấn hoặc triệu thỉnh vong linh.

Có bao nhiêu loại bài vị?

 

Có bao nhiêu loại bài vị?

 

Bài vị thường có rất nhiều loại, được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau cũng như có những nét hoa văn, điêu khắc riêng. Thông thường sẽ có 3 loại bài vị phổ biến đó là bài vị bằng đá, bài vị đồng và bài vị gỗ.

Bài vị đá thường được chạm khắc từ đá hoa cương, đá cẩm thạch. Loại bài vị này có độ bền cao cũng như có vẻ trang nghiêm, uy nghi. Ngoài việc chạm trổ bằng tay, ngày nay người ta đã có thể dùng laser để điêu khắc cũng rất sắc sảo và đẹp.

Đồng cũng là vật liệu phổ biến để làm bài vị, thường được đúc hoặc chạm trổ các họa tiết vân mây, mang lại cảm giác quyền quý, sang trọng. Loại bài vị này cũng có độ bền cao tuy nhiên bạn cần phải chú ý lau chùi thường xuyên để bài vị luôn ở trạng thái đẹp nhất.

Ngoài ra, người ta còn có thể khắc hay laser trên gỗ để tạo ra bài vị. Người ta còn có thể khảm thêm trai vào bài vị cho thêm phần sắc nét, trang trọng. Các họa tiết của bài vị gỗ thường là hoa sen, hoa lá cách điệu vừa mang những nét gợi nhớ về người thân vừa vẫn giữ được sự uy nghiêm, trang trọng. Tuy nhiên, những bài vị làm bằng gỗ thường có độ bền kém hơn hai vật liệu trên vì có thể bị mối mọt, ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến sự trang nghiêm và tính thẩm mỹ.

✅✅✅ Xem thêm : Cách bố trí nội thất trong nhà thờ họ

Cách lập bài vị

Chính vì tầm quan trọng và uy nghiêm của mình nên việc lập, đặt bài vị luôn là vấn đề yêu cầu sự chính xác tuyệt đối. Nhiều gia chủ hẳn rất đau đầu không biết được quy tắc lập bài vị ra sao, đặt bài vị như nào cho đúng. Vì vậy, Copsolution xin đưa ra cho bạn một vài gợi ý sau đây:

Nguyên tắc lập bài vị

Kích thước 

 

Nguyên tắc lập bài vị

 

Tổng thể của bài vị thường sẽ được làm theo các con số đẹp, có liên quan đến phong thủy vì theo quan niệm, đây là những số may mắn, mang lại nhiều vận may, tài lộc cho gia đình.

Theo quan niệm, chiều cao 38cm cung tốt (Tài chí, Tiến bảo)  với chiều rộng 17cm cung tốt ( Thêm đinh ,Tài vượng).

Cao 41cm cung tốt (Tiến bao, Đinh) X Rộng 18cm cung tốt ( lợi ích) 

Cao 61cm cung tốt (Lợi ích, Tài lộc) X Rộng 21cm cung tốt ( Đại cát, Tiến bảo) Ngoài những kích thước này, bạn cũng có thể lập bài vị dựa trên các cặp số đẹp hoặc theo các tỷ lệ có tính cân đối.

Cách viết chữ

Ngoài kích thước, thì cách viết chữ trên bài vị cũng vô cùng quan trọng, không chỉ là vấn đề phong thủy mà còn thể hiện được lòng thành kính, sự cẩn thận của gia chủ.

Các chữ số trên bài vị phải có tổng chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3, không được dư 1 hoặc dư 2, theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính.Nếu là người nam thì phải vào chữ Linh, người nữ phải vào chữ Thính. 

Các nội dung cần có trong một bài vị

Nội dung trên một bài vị phải được viết bằng chữ Hán Nôm từ phải qua trái, từ trên xuống dưới. Ở giữa là tên người được thờ, hai bên là vai vế hoặc năm sinh, mất của người đó.

Hàng chính giữa ghi vai vế của người đã khuất. Ví dụ như cha phải viết là hiển khảo; ông nội phải viết là tổ khảo; bà cố viết là tằng tổ tỷ; ông sơ là cao tổ khảo. Tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là họ tên của người được thờ bao gồm tên húy hoặc tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy nếu có. Hai bên của bài vị thường sẽ ghi năm sinh, mất của người quá cố. Nếu người được thờ có ảnh thì bài vị cũng có thể có cả di ảnh của người đó.

Lập bài vị theo nguyên tắc

Chữ Hán Nôm trong bài vị

 

Lập bài vị theo nguyên tắc

 

Sở dĩ chữ Hán Nôm xuất hiện trong bài vị là do ngày xưa ông cha ta học chữ Hán Nôm nên việc viết chữ Hán Nôm lên bài vị là điều hiển nhiên. Thế nhưng các thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ con cháu không còn học tiếng Hán Nôm nữa thì sẽ phải viết bài vị ra sao?

Hiện nay, khi có người trong nhà mất, các gia đình thường mời sư thầy hoặc thầy cúng về làm lễ đồng thời viết bài vị bằng tiếng Hán Nôm luôn, mặc dù người sống thậm chí người đã khuất cũng không biết một chút nào về loại chữ này. Điều đó tạo ra một quan niệm, một lối nghĩ nếu chữ trên bài vị không phải là chữ Hán Nôm thì sẽ không đẹp, không trang trọng. 

Hơn nữa, nhiều gia đình cũng nhờ cậy hoàn toàn vào thầy cúng và cũng không quan trọng bài vị viết bằng chữ gì, chỉ cần lòng thành kính và sự nhớ thương là được. Từ đó các thế hệ nối tiếp nhau viết bài vị bằng chữ Hán Nôm cho người đã khuất.

Quan niệm này cũng dễ lý giải. Bởi khi xưa lúc cũng bái, làm lễ cho người đã khuất, ông cha ta sẽ đặt bài vị của người được cúng vào chính giữa bàn thờ, khi làm lễ xong lại để vào chỗ cũ. Điều này là hoàn toàn hợp lý trong hoàn cảnh ngày xưa, mọi người có thể đọc hiểu được chữ Hán Nôm nên việc sắp xếp bài vị, thay đổi vị trí là hoàn toàn dễ dàng. Người đã mất theo quan niệm cũng có thể nhìn vào bài vị mà hiện diện đúng chỗ, không phạm phải thứ tự khác của tổ tiên.

Ngày nay, việc học tiếng Hán Nôm gần như không còn nữa. Vì thế mà việc viết bài vị bằng chữ Quốc ngữ cũng đã được nhiều gia đình xem xét và sử dụng để thuận tiện việc sắp xếp, cúng bái.

Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý có thể kết hợp cả hai loại chữ này trong cùng một bài vị bởi có một số từ nếu sử dụng từ thuần Việt nghe sẽ không hay, tạo cảm giác không nghiêm túc, không trang trọng.

Vai vế trong bài vị

Bạn cũng cần lưu ý làm mới liên tục các vai vế trong bài vị khi có một thế hệ, một đời khác đứng ra làm chủ cúng.

Ví dụ: Nếu anh A là người trực tiếp cúng bái thì anh thờ 4 đời là cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và sẽ lưu giữ bài vị trọng 4 đời. Nhưng nếu đến khi anh mất, con anh Nam thay anh cũng bái thì lại phải vừa lập bài vị mới cho cha mẹ mình, vừa phải đổi vai vế cho những người được thờ trên các bài vị còn lại.

Vì lý do đó mà hiện nay chúng ta nếu muốn sử dụng bài vị được nhiều đời thì không nên ghi vai vế. Người chủ cúng khi đọc tên trên bài vị sẽ tự biết được vai vế và có cách làm lễ, khấn, cúng cho phù hợp.

Những lưu ý trong việc đặt bài vị

Sau khi đã nắm rõ những quy tắc ở trên, nhiều người tưởng rằng có thể bắt tay luôn vào đặt bài vị. Tuy nhiên có những lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng mà bạn có thể chưa biết. Bạn cần chú ý những chi tiết này để làm một bài vị trang nghiêm, tôn kính hơn cũng như tránh phải những sai lầm đáng tiếc, phạm đến tổ tiên.

Cách đặt bài vị đúng cách

 

Cách đặt bài vị đúng cách

 

Bài vị có thể đặt riêng hoặc đặt trong ngai thờ, trong khám. Vị trí trước nhà, tiền đường, nơi có khí lưu thông thoáng luôn là những vị trí thích hợp nhất để đặt bài vị. Nếu bạn sống ở nhà nhiều tầng thì bài vị cũng như ban thờ phải được đặt ở tầng cao nhất.

Bạn cũng cần tìm hiểu hướng tốt nhất theo phong thủy để đặt bài vị nhằm có thêm nhiều may mắn, thành công.

Thần chủ của họ và của chi không bao giờ thay đổi nếu làm bài vị ở nhà có gia chủ là trưởng họ hoặc trưởng chi. Các nhà còn lại sẽ có sự thay đổi theo ngũ đại mai thần chủ. Trên bàn thờ bao giờ cũng chỉ có bốn bài vị ghi bốn thần chủ theo thứ bậc là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. 

 

Những điều cấm kị trong cách đặt bài vị

 

Những điều cấm kị trong cách đặt bài vị

 

Tuyệt đối tránh đặt bài vị giáp với nhà vệ sinh hoặc gian bếp. Nếu tài vị nằm trên đường đâm thẳng của lối đi thì không những không nhận được tài lộc, điềm may mà gia chủ còn có thể rước những tai ương, hậu quả xấu vào nhà.

Bạn cần tránh đặt bài vị đối diện với những mặt phẳng mang tính phản chiếu như gương hay hồ cá. Ngay dưới chân bài vị cũng tuyệt đối không được đặt các thiết bị như đài, loa, ti vi, máy tính, …

Việc đặt bài vị ngay dưới thanh xà ngang trên nóc nhà cũng có thể tạo ra sự nặng nề, bí bách.

Trong tín ngưỡng của người Việt Nam, ông bà ta luôn coi gia tiên, thần linh là những vị khách quý. Vì vậy phải ưu tiên bàn thờ gia tiên trước. Nếu gia đình thờ chung một ban thờ thì bài vị của tổ tiên phải đặt bên phải, bài vị thần linh đặt bên trái. Nếu làm trái điều này, rất có thể gia chủ sẽ phải gánh nhiều hậu họa nghiêm trọng.

Bạn cũng cần lau dọn ban thờ, bài vị thường xuyên và ngoài những vật dụng cần có trên ban thờ như bài vị lư hương, …thì bạn không nên để thêm bất kỳ đồ vật nào khác.

Những mẫu bài vị tinh xảo

Chính vì sự quan trọng và những quy tắc khắt khe về tâm linh nên việc làm bài vị cũng trở nên vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số mẫu bài vị mà Copsolution gợi ý cho bạn:

 

bài vị sơn son thiếp vàng

 

Đây là một mẫu bài vị gỗ được sơn son thếp vàng tạo cảm giác quyền quý, uy nghi. Họa tiết đầu rồng được chạm trổ ở phía trên và phía dưới gợi cảm giác trang trọng. Hai bên của bài vị có các họa tiết vân mây cách điệu, mang hơi hướng hoài cổ, tưởng nhớ về người thân.

 

bài vị bằng gỗ mít

 

Tấm bài vị này được làm hoàn toàn từ gỗ với vẻ đẹp mộc mạc mà vẫn thanh cao. Các hình họa tiết hoa sen, hoa văn đường diềm cách điệu được sử dụng để làm nổi bật thiết kế.

 

Những điều cấm kị trong cách đặt bài vị

 

Hình trên là một mẫu bài vị chưa hoàn thiện tuy nhiên cũng đã đạt tới độ tinh xảo với những nét chạm khắc rồng và hoa lá, mây trời.

Ngoài việc chăm sóc cho đời sống vật chất ấm no, hạnh phúc thì việc chăm sóc cho đời sống tâm linh, thờ cúng tổ tiên cũng là việc rất quan trọng, thể hiện tư tưởng uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc ta. Hiểu được điều này, Copsolution hy vọng với bài viết của mình, bạn đã có những gợi ý hữu ích trong việc làm và đặt bài vị sao cho vừa đẹp, vừa trang trọng.

logo kiến trúc

Thiết kế logo công ty kiến trúc và nội thất

Đối với mọi doanh nghiệp, logo công ty là một chi tiết vô cùng quan trọng, bắt buộc phải có. Và với công ty kiến trúc thì thiết kế logo lại càng trở nên quan trọng, đòi hỏi nhiều yếu tố khắt khe và đặc biệt hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về thiết kế logo công ty kiến trúc, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Copsolution.

Tầm quan trọng của logo công ty kiến trúc

Logo kiến trúc là gì?

 

 

 

Logo công đơn vị thiết kế kiến trúc và nội thất Copsolution

 

Trước hết ta hiểu, logo là biểu tượng thương hiệu của một công ty, một doanh nghiệp. Sự kết hợp của những kí hiệu, hình ảnh, chữ cái hay biểu tượng đặc biệt giúp công chúng, người tiêu dùng nhận dạng được một thương hiệu. Để thiết kế được một chiếc logo thực hiện đúng, đủ vai trò của nó thì đòi hỏi người thiết kế cần có cái nhìn thẩm mỹ và sự tinh tế nhất định.

Logo kiến trúc tức là logo thuộc một ngành thiết kế. Ngoài đảm bảo nhiệm vụ nhận diện thương hiệu, thiết kế logo kiến trúc cần có tính thẩm mỹ cao hơn với sự sáng tạo và độc đáo hơn hẳn những logo công ty khác. 

Tại sao phải thiết kế logo công ty kiến trúc?

 

tại sao phải thiết kế logo

Đối với nội bộ công ty, logo giúp đem lại sự nhận biết thương hiệu. Bởi thấy logo nghĩa là thấy thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Logo công ty kiến trúc giúp phân biệt được công ty của bạn giữa vô vàn những công ty khác. Và tất nhiên, logo thì luôn độc quyền và duy nhất. 

Đối với người tiêu dùng, logo là cơ sở để họ đưa ra sự nhận biết và phân biệt sản phẩm họ yêu thích. Lựa chọn sản phẩm và lặp đi lặp lại sẽ giúp khách hàng ghi nhớ sản phẩm và tin dùng dịch vụ của công ty bạn. Từ đó sẽ tạo nên những dấu ấn riêng, góp phần khẳng định tên tuổi công ty giữa muôn vàn những tên tuổi khác.

 

✅✅✅ Xem thêm : Có bao nhiêu loại ván dăm

Tầm quan trọng của logo trong lĩnh vực kiến trúc

 

Tầm quan trọng của logo trong lĩnh vực kiến trúc

 

Mỗi doanh nghiệp kiến trúc cần phải ý thức và chú trọng tầm quan trọng của logo công ty. Bởi logo là cầu nối giúp khách hàng nhớ đến doanh nghiệp của bạn. Logo sẽ được xem như là bộ mặt công ty, là thứ gây ấn tượng với khách hàng đầu tiên. Logo có ấn tượng thì khách hàng mới nghĩ đến việc tham khảo và lựa chọn công ty của bạn. 

Logo còn giống như một hình thức kích cầu người tiêu dùng. Khi logo công ty bạn độc đáo, được nhiều khách hàng chọn lựa thì công ty của bạn sẽ được phổ biến rộng rãi. Nhiều người biết đến logo công ty nghĩa là bạn có thêm cơ hội kinh doanh, cơ hội bán hàng và tăng hợp đồng, tăng doanh thu, …

Một chiếc logo được thiết kế hoàn hảo còn có thể khẳng định sự đẳng cấp của công ty bạn. Một công ty kiến trúc chuyên nghiệp thì chắc chắn biểu tượng logo cũng phải được đầu tư một cách hoàn chỉnh và tâm huyết. Chắc chắn với một công ty kiến trúc, khách hàng sẽ nhìn vào logo để quyết định có lựa chọn dịch vụ của công ty bạn hay không.

Thiết kế logo công ty kiến trúc cần chú trọng điều gì?

Thiết kế logo công ty kiến trúc cần chú trọng điều gì?

 

Đối với công đoạn thiết kế logo công ty kiến trúc thì bạn cần phải đảm bảo logo thực hiện đầy đủ vai trò của nó. Đó là sự nhận biết, độc quyền và bắt mắt. Bên cạnh những sự sáng tạo cần có thì người thiết kế cũng phải tuân thủ những nguyên tắc cần có trong việc thiết kế logo công ty kiến trúc để tạo ra một logo chuẩn mực.

Những điều cần chú trọng như màu sắc, kích thước logo và font chữ gần như là tất cả những gì tạo nên một thiết kế logo thương hiệu. Vậy nên bạn không thể bỏ qua bất cứ yếu tố nào nếu muốn tạo nên một chiếc logo tuyệt vời. 

Các bước thiết kế logo công ty kiến trúc

 

Các bước thiết kế logo công ty kiến trúc

 

Bước thứ nhất: Lên phác thảo sơ bộ. Đối với bước này, đơn giản chỉ dùng bút phác thảo những nét chính cần có, bộ khung đơn giản của sản phẩm mình muốn. Một nhà thiết kế tài ba và chuyên nghiệp trong lĩnh vựac này sẽ mất khoảng 20 – 30 bản phác thảo trước khi quay lại ý tưởng chính ban đầu.

Bước thứ 2: Xác định kích thước logo và kiểu chữ. Người thiết kế cần đảm bảo logo sẽ được nhìn rõ ràng ở mọi kích thước, mọi chất liệu từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Những chữ cái hay dòng chữ được sử dụng trong logo cũng cần có kích thước tương xứng và có thể dễ nhìn trên mọi chất liệu, mọi kích thước.

Bước thứ 3: Lựa chọn màu sắc và phối hợp một cách sáng tạo. Màu sắc là một yếu tố hàng đầu tạo sự nhận diện logo. Nắm rõ quy tắc phối màu sẽ giúp logo của bạn được hài hòa, bắt mắt và tạo ấn tượng cần thiết. 

Bước thứ 4: Thống nhất giữa phong cách thiết kế logo công ty kiến trúc với phong cách công ty. Từ sự thống nhất đó sẽ tạo được sự nhận diện dễ dàng khi thiết kế logo hơn. 

Bước thứ 5: Hoàn thiện trên máy và thêm bớt, chỉnh sửa những phần mong muốn.

Những lưu ý khi thiết kế logo công ty kiến trúc

 

Những lưu ý khi thiết kế logo công ty kiến trúc

 

Để có được logo công ty kiến trúc của riêng mình thì bạn nên tham khảo nhiều mẫu khác nhau nhưng tuyệt đối không được sao chép hay ai bắt chước. Bạn có thể chú trọng những chi tiết biểu tượng đơn giản khi tạo nên nét chính của logo hoặc mặc biến tấu hay thêm những chi tiết độc đáo do để đột phá trong thiết kế logo.

Chú trọng sự kết hợp và cân đối giữa màu sắc kích cỡ biểu tượng và đặc biệt là tính sáng tạo. Hãy tạo hiệu ứng cho logo của mình một cách đơn giản nhất có thể. Đừng nghĩ rằng đơn giản là nhàm chán mà hãy nghĩ rằng sự đơn giản là chìa khóa của thành công.

✅✅✅ Xem thêm : Bảng giả nội thất tại xưởng

Thiết kế logo kiến trúc nội thất

Đặc trưng các doanh nghiệp trong ngành nội thất

 

Thiết kế logo kiến trúc nội thất

Các doanh nghiệp ngành nội thất mang đặc trưng kết hợp của hai yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật. Người thiết kế nội thất giống như phù thủy trang trí cho bên trong ngôi nhà của bạn sao cho hợp lý, đẹp đẽ mà vẫn đảm bảo công năng nhà ở. 

Công việc của các doanh nghiệp trong ngành nội thất bao gồm cả đo đạc, khảo sát thị trường đến xác định phong cách cung cấp các bản vẽ thiết kế, cung cấp bộ sản phẩm nội thất, … 

Đặc điểm của logo kiến trúc nội thất

 

Đặc điểm của logo kiến trúc nội thất

 

Với một ngành nghề ngày càng trở nên quan trọng như kiến trúc nội thất thì logo nhận diện công ty của bạn là điều không thể thiếu. Đối với logo kiến trúc nội thất thì không thể thiết sự độc đáo, sáng tạo và tinh tế như ngành nghề của nó.

Logo ngành kiến trúc cần có những biểu tượng đặc trưng là chủ yếu thay vì quá nhiều chữ. Logo cũng cần sự tối giản trong màu sắc thay vì sử dụng quá nhiều gam màu.

✅✅✅ Xem thêm : Đặc điểm trung của nhà thờ họ là gì ?

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất 

  • Đề cao yếu tố đơn giản, dễ ghi nhớ: 

 

Như chúng tôi đã nói ở trên, đơn giản là chìa khóa của thành công. Sự đơn giản trong logo kiến trúc nội thất tạo sự nhất quán với nhận diện thương hiệu. Đồng bộ giữa logo với phong cách thiết kế thế sẽ giúp khẳng định thương hiệu của công ty bạn. 

Không những thế, bạn sẽ thuận lợi hơn trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng giúp khách hàng ghi nhớ nhớ trong tâm trí và hiểu được những thông điệp doanh nghiệp bạn muốn truyền tải.

Một số ví dụ về logo đơn giản nhưng vẫn tạo được thành công nhất định bạn có thể thấy như hãng Nike, Gucci, …

 

  • Đột phá, sáng tạo:

 

Bên cạnh các nguyên tắc và yếu tố bắt buộc thì tính đột phá sáng tạo là một điều vô cùng cần thiết đối với những người thiết kế. Những chi tiết sáng tạo sẽ là cơ hội tạo sự khác biệt giữa logo của công ty bạn với logo của công ty khác. Cũng có thể là sự mới mẻ, tạo cá tính gây ấn tượng với khách hàng.

Tuy nhiên đừng quá trông chờ vào sự sáng tạo bởi vì đôi khi chúng có thể phản tác dụng thay vì ghi ấn tượng. Đặc biệt với những thiết kế logo nhiều chi tiết thì yếu tố cần chú ý hơn là bố cục và sự hài hòa thay vì phá cách. Sự phá cách sáng tạo cần sử dụng đúng lúc thì mới đem lại hiệu quả tuyệt vời.

  • Chỉn chu và mang tính thẩm mỹ cao: 

 

Đối với một công ty nội thất thì logo tất nhiên cũng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Nếu thiết kế nội thất đem đến sự hài hòa và cái đẹp thì logo công ty cũng cũng không được nằm ngoài cái điều đó. Một thiết kế logo dành cho công ty kiến trúc tất nhiên cần phải trải qua đầy đủ các bước để đạt độ chỉn chu nhất định. Thậm chí quá trình sáng tạo và phát triển ý tưởng cần có thời gian chuẩn bị dài hơn để có hiệu quả tối ưu.

Nếu sự chuẩn bị, phát triển ý tưởng có sự đầu tư về thời gian và tâm huyết chắc chắn sẽ đem lại một sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Bởi một sản phẩm logo đẹp cần có sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ những bước đi đầu tiên. Theo đó, một thiết kế có tính thẩm mỹ cần đạt tiêu chuẩn về cả kích thước, màu sắc, hình khối và chi tiết thiết kế.

  • Mang tính định hướng sản phẩm

Nghĩa là logo sẽ góp phần định hình những sản phẩm của doanh nghiệp bạn, từ chất liệu đến phong cách. Tức là một thiết kế logo sẽ được thiết kế sao cho người xem có thể hiểu được phong cách thiết kế nội thất của công ty bạn là cổ điển hay hiện đại, thiên về chất liệu công nghiệp hay chất liệu thiên nhiên, …

Từ những định hướng đó, logo công ty thiết kế nội thất sẽ giúp khách hàng dễ nhận biết và tiếp cận một cách hiệu quả hơn dịch vụ của công ty bạn. Họ sẽ xác định mong muốn, phương hướng trước khi tìm đến công ty bạn. Điều đó có thể tiết kiệm được thời gian cho cả đôi bên.

 

✅✅✅ Xem thêm : Kinh nghiệm mua nội thất gia đình

Những ý tưởng thiết kế logo ngành nội thất

 

Xu hướng thiết kế logo công ty nội thất hiện nay tập trung vào các biểu tượng đặc biệt, chữ cái cách điệu thay vì sử dụng quá nhiều chữ. Những mẫu thiết kế logo được ưa chuộng hiện nay là lồng ghép chữ in hoa tên thương hiệu.

Màu sắc xu hướng thì thường được tối giản hóa, thường chỉ sử dụng ảnh một đến hai màu cùng gam màu tối hoặc gam màu sáng. Tùy vào lối phong cách của công ty thiết kế sẽ có những màu phù hợp khác nhau. 

Một số mẫu logo kiến trúc nội thất bạn nên tham khảo

 

Logo sử dụng 2 tone màu và biểu tượng chữ cái

 

Logo sử dụng 2 tone màu và biểu tượng chữ cái

 

Tầm quan trọng của logo trong lĩnh vực kiến trúc

 

Logo công ty thiết kế nội thất sử dụng chữ cái

 

Những lưu ý khi thiết kế logo công ty kiến trúc

 

Logo sử dụng cả chữ và biểu tượng đặc biệt

Thiết kế logo ngành ngoại thất

Đặc trưng các doanh nghiệp ngành ngoại thất

 

Cũng là sự kết hợp của yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật những đặc trưng của ngành ngoại thất bao gồm nhiều yếu tố rộng lớn hơn như sân vườn, ao hồ, đường sá, … Sự kết hợp hài hòa của những thành phần đó sẽ tạo nên một công trình ngoại thất giá trị chị và đạt tính thẩm mỹ.

Đối với người thiết kế ngoại thất thì cần có một cái nhìn bao quát, sự tư duy, sắp xếp xếp logic và hợp lý bởi tính chất không gian rộng. Vậy nên tất nhiên, logo của công ty thiết kế ngoại thất cũng cần mang được tính đặc trưng và và tính thẩm mỹ của ngành thiết kế này.

Đặc điểm của logo kiến trúc ngoại thất

 

Đối với logo công ty ngoại thất, ta thường thấy sử dụng các tông màu hài hòa, chú trọng các biểu tượng sáng tạo, đồng kết hợp với chữ cái hoặc tên thương hiệu. Cụ thể, logo công ty ngoại thất thường hình vuông hoặc tròn, hoặc chữ in hoa lồng vào với nhau. 

Người thiết kế sẽ lựa chọn chi tiết liên quan đến thiết kế ngoại thất như ngôi nhà, biểu tượng mái ngói, khuôn viên thay vì kết hợp quá nhiều chi tiết gây sự rối rắm. Phần chữ cũng được chọn tone màu đồng bộ với logo chứ không chọn tone đối lập.

Logo công ty thiết kế ngoại thất thường thể hiện sự năng động, nhiệt huyết và phong cách thiết kế thế của mỗi công ty. Vậy nên ở mỗi logo công ty, ta lại thấy sự khác biệt rõ ràng. 

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành ngoại thất

  • Truyền tải thông điệp riêng

 

Cũng giống như bất kỳ một logo của doanh nghiệp công ty nào khác, kể cả nội thất kiến trúc hay không thì logo cũng cần phải đảm bảo được tính năng truyền tải thông điệp tới người tiêu dùng một cách đảm bảo và nguyên vẹn. 

Nghĩa là logo sau khi thiết kế sẽ phải biểu đạt được phong cách thiết kế ngoại thất của công ty. Đưa đến cho người xem những mong muốn, tạo niềm tin đối với thương hiệu. Khi logo chạm đến suy nghĩ của người xem nghĩa là bạn đã tiếp cận được với khách hàng của mình.

  • Nhất quán với nhận diện thương hiệu

 

Một mẫu logo công ty kiến trúc đồng bộ với cả ý tưởng, nội dung và giao diện của công ty. Điều đó sẽ tạo nên một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, tiếp cận công chúng và khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Tức là thiết kế logo cùng với thiết kế giao diện hay thiết kế nội dung cần có sự đồng bộ với nhau. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên nét riêng cho thương hiệu của bạn. Khi dịch vụ thiết kế nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng, tạo được dấu ấn riêng trên thương trường thì điều đó sẽ tạo một đế chế vững vàng cho thương hiệu của bạn.

  • Thể hiện sự chuyên nghiệp, sang trọng: 

Một sản phẩm logo tinh tế chắc chắn sẽ khẳng định vị thế của công ty bạn hơn bất cứ một giải pháp truyền thông nào.

Hãy thử đặt vị trí là một khách hàng đang tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ thiết kế ngoại thất thì chắc chắn khi bạn ấn tượng với một logo được thiết kế ấn tượng hơn một logo bình thường. Từ sự ấn tượng đó, khách hàng sẽ có tìm hiểu và đem lại nguồn khách hàng cho công ty bạn.

Hay với vai trò của một đối tác hay đối thủ cạnh tranh, chắc chắn một chiếc logo đẹp và ấn tượng sẽ giúp chúng ta tự hào hơn rất nhiều. Từ sự tự hào đó sẽ dẫn đến sự tự tin và những thành công trong công việc.

  • Sử dụng kiểu chữ, màu sắc phù hợp: 

 

Đối với thiết kế logo kiến trúc ngoại thất, không nên sử dụng khóa 3 màu trên một logo. Tối giản màu sắc cũng là một điều cần quan tâm trong thiết kế logo. Bạn nên tránh sử dụng nhiều màu gây nhiễu hình ảnh hay sử dụng màu sắc lệch tone gây ức chế người nhìn, mất thiện cảm ban đầu

Không sử dụng phông chữ quá đặc biệt, hoa văn hoặc quá cách điệu. Thứ nhất, logo có thể được in trên nhiều vật liệu với nhiều kích thước với nhau nên những logo sử dụng chi tiết cách điệu có thể không được hoàn chỉnh hay đẹp mắt. Thứ hai, quá nhiều chữ cách biệt sẽ gây sự khó ghi nhớ logo đối với khách hàng.

 

  • Gây ấn tượng với người tiêu dùng: 

 

Logo được thiết kế một cách có đầu tư và bài bản chắc chắn sẽ đem lại một cái nhìn khác giữa những doanh nghiệp cùng ngành và đặc biệt là là gây ấn tượng với khi người tiếp nhận. Qua đó ghi dấu về doanh nghiệp của mình.

Việc thiết kế được một mẫu logo gây được ấn tượng ngay từ ban đầu với người dùng không hề đơn giản. Bởi mỗi người có một cách quan sát khác nhau và một cách tiếp nhận khác nhau. Nhưng nếu thành công trong bước này, thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ có chỗ đứng trên thương trường.

 

  • Mang tính định hướng sản phẩm và tính thẩm mỹ cao: 

 

Cũng giống như logo của thiết kế nội thất, logo ngành kiến trúc ngoại thất cũng mang một vai trò định hướng sản phẩm giúp người xem tiếp cận dễ dàng hơn với dịch vụ và và đối tượng mình mong muốn. 

Thiết kế logo cho công ty kiến trúc ngoại thất cũng cần định hướng cho khách hàng về phong cách, chất liệu và quan điểm của công ty hướng tới. Người tiếp nhận sẽ có sự khách quan trong chọn lựa hơn rất nhiều.

Xu hướng thiết kế logo kiến trúc ngoại thất

 

Tương tự với xu hướng logo công ty kiến trúc nội thất, xu hướng logo kiến trúc ngoại thất cũng cần sự đơn giản để dễ ghi nhớ cùng những sự sáng tạo nhất định. Sự phổ biến của thiết kế logo công ty bạn cũng đồng nghĩa với sự thành công của công ty.

Một số xu hướng thiết kế logo dự đoán phổ biến như biến đổi từ những hình khối cố định. Nghĩa là logo có sự chuyển động, biến đổi linh hoạt từ những hình khối sẵn có. Sự biến đổi diễn ra liên tục gây ấn tượng với người xem.

Hay logo dựa trên những khối hình học đơn giản đa dạng màu sắc hay kiểu logo đánh lừa thị giác. Ví dụ là những thiết kế logo 3D sẽ giúp người xem thú vị và ghi nhớ hơn về thương hiệu thiết kế kiến trúc của bạn.

Mẫu tham khảo logo công ty kiến trúc ngoại thất

 

logo ngành ngoại thất

 

Thiết kế logo phối hợp chữ và biểu tượng

 

logo sử dụng chữ và biểu tượng chữ

 

Mẫu thiết kế logo sử dụng chữ và biểu tượng chữ

 

logo kiến trúc

 

Mẫu logo thiết kế ngoại thất sử dụng chữ cách điệu

Rõ ràng, ta nhận thấy được sự vai trò và sự quan trọng trong việc thiết kế logo công ty kiến trúc là một thử thách rất lớn. Kể cả với những thương hiệu mới bắt đầu hay với những thương hiệu muốn làm mới bản thân mình đối với khách hàng. Đừng bao giờ bỏ qua ra sự quan tâm dành cho việc thiết kế logo bởi vì đây là một sợi dây vô hình gắn kết công ty bạn với khách hàng cũng như kim chỉ nam dẫn lối thành công của tương lai sau này. 

kích thước bàn thờ

Chọn kích thước ban thờ theo phong thủy

Kích thước bàn thờ theo phong thủy là gì? Cần lưu ý những gì & ý nghĩa như thế nào? Đây là câu hỏi của nhiều độc giả quan tâm khi các công đoạn thiết kế nội biệt thự. nhà phố , Căn hộ chung cư…. đang chuẩn bị đi vào hoàn thiện.
Vậy để trả lời những câu hỏi này cũng như tạo không gian thờ cúng sao cho chuẩn theo các quy luật Phong thủy giúp gia có sức khỏe, bình an , có công danh sự nghiệp phát triển. Hãy cùng Copsolution chúng tôi tham khảo chi tiết thông tin qua bài viết sau.

Chọn kích thước bàn thờ 

Theo thước lỗ ban

 

kích thước bàn thờ

 

Trước khi đo bạn phải hiểu về hiểu về thước lỗ ban. Theo tôi được biết thước lỗ ban có 3 loại

một là Thước Lỗ Ban 52.2cm (Thông thủy) dùng để đo khoảng không thông thủy (cửa chính , cửa sổ, chiều cao các tầng , giếng trời…)

hai là Thước Lỗ Ban 42.9cm (Dương trạch) : dùng đo các khối xây dựng như bếp, bệ, bậc…

ba là Thước Lỗ Ban 38.8cm hay còn gọi là 39 cm (Âm phần) dùng đo những Đồ nội thất âm phần (bàn thờ, tủ thờ , mộ phần, tiểu quách …)

vì vậy khi đóng ban thờ hoặc bạn muốn mua ban thờ hãy dùng thước lỗ 38.8cm để đo xem kích thước ban thờ có rơi vào màu đỏ hay không bạn nhé.

Xem thêm: Tổng hợp những mẫu thiết kế nhà thờ họ đẹp

Nếu dùng thước lỗ ban, kích thước tốt sẽ vào mầu đỏ gồm các cung Đinh, Vương, Nghĩa, Quan, Hưng, Tài những cung này Gia chủ hoặc chủ đầu tư lên chọn. Ngoài ra tùy vào tâm nguyện mong muốn cụ thể, gia chủ tìm cho mình một cung phù hợp để lựa chọn. Các cung gam màu đen, xám là cung xấu nên tránh.

Ý Nghĩa của các cung tốt trên là : 

Cung Đinh gồm có

Phúc tinh: Đây là một vì sao tốt
Cấp đệ : Thi cử đỗ đạt.
Tài vượng: Tiền tài tự đến.
Đăng khoa: Thi đỗ thành tích cao.

Cung Vượng gồm có

Thiên đức: Được trời ban đức.
Hỷ sự: sẽ có chuyện vui đến.
Tiến bảo: Tiền của vào nhà
Thêm phúc: Nạp Phúc

Cung Nghĩa gồm có

Đại cát: Cát lành.
Tài vượng: Tiền tài tự đến
Lợi ích (Ích lợi): Thu được lợi.
Thiên khố: Kho báu trời.

Cung Quan gồm có

Phú quý: Giàu có.
Tiến bảo: Tiền của vào nhà
Tài lộc (Hoạch tài): Tiền của nhiều.
Thuận khoa: Thi đỗ.

Cung Hưng gồm có

Đăng khoa (Đông Khoa): Thi đỗ thành tích cao.
Quý tử: Con ngoan.
Thêm đinh: Có thêm con trai.
Hưng vượng: Giàu có.

Cung Tài gồm có

Nghinh phúc: Phúc đến.
Lục hợp: Hòa hợp mỹ mãn.
Tiến bảo: Tiền của vào nhà
Tài đức: Tài đức vẹn toàn

Ngoài các cung tốt cũng phải có cũng xấu quý gia chủ lên tránh.

Cung Hại gồm có

Khẩu thiệt: Rước họa từ lời nói của mình
Lâm bệnh: Bị mắc bệnh.
Tử tuyệt: Đoạn tuyệt con cháu.
Họa chí (Tai chí): tai ương ập đến bất ngờ.

Cung Khổ gồm có

Thất thoát: Mất của.
Quan quỷ: Tranh chấp, kiện tụng.
Kiếp tài: Bị cướp của.
Vô tự: không có con .

Cung Tử gồm có

Ly hương: Xa quê hương.
Tử biệt: Có người mất.
Thoát đinh: Con trai mất.
Thất tài: Mất tiền của.

Cung Thất gồm có

Cô quả: Cô đơn.
Lao chấp: Bị tù đày.
Công sự: Dính dáng tới pháp luật.
Thoát tài: Mất tiền của.

Theo kích thước cụ thể

Hiện nay có rất nhiều loại bàn thờ, ban thờ treo tường, tủ thờ, bàn thờ thổ công, bàn thờ thổ địa thần tài… Dưới đây chúng tôi xin liệt kê ra một số ki kích thước bàn thờ thông dụng nhất đó là bàn thờ treo tường, tủ thờ.

Kích thước bàn thờ treo tường

 

bàn thờ treo tường

 

Bàn thờ treo tường cũng có rất nhiều kích thước khác nhau, tùy không gian căn phòng hay ý nguyện của chủ đầu tư các bạn có thể lựa chọn một trong số các kích thước dưới đây:

– Chiều sâu 610 mm x Chiều Rộng 1070mm (Tài Lộc) x (Quý Tử)
– Chiều sâu 560 mm x Chiều Rộng 950 mm =(Tài Vượng) x (Tài Vượng)
– Chiều sâu 495mm x Chiều Rộng 950 mm = (Tài Vượng) x (Tài Vượng)
– Chiều sâu 480 mm x Chiều Rộng 880 mm = (Hỷ Sự) x (Tiến Bảo)
– Chiều sâu 480 mm x Chiều Rộng 810 mm = (Hỷ Sự) x (Tài Vượng)

Kích thước tủ thờ, bàn thờ đứng

 

bàn thờ đứng

 

Bàn thờ, tủ thờ đứng có rất nhiều kiểu & rất nhiều kích thước khác nhau, được tính theo thước Lỗ Ban, các bạn có thể chọn lựa các kích thước thịnh hành dưới đây:

Chiều ngang (dài): 127 cm; 157 cm; 175 cm; 197 cm; 217 cm …
Chiều sâu (rộng): 61 cm;; 69 cm; 81 cm; 97 cm; 107 cm; 117 cm …
Chiều cao : 117 cm ; 127 cm …

Đặt bàn thờ theo hướng nào

 

Ngoài việc xem phong thủy căn nhà bạn cũng chú trọng đến việc đặt bàn thờ của nhà mình theo hướng nào thì sẽ có phúc lộc cho con cháu. Hướng của ban thờ được xác định dựa vào hướng, tọa của căn nhà nhà bạn.

Bạn không xác định được hướng nhà và tọa bạn có thể xem thêm tại đây

Hướng tốt

Sanh khí: Làm răng tài lộc cho CĐT, có nhiều Của cải, công việc ổn định, khách khứa đến đông

Thiên Y: Nếu vợ chồng cùng mang được cung này & tạo ra nhà cửa ở phương này thì mọi thứ dễ gặp thuận lợi, ko những thế bệnh tật tiêu tan, súc vật đại vương.

Phước Đức: Vợ chồng cùng mang được cung này, đường ra vào nhà hay bếp trở lại hướng Phước Đức có nhiều của ăn của để, trung phú, lục súc được đại vượng.

Phục vị: Nếu vợ chồng cùng mang cung này sẽ thọ & sinh được nhiều con gái.

Hướng xấu

Tuyệt mạng: Bổn mạng phạm phải cung này dễ bệnh tật, bị người đời mưu hại.
Ngũ quỷ: Có thể bị hỏa hoạn, khẩu thiệt, ruộng vườn mất mùa.
Lục sát: Nếu hướng nhà nằm phải hướng này CĐT sẽ thường xuyên mất của, cãi vã, hao mòn thể tạng.
Họa hại: Hướng nhà phạm vào thì chủ đầu tư sẽ bị khẩu thiệt, bệnh tật, Của cải tiêu tan..

Bài viết trên cung cấp cho quý độc giả một vài thông tin về kích thước bàn thờ theo chuẩn phong thủy, thước lỗ ban và Cách đặt bàn thờ theo hướng nhà đa dạng và thích hợp với không gian căn nhà Việt. Bạn lên tham khảo chọn lựa để có cho gia đình mình một mẫu bàn thờ ưng ý nhất. Sự thư thái về tâm hồn, an lòng và trân trọng trong không gian tâm linh sẽ mang lại cho mỗi gia đình cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.

Vì sao không nên di chuyển bát hương

Vì sao không nên di chuyển bát hương trên bàn thờ

Nhà thờ họ hay bàn thờ được xem là tinh hoa văn hóa tâm linh hết sức trang trọng của cả dân tộc Việt Nam. Trong mỗi căn nhà, bàn thờ giống như một không gian thu nhỏ của giới tâm linh, là nơi thờ cúng, nơi con cháu bày tỏ lòng thành với tổ tiên, các vị đi trước. Vậy nên, trên bàn thờ cũng có những điều kiêng kị mà mỗi chúng ta đều phải biết vì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Một trong số đó là quy tắc không nên dịch chuyển vị trí bát hương trên bàn thờ.

Cách sắp xếp bàn thờ hợp phong thủy

 

Vì sao không nên di chuyển bát hương

 

Theo quan niệm của người phương Đông nói chung và của người Việt Nam nói riêng, việc bố trí bàn thờ theo phong thủy là một nguyên tắc, thói quen đã có từ lâu đời cho đến ngày nay. Bàn thờ là nơi ngự vị của các vị thần linh, tiên tổ nên cần phải đặt trên cao, tránh gió máy, bụi bặm và khi vệ sinh thì cần đến sự tỉ mỉ, cẩn trọng.

Điều tối kị cần phải tránh đó là không được phép đặt bàn thờ theo hướng ngũ quỷ, ở đây là hướng Đông Bắc, Tây Nam. Vì theo quan niệm dân gian xưa, đây là hướng xấu, đem lại cho gia chủ Đại Họa, Lục Sát, ….

Khi kê bàn thờ không được để dựa vào tường, cửa, đặc biệt là không dựa vào bếp, cột nhà. Điều đó sẽ đem lại rủi ro, điềm xấu cho gia chủ. Phía sau bàn thờ phải là bờ tường vững trãi, không được có cửa sổ bên cạnh gây khó khăn cho việc tụ khí.

Không được chọn nơi đặt bàn thờ gần hay đối diện nhà tắm, nhà vệ sinh. Theo quan niệm xưa, đó là nơi phủi bỏ nỗi ô uế. Nếu đặt bàn thờ gần thì sẽ làm ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm vốn có.

Cũng không được để bàn thờ nơi giữa nhà, lối đi lại hay nơi tập trung đông người vì không gian tâm linh không thuộc về chốn ồn ào mà chỉ cần những nơi thanh tịnh. Màu sắc sử dụng trong phòng thờ cần có sự hài hòa, thường thiên về màu gỗ trầm, không sử dụng quá nhiều màu sắc.

Đặc biệt, không đặt bàn thờ trên tủ, không lấy tủ gỗ đã qua sử dụng làm bàn thờ tránh làm mất đi sự linh thiêng. Đặt bàn thờ thuận với hướng nhà và hướng mệnh của gia chủ để hòa hợp trường khí, vạn vật ôn hòa.

Về cách bài trí đồ dùng, đồ trang trí trên bàn thờ gia tiên thì cũng cần phải chú ý không được bày quá nhiều dẫn đến sự rối mắt, chật chội. Cũng không bày những đồ quá to quá cao khuất tầm bát hương. 

 

✅ Xem thêm : Những mẫu nhà thờ họ đẹp

 

Đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên như nào cho đúng

 

Đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên như nào cho đúng

 

Tưởng như là một điều dễ dàng mà gia đình nào cũng nằm lòng nhưng cách đặt vị trí bát hương trên bàn thờ gia tiên chuẩn mực thì ít gia đình làm được.

Bát hương giống như nơi hội tụ tâm đức, là sợi dây vô hình gắn kết giữa những người còn sống với cõi âm. Mỗi khi thắp nhang, bát hương là nơi các vị thần, vị tổ tiên sẽ hiện về chứng giám cho lòng thành của các con các cháu. 

Thường trên bàn thờ gia tiên chỉ có 2 bát hương. Hoặc có nhà có 1 bát hương hoặc 3 bát hương tùy thuộc hoàn cảnh khác nhau. Theo thứ tự sẽ là bát thờ Thần linh sẽ to nhất, đặt ở giữa và cao nhất. Bên phải và bên trái lần lượt là bát thờ Tổ tiên, bát thờ cô Tổ, ông Mãnh nhỏ hơn bát giữa.

Không nên thờ chung hai bên nội ngoại trên một bàn thờ. Cũng không nên thờ quá nhiều thế hệ cùng một bàn thờ, dễ dẫn đến sự lẫn lộn, khi thỉnh họ về không tìm được chỗ dẫn đến sai sót không đáng có của gia chủ.

 

✅ Xem thêm : Chọn hướng xây nhà thờ

 

3 bát hương trên bàn thờ

 

 

Trước ba bát hương nên đặt lễ phẩm cúng và số chén nước được xếp ngay ngắn.Mỗi khi khấn vái, làm lễ, gia chủ và người nhà cần đứng ngay ngắn, ăn mặc chỉnh tề trước bàn thờ tỏ lòng tôn kính. Không được đùa cợt trước bàn thờ, đó như là sự cười đùa với những vị mà ta tôn thờ.

Quy trình bốc bát hương được xem là khá quan trọng vì nó biến một chiếc hũ, bát bằng sứ, đồng bình thường trở thành một biểu tượng vô cùng thiêng thiêng. Quá trình bốc bát hương cũng cần được cẩn trọng, tránh những điều không hay về tâm linh xảy đến với gia chủ:

  • Khi mua bát hương phải chọn bát không có chữ Hán ở thành, tránh mua màu vàng đồng vì đây là màu của Vương Tướng quan lại.
  • Sau khi mua bát hương về phải rửa sạch bằng nước gừng pha muối và rượu, thêm chút cánh hoa hồng để rửa trôi tạp chất hữu hình. Sau đó phơi khô hoặc xông bằng trầm. Lưu ý, nước dùng không được đổ xuống cống.
  • Sau đó lót ở đáy một miếng giấy tráng kim vàng, rồi đốt rơm nếp lấy tro thả đầy. Không nên dùng cát mà nên dùng trấu là vì trâu được coi là hạt ngọc trời, kết tinh của sự giao thoa nên mang sự thanh cao, ý nghĩa.

Vì sao không nên di chuyển bát hương trên bàn thờ?

 

vị trí của bát hương trên bàn thờ

 

✅ Xem thêm : Các loại bát hương trên ban thờ

 

Việc quét dọn xung quanh bát hương sạch sẽ cần tránh động di chuyển bát hương. Vì đó là hiện thân hóa cho những người mà ta tôn thờ, cung kính. Động bát hương nghĩa là làm kinh động đến các vị thần, các bậc tổ tiên, đem lại điềm không may cho gia chủ và gia đình.

Một số cách hạn chế sự xê dịch của bát hương như: rút bớt chân nhang, không để chân nhang quá nhiều trên cả 3 bát hương. Không lựa chọn bát hương làm từ đá, nên lựa chọn chất liệu sứ. Cố định bát hương bằng đổ tro vừa đủ, bên trong nên đặt thất bảo (thạch anh, mã não, ngọc, thiếc vàng, thiếc bạc, san hô đỏ, xừ cừ). Chú ý hơn trong việc vệ sinh bàn thờ.

Tuy nhiên xét trên thực tế, có nhiều trường hợp động bát hương khác nhau mà ta nên  xét đến nguyên do của nó. Ví dụ như bát hương tự dưng bốc cháy là do chân nhang cắm gần nhau kết hợp hương cháy đến chân dẫn đến sự bùng lên của ngon lửa. Trong trường hợp này, gia chủ không cần quá lo lắng, thu dọn sạch và để lại mọi thứ như trạng thái ban đầu là được. 

Bên cạnh việc xê dịch vị trí bát hương, chúng ta cũng không được phép di chuyển bát hương một cách tùy tiện thoe ý muốn. Bởi đây là nơi hạ trần của những vị thần linh, nơi tìm về của các hương hồn vị tổ tiên, nếu chúng ta di chuyển tùy tiện mà không xin phép sẽ khiến họ không tìm được nơi trú ngụ, dẫn đễn sự nổi giận của thần linh kéo theo những điềm không may, xui xẻo đến cho gia chủ.

Ngoài ra, ta nên tránh việc dịch chuyển bát hương vào những dịp như ngày giỗ, đặc biệt là ngày lễ, Tết truyền thống. 

Hàng năm, đến ngày 23 tháng Chạp là dịp mà các gia chủ thường làm lễ khấn xin các vị thần, các vị tổ tiên trên bàn thờ để xin phép vệ sinh, thay tro trong bát hương. Và người làm nhiệm vụ này thường là người lớn trong gia đình. 

Trong trường hợp chuyển nhà hay bắt buộc phải động bát hương thì gia chủ không được trực tiếp động bát hương mà phải mời sư thầy hay thầy pháp có kinh nghiệm đến làm lễ hoặc mời cha, bác hay những người có tuổi trong họ. 

Việc thay bát nhang khi quá cũ, hư hỏng không thể sử dụng được nữa cũng cần thiết nhưng phải biết thực hiện đúng cách thì mới mang được vận may vào nhà. 

Vậy nhưng gia chủ cũng nên tỉnh táo trong việc mời thầy, tránh việc gặp thầy không đủ khả năng hiểu biết gây rắc rối cho gia đình.

 

✅  Xem thêm : Có mấy loại bát hương trong nhà thờ tổ

 

Việc thờ cúng là một việc tâm linh vô cùng, quan trọng. Vì vậy chúng ta cần cân nhắc và tinh ý để tránh gây những điều không tốt cho gia đình và dòng họ. Là một doanh nghiệp có uy tín lâu năm trong ngành thiết kế, thi công nội thất công trình, Copsolution sẽ tận tình đưa đến cho bạn những bí quyết và lựa chọn chất lượng nhất, phù hợp nhất với không gian tâm linh của mình.

Luận bàn sao Tham Lang

Luận giả về Sao Tham Lang

Sao Tham Lang là gì?

 

Sao Tham Lang là gì?

Luận giải về sao Tham Lang

 

Phương vị: Bắc Đẩu Tinh

Tính: Âm

Hành: Thuỷ

Loại: Hung – Dâm Tinh

Đặc tính: Quyền Uy – Hoạ Phúc

Tên gọi tắt: Tham

Sao Tham Lang là một trong số 14 chính tinh, tuy mang tính – hành là Âm Thuỷ nhưng lại thuộc Dương Mộc, trong Bắc Đẩu tinh là sao thứ nhất, đứng thứ 8 trong chòm Thiên Phủ tinh.

Trong Đẩu Số, sao Tham Lang tượng trưng cho ham muốn về hư vinh, vật chất, thích hưởng thụ và dục vọng. Mang trên mình sức hấp dẫn với người khác giới lại thêm kỹ năng giao tiếp và ứng biến tinh tế, khéo léo mà Tham Lang được xem là sao đào hoa bậc nhất.

Sao Tham Lang có đặc tính về phúc và hoạ, thiện ác bất phân. Khi gặp được Cát tinh phù troẹ sẽ chủ về phú quý, gặp Hung tinh sẽ chủ về giả dối, phù phiếm. Tham Lang có thể thao thao bất tuyệt về đạo lý, nhân nghĩa nhưng cũng dễ dàng bị chìm đắm, lôi cuốn trong sắc dục, phóng đãng, vô liêm sỉ. Gieo thiện gặp phúc báo, gieo ác gặp ác giả ác báo.

Vị trí của sao Tham Lang

 

vị trí của sao Tham Lang

 

Sao Tham Lang ở Miếu Địa trấn toạ cung Sửu – Mùi.

Vượng Địa của Tham tinh trấn thủ cung Thìn – Tuất.

Vị trí Đắc địa của Tham toạ an cung Dần – Thân.

Hãm Địa của sao Tham Lang toạ thủ ở 6 cung Tý – Ngọ – Mão – Dậu – Tỵ – Hợi.

Ý nghĩa về sao Tham Lang trong tử vi

 

ý nghĩa của sao tham lang

ý nghĩa của sao tham lang

Tướng Mạo

Khi sao Tham Lang trấn thủ ba vị trí Miếu Địa – Vượng Địa – Đắc Địa thì chủ sự thường có tướng mạo cao lớn, vạm vỡ, “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, gương mặt đầy đặn, da trắng, râu tóc rậm rạp. Riêng ở miếu địa thì thường có nốt ruồi kín.

Khi Tham Lang ở tại Hãm Địa thì chủ sự chỉ thân hình hơi gầy, da dẻ xấu, không cao lắm, mặt dài, xương xẩu, cổ cao, tiếng nói nội lực, vang vọng.

Tính Tình

Người được sao Tham Lang chiếu mệnh ở Miếu – Vượng – Đắc Địa là người thông tuệ, có tài lãnh đạo và tổ chức. Có khả năng về nghệ thuật, khéo tay, có lòng trung trực và nhân hậu. Tuy nhiên, họ thường hiếu thắng, tự đắc, tính tình nóng nảy, không kiên nhẫn, làm việc gì cũng chỉ tập trung được lúc đầu, sau đó sẽ bỏ lỡ.

Sao Tham Lang ở Hãm Địa thường là người cô độc có tính tình hiểm ác, sống ích kỷ và tham lam. Là người không quả quyết, có dục vọng cao nhưng lại hay ăn chơi sa đoạ, se sua, dâm dật. Dễ mắc phải cám dỗ, sa ngã hay ghen tuông, cạnh tranh, ganh đua, dễ làm ra những chuyện trộm cắp, lừa đảo, tham nhũng, …

Tài Lộc, Công Danh

Sao Tham Lang an toạ cung Miếu – Vượng – Đắc Địa có số giàu sang, phú quý. Càng lớn tuổi càng an nhiên, nhàn hạ, có cuộc sống hưng vượng, sung túc.

Còn ở cung Hãm Địa thì thường là những người có khiếu về thẩm mỹ, kinh doanh các ngành về thủ công, thương mại. Tuy vậy đường công danh gặp nhiều trắc trở, con đường tài lộc cũng đầy gian truân.

Bộ sao tốt hợp với sao Tham Lang

  • Tham Lang – Hoả Tinh hay Tham Lang – Linh Tinh đồng cung tại Miếu Địa: Có danh tiếng vang dội, lẫy lừng, đường tài lộc phú quý tột độ. Nếu theo con đường võ nghiệp sẽ đạt được những vinh hiển sáng giá.
  • Tham Lam và Trường Sinh ở 2 cung Dần – Thân: Có tuổi thọ cực kỳ cao.
  • Tham Lang – Vũ Khúc đồng cung toạ ở Tứ mộ: Con đường công danh, sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, phát triển ổn định và tốt đẹp sau 30 tuổi, trước 30 tuổi tương đối chật vật.
  • Nếu các bộ sao trên có thêm Hoả Linh – Hoá Khoa – Quyền Tinh – Lộc Tồn – Văn Xương – Văn Khúc – Tả Phụ – Hữu Bật: Tâm tính thiện lương, tài lộc và công danh song toàn, vinh hiển, phú quý.

Bộ sao xấu kỵ với sao Tham Lang

  • Tham Lang đồng cung Vũ Khúc gặp Phá Quân: Sa đoạ vào phù phiếm, ham mê tửu sắc mà gặp hoạ luỵ thân.
  • Tham Lang gặp Liêm Trinh đồng cung ở Tỵ – Hợi: Mệnh nam sống đàng điếm, phóng đãng, mệnh nữ giang hồ, dâm đãng. Nếu muốn hoá giải phải gặp được Hoá Kỳ hay Tuần Triệt.
  • Tham Lang hội Liêm Trinh ở Dần thân gặp Văn Xương đồng độ: Cuộc đời sẽ gặp ngục tù, lao hình, cơ cực, khổ không kể siết.
  • Tham Lang – Liêm Trinh – Linh Tinh – Tuyệt đồng cung hay Tham Lang – Liêm Trinh – Kình Dương – Địa Kiếp – Địa Không, Hư Mã : Bị chết non hoặc cùng cực, khổ tận cam lai suốt đời.
  • Tham Lang gặp Kình DƯơng ở cung Tý – Hợi: Cuộc đời hoàng đang, lông bông, không ổn định, sống lãng du, giang hồ.
  • Tham Lam hội Địa Không – Địa Kiếp an toạ cung Mão – Dậu: Là người tu hành nhưng sớm phá giới.
  • Tham Lang gặp Đào – Hồng – Liêm: Là người trắc nết, lăng nhăng, loạn luân, dâm dật.
  • Tham Lang hội Thất Sát: Nam cướp cắp, nữ giang hồ.
  • Tham – Sát – Tang – Hổ ở cung Dần – Ngọ: Cuộc đời bị thú vật ngộ thương hay sét đánh.

Toàn tập về sao Tham Lang ở các cung

 

Tham lang ở cung Mệnh

Sao tham lang ở cung mệnh nào tốt

 

Cung Mệnh

  • Tham Lang toạ cung Tý – Ngọ: Có phúc thọ an khang, có khả năng giao tiếp và xử lý tình huống.
  • Tham Lang tại Dần – Thân: Có tài có nghệ nhưng tính cách cao ngạo, hay so đo, ganh đua nên mất đi cơ hội được trọng dụng và thể hiện.
  • Tham Lang hội Vũ Khúc tại Sửu – Mùi: Lúc trẻ gian truân về già an nhàn. Thành công muộn, am hiểu về nhân tình thế thái nhưng tính tình kiệt sỉ. Có thể bị cám dỗ bởi tửu sắc, mà thất bại.
  • Tham Lam gặp Vũ Khúc chiếu mệnh tại Mão – Dậu: Khổ vì tình ái, ăn nhậu, đĩ điếm, sống bất trung bất nghĩa, thích giao tế với tiểu nhân.
  • Tham Lang gặp Liêm Trinh: Cuộc đời bần hàn, cơ cực, ham mê tửu sắc vô độ.

Cung Phụ Mẫu

  • Tham Lang gặp Thiên Hư – Thiên Hình đồng cung: Có thân mẫu là kế thất hay thiếp thất, điền phòng sinh ra.
  • Tham Lang hội Hoá Kỵ: Xung khắc với cha mẹ, lúc nhỏ sống ly tán với hai thân.
  • Tham Lang lạc Hãm Địa gặp Thiên Mã vây chiếu: Cha mẹ lưỡng trùng, là con thứ do nhân tình hoặc kế mẫu sinh ra.
  • Tham Lang toạ cung Tý – Thìn – Ngọ – Tuất: Không có duyên với phụ mẫu, là con được nhặt hoặc xin về nuôi.
  • Tham Lang hội Tử Vi: Có số khắc cha khắc mẹ khi còn trẻ.

Cung Huynh Đệ

  • Tham Lang tại cung Tỵ – Hợi: Có anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thường giận hờn, oán trách, bất đồng ý kiến.
  • Tham Lang thủ cung Huynh đệ gặp Hoả Tinh – Linh Tinh – Thiên Thọ: Gặp được trợ giúp, tương trọ, chiếu ứng của huynh đệ.
  • Tham Lang gặp Kình Dương – Đà La – Thiên Hình: Có anh em khác mẹ, xung khác, bất hoà, tranh chấp, chiếm đoạt vật chất.
  • Tham Lang hội Vũ Khúc: Không có huynh đệ hoặc có anh em không cùng chung phụ – mẫu.

Cung Phu Thê

  • Tham Lang ở Thìn – Tuất: Có người đối ngẫu tài giỏi, giàu có nhưng mệnh nữ thì có tính ghen tuông, mệnh nam thì ăn chơi, phóng túng. Nếu lấy vợ (lấy chồng) sớm có thể mắc nạn hình khắc.
  • Khi Tham Lang ở Dần – Thân: Vợ hoặc chồng đều có tính ghen tuông, lăng nhăng, bạc tình, cả hai dễ dàng đến với nhau cùng dễ tan rã.
  • Tham Lang có sao Lộc Tồn – Phúc Đức – Thiên Khôi – Thiên Đức – Thiên Phúc – Thiên Việt – Thiên Quan hội chiếu: Người phối ngẫu có tính tình đứng đắn, gia thế danh giá, có lòng nhân từ, thiện lương, thường tìm hiểu về vấn đề tâm linh.
  • Tham Lang gặp Tử Vi đồng cung: Phu thê khó thuận hoà, hay ghen tuông và tranh cãi. Muốn thuận thảo lâu dài thì nên thành gia lập thất muộn.
  • Tham Lang hội Liêm Trinh: Thường lập gia đình nhiều lần, tái giá, goá bụa, có duyên chấp nối. Đường tình duyên khó khăn, muộn lập gia đình. Phu thê bất hoà, xung khắc. Tuy nhiên, không bị sát tinh hộ chiếu thì có duyên nợ tốt, người vợ hoặc chồng có tài năng, tình tinhs thẳng thắn, cương trực.
  • Khi sao Tham Lang gặp sao Vũ Khúc: Nên lấy người lớn tuổi hơn và lập gia muộn, vợ chồng tài giỏi, tháo vác, khéo léo.

Cung Tử Tức

  • Tham Lang được sao Hàm Trì và Thiên diêu hội chiếu: Sinh nhiều con gái, hiếm con trai. Chủ sự nên sinh gái trước trai sau, nếu không thì con trai sẽ do vợ lẻ sinh.
  • Tham Lang có Tả – Hữu – Khôi – Việt – Quý: Có số sinh quý tử, có hai con, đều vinh hiển, danh giá.
  • Tham Lang gặp Hoá Lộc ở cung Tử Tức: Nếu gặp sao tốt thì chủ sự sinh con trai có tài về kinh doanh, gặp sao xấu thì đẻ con cái ngang ngạnh, kiêu ngạo.
  • Tham Lang gặp Hoá Kỵ: Khó sinh con, nuôi dạy con nhiều trắc trở, không có lý tưởng.

Cung Tài Bạch

  • Khi Tham Lang ở cung Thìn – Tuất: Có số tài phú, nhanh chóng phát tài, phát lộc. Sung túc, giàu sang khi về già.
  • Tham Lang gặp Vũ Khúc đồng cung: Chỉ sau 30 tuổi mới được phát đạt. Hợp là nghề phú thương, trở nên giàu có nhờ kinh doanh, buôn bán hoặc những nghề thủ công cần sự khéo léo của đôi tay, tài hoa, nghệ sĩ.
  • Tham Lang hội Liêm Trinh: Khó làm giàu, đường tài lộc khó khăn, phải cạnh tranh mới kiếm được tiền.
  • Tham Lang có Tứ sát hội chiếu, gặp phải Địa Không – Địa Kiếp: Tan nhà nát cửa vì trò đỏ đen, đầu cơ tích trữ nhưng không thành.

Cung Tật Ách

  • Khi sao Tham Lang toạ thủ cung Tật Ách: Chủ sự thường mắc bệnh về gan mật, tì hư, can vượng, can phong co giật.
  • Tham Lang gặp Vũ Khúc: Cả đời mạnh khoẻ, an khang.
  • Tham Lang hội Tử Vi: Thường mắc bệnh về dại dày, da dẻ xanh xao, sức khoẻ yếu ớt, bệnh về thận, cơ quan tiết niệu, cơ quan sinh dục.
  • Tham Lang gặp Liêm Trinh: Bị các bệnh về mắt, bị tất mắt, mờ mắt, bệnh về tình dục, phụ khoa.
  • Tham Lang ở cung Tý – Ngọ: Bị bệnh về thần kinh, suy nhược về sinh lý.

Cung Phúc Đức

  • Khi sao Tham Lang toạ thủ cung Phúc Đức: Chủ sự có tài về nghệ thuật, có thiên phú về tôn giáo hay triết lý. Tuy nhiên, có tính tiêu hoang, hưởng thụ về vật chất, đam mê tửu sắc.
  • Tham Lang gặp Vũ Khúc ở cung Thìn – Tuất: Có phúc thọ lâu bền. Họ hàng tốt đẹp, vinh hiển. Thường phải rời xa quê hương để lập nghiệp, có duyên phát triển trong buôn bán và nghề về võ.
  • Tham Lang hội Tử Vi đồng cung an tại cung Dần – Thân – Tý – Ngọ: Phúc mỏng, mệnh bạc, họ hàng, thân nhân ly tán, làm ăn sa sút, có người dâm dật, đĩ điếm.
  • Tham Lang đồng cung Liêm Trinh hội chiếu: Phúc đức kém, lưu lạc nơi phương xa, ly tán, cơ hàn. Dễ mắc tai họa về tù tội, hãm hại, giá hoạ, oan khuất và kiện tụng truyền kiếp. Đường công danh trắc trở, cuộc đời phong lưu, phóng túng lúc tuổi xế chiều.
  • Tham Lang gặp Kình Dương, Đà La, Địa Kiếp, Địa Không, Thiên Hình, Đại Hao hội chiếu: Tính cách nóng nảy, hay nổi giận vô cớ, có tính ganh đua, tranh chấp. Đời sống về cả vật chất và tinh thần đều túng thiếu, không đủ đầy, hoàn hảo, sở thích dục lạc.
  • Tham Lang có Hoả Tinh và Linh Tinh: Tính cách cứng rắn, cương quyết, hấp tấp, vội vàng.

Cung Điền Trạch

  • Khi Tham Lang ở cung Điền Trạch: Gia trạch bị hao tài tốn của, tụ tán bất thường. Không được ông bà tổ tiên để lại của cải hoặc có để lại cũng dần bị tiêu tán hết.
  • Tham Lang gặp Vũ Khúc: Có số phát tài muộn, lúc tuổi xế chiều mới có nhiều tài sản, đất đai, cơ nghiệp vũng chắc.
  • Tham Lang và Liêm Trinh hay Tham Lang gặp Tứ Sát hoặc Không Kiếp: Tán gia bại sản, có bao tài sản tổ tiên để lại đều sẽ phá tán hết.
  • Tham Lang có Hoả Linh – Linh Tinh hội chiếu: Chủ sự tự mua nhà cửa, đất đai, tự xây dựng cơ đồ.
  • Tham Lang có Địa Không – Địa Kiếp – Đại Hao và Tứ sát hội chiếu: Gia chủ dễ gặp hoả hoạn, nạn trộm cướp, chém giết, binh đao.

Cung Quan Lộc

  • Tham Lang toạ thủ cung Quan Lộc: Phát triển sự nghiệp về ngành nghề giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ như làm ngoại vụ, quan hệ công chúng. Có khả năng thành danh nếu ngành giải trí, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu.
  • Khi sao Tham Lang an toạ cung Dần – Thân – Tý – Ngọ: Con đường quan lộc tầm thường, thấp nhỏ không đáng nói. Thích hợp làm kinh doanh buôn bán để hưng thịnh và làm quân nhân.
  • Tham Lang đồng cung Liêm Trinh: Phạm tội ngục tù, nên đi theo võ nghiệp.
  • Tham Lam hội Vũ Khúc: Làm kinh doanh chắc chắn phát tài, phú quý, hậu vận ổn định, tốt lành. Không nên làm viên chức vì không lâu bền với chức vị.

Cung Nô Bộc

sao tham lang ở cung nô bộc

Sao tham lang ở cung Nô Bộc

 

  • Khi sao Tham Lang ở cung Nô Bộc: Do Tham Lang có khả năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ nên có nhiều bạn bè và người dưới quyền. Tuy nhiên, mối quan hệ không thân sâu mà chỉ sơ sơ, xã giao.
  • Tham Lang gặp Thiên Hư – Đại Hao – Thiên Diêu – m Sát: Có nhiều bạn bè, nhưng chỉ vui vẻ, thân thiết trong khoảng vui chơi, tửu sắc. Còn hoạn nạn thì bặt vô âm tính, không ai trợ giúp.
  • Tham Lang gặp Liêm Trinh: Có nhiều bạn bè nhưng đa số đều ăn chơi, sa đoạ, phóng túng, đam mê tửu sắc.
  • Tham Lang hội Vũ Khúc: Người dưới quyền không trung thành, không đắc lực.
  • Tham Lang có Thiên Vu – n Quang – Thiên Phúc: Gặp được bạn bè và người dưới quyền đắc lực, tương trợ cho sự nghiệp của Tham Lang.
  • Tham Lang gặp Hoá Kỵ: Bạn bè và người dưới quyền lợi dụng, phản bội, chiếm đoạt lợi ích.

Cung Thiên Di

  • Khi sao Tham Lang ở cung Thiên Di: Tham Lang là sao chủ về đào hoa nên chủ sự quê có nhiều thù tạc, ăn chơi truỵ lạc, nhiều bạn bè trăng gió, ham mê tửu sắc, rượu chè, cờ bạc, gái gú.
  • Tham Lang an tại cung Thìn – Tuất: Gặp được quý nhân phù trợ, tốt nhất trong các cung.
  • Tham Lang hội Vũ Khúc: Chủ sự phát tài nhờ vào nghiệp buôn bán, kinh doanh, phú quý nhờ thương ngiệp.
  • Tham Lang gặp Tử Vi, Liêm Trinh: Bất lợi đủ đường, phạm vào nạn tai, bị kiện cáo, tù ngục, tiểu nhân hãm hại.
  • Tham Lang có Văn Xương, Văn Khúc hội chiếu: Gặp tai hoạ, sống vất vả, không an nhàn, lạc thú trong thi tửu.

Bài viết ‘’ Những điều cần biết về sao Tham Lang” đã cung cấp một số thông tin bổ ích cho quý độc giả. Để biết thêm về 14 chính tinh, các bạn hãy theo dõi https://copsolution.vn để nhận được những thông tin chính xác và đầy đủ nhất nhé. Mong rằng quý độc giả sẽ luôn ủng hộ Copsolution, chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét và đánh giá tích cực từ các bạn.

sao liêm trinh

Luận giải về sao Liêm Trinh

Sao Liêm Trinh là gì? Người bị sao liêm trinh chiếu mệnh có sao không ? ý nghĩa của liêm trinh ở các sao như thế nào … Hãy cùng Cop Solution tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Sao Liêm Trinh là gì?

 

Sao liêm trinh là gì

Sao liêm trinh là gì

Phương vị: Bắc Đẩu Tinh

Tính: Âm

Hành: Hoả

Loại: Quyền Tinh, Tù Tinh, Đào Hoa Tinh

Đặc tính: Quyền lực, uy nghiêm, ngục hình

Tên gọi tắt: Liêm

Liêm Trinh là một chính tinh thuộc Âm Hoả, là đệ ngũ tinh trong chòm Bắc Đẩu. Theo thứ tự thuộc chòm Tử Vi đứng thứ 6 (sau Thiên Đồng). Sao Liêm Trinh chuyên trông coi về phẩm cách và mệnh lệnh quyền uy.

Được mệnh danh là sao “thứ đào hoa”, sao Liêm Trinh thuộc bộ Sát – Phá – Liêm – Tham có sức hút cao.
“Liêm Trinh” có nghĩa là thanh liêm, trong sáng, trung trinh. Chính vì vậy mà sao Liêm Trinh có đặc tính là rất nguyên tắc, có tính kỷ luật, sáng suốt, minh bạch và tuân thủ pháp luật nghiêm túc.

Vị trí của sao Liêm Trinh

 

vị trí của sao Liêm Trinh

 

Cung Tý, Dần, Ngọ, Thân: Liêm Trinh trấn toạ Vượng Địa

Cung Sửu, Mùi: Liêm toạ thủ Đắc Địa

Đối với Thìn, Tuất: sao Liêm Trinh nằm ở Miếu Địa

Bốn cung Mão, Dậu, Hợi, Tỵ: Hãm Địa là nơi Liêm Trinh trấn thủ

Ý nghĩa về sao Liêm Trinh trong tử vi

 

Người thuộc sao Liêm Trinh có thân hình cao gầy vừa phải, gương mặt xương chữ điền với đôi gò má cao, mày và miệng rộng, da mặt vàng, mắt sáng. Tuy nhiên, tướng mạo sẽ bị ảnh hưởng vì phụ tinh hoặc gen, … nên rất khó đoán chính xác về dung mạo.

Liêm Trinh thủ mệnh thường là người có tính bảo thủ và nguyên tắc. Họ có lập trường kiên định và tính tôn trọng kỷ luật cao. Tuy vậy, do tính bảo thủ mà họ thương cực đoan, hà khắc, không thích bị bình phẩm và đóng góp ý kiến từ người khác.

Trong Đẩu Số, sao Liêm Trinh còn có tính cách phức tạp, khó nắm bắt. Ngoại trừ tính cứng nhắc và cố chấp, nữ thuộc sao Liêm Trinh lại có tính cách tốt, chính trực và cương nghị, thu hút người khác giới bởi sự đào hoa, phong lưu.

Ý nghĩa sao Liêm Trinh chiếu mệnh tại các sao

Ý nghĩa về sao Liêm Trinh trong tử vi

Ý nghĩa của sao Liêm Trinh trong các sao 

Sao tốt

  • Liêm Trinh gặp Thiên Tướng: Sao Thiên Tướng có khả năng giúp sao Liêm Trinh kiềm chế sự nóng nảy, cực đoan. Đây là cặp sao dũng mãnh, thiện chiến và oanh phong, uy quyền, thích hợp làm quân nhân tốt.
  • Bộ 5 sao Liêm – Khôi – Khúc – Xương – Hồng hay bộ 3 Liêm – Xương – Khúc: Là những mưu sĩ thao lược tâm đắc bậc nhất của các đế vương.
  • Liêm – Hình ở Đắc địa: Mặc dù là hai sao thiên về tù tội nhưng nếu làm quan sẽ là quan võ tài ba hay một thẩm phán xuất sắc.

Sao xấu

  • Liêm Trinh – Phá Quân – Hỏa Tinh ở hãm địa: Trong cuộc đời sẽ có lúc thắt cổ, uống độc dược, tự trầm, tự tử.
  • Bộ 4 sao Liêm Trinh – Phá Quân – Hoá Kỵ – Tham Lang: Chủ sự có thể chết do hoả hoạn.
  • Liêm Trinh với Địa Kiếp và Kình Dương: Gặp hoạ bị hãm hại dẫn đến đày đọa, tù tội.

Ý nghĩa sao Liêm Trinh chiếu mệnh tại các cung

 

sao liêm trinh chiếu Mệnh

Ý nghĩa khi sao Liêm Trinh Chiêu Mệnh

Cung Mệnh

Liêm Trinh có tính cách trọng tình, trọng nghĩa, là người phong độ và tận tâm. Tuy nhiên, lại thiếu lý trí và phóng túng. Đây được xem là tính cách cơ bản của chòm sao “thứ đào hoa”. Cũng nhờ đó mà Liêm Trinh luôn thu hút bạn khác giới. Ngoài ra, Liêm Trinh có năng khiếu về nghệ thuật, đặc biệt là mỹ thuật.

  • Liêm Trinh gặp Văn Xương, Văn Khúc: Từ đào hoa trở nên nhã nhặn, không bị nhục dục quấy nhiễu, hoá phong lưu thành sự sáng tạo trong nghệ thuật, giỏi lễ nhạc.
  • Liêm Trinh với Tham Lang: Có khuynh hướng yêu thích thư hoạ, thưởng thức nghệ thuật và du ngoạn.
  • Liêm Trinh ưa Thiên Tướng: Có thủ đoạn chính trị, thảo lược, mưu trí linh hoạt.
  • Liêm Trinh cùng Thiên Việt – Thiên Khôi – Tả Phụ – Hữu Bật: Lúng túng, khó khăn giải quyết vấn đề, tiến thoái lưỡng nan.
  • Liêm Trinh và Hoá Kỵ: Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và vận trình, gây bệnh tật, máu mủ.
  • Liêm Trinh gặp Phá Quân, sát tinh: Thường phải làm những nghề nghiệp mang tính nguy hiểm cao.

Cung Phụ Mẫu

  • Liêm Trinh gặp đồng cung Thiên Phủ: Có phụ mẫu sang quý, nhiều của cải nhưng không hoà hợp, không hạnh phúc.
  • Liêm Trinh cùng Thiên Tướng đồng cung: Có cha mẹ khá giả, giàu có, hòa thuận.
  • Sao Liêm Trinh toạ trấn Dần – Thân: Chủ sự có phụ mẫu không khá giả nhưng giàu phúc đức.
  • Liêm Trinh và Phá Quân đồng cung: Không thường sống gần phụ mẫu. Cha mẹ vất vả, thường gặp tai nạn.
  • Liêm Trinh cùng với Thất Sát đồng cung: Không hoà hợp với phụ mẫu, thường xảy ra tranh cãi, xung khắc, không sống được với nhau.

Cung Huynh Đệ

Liêm Trinh nhập miếu thường có một anh/ chị hoặc một em, tình cảm tương đối hòa thuận.

  • Liêm Trinh gặp Tả – Hữu – Xương – Khúc – Quý – Phủ – Khôi – Việt: Gia trạch có 5 anh chị em nhưng gặp tai kiếp chỉ còn lại ba.
  • Liêm Trinh với Tứ Sát, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình: Anh chị em xung khắc, bệnh tật hay nạn tai, sống xa cách nhau.
  • Sao Liêm Trinh gặp sao Tham Lang, sát tinh: Anh chị em không hòa thuận, tranh chấp, giận hờn. Hoặc có thể là con một không có anh em.
  • Liêm Trinh và Thất Sát, Phá Quân: Chỉ có một anh em nhưng thường bất hòa, xung khắc.

Cung Phu Thê

  • Khi Liêm Trinh toạ trấn Cung Phu Thê: Phu thê có cuộc sống không yên ấm, nhiều bất lợi, trắc trở.
  • Khi Liêm Trinh toạ trấn cung Dần – Thân: Phu thê cơ cực, nghèo khổ, làm ăn khó khăn, trắc trở.
  • Liêm Trinh gặp Thiên Phủ đồng cung: Gia trạch hưng thịnh, ăn nên làm ra, khá giả, giàu có, sang quý. Tuy nhiên, có thể vợ chồng bất hoà.
  • Liêm Trinh với Thiên Tướng: Vợ chồng khắc nhau nhưng gia đạo lại hưng vượng, giàu sang.
  • Liêm Trinh gặp Thất Sát đồng cung: Vợ hoặc chồng là người tài giỏi, biết làm ăn nhưng xung khắc với nhau.
  • Liêm Trinh cùng Phá Quân và Tham Lang đồng cung: Vợ chồng không đồng lòng, bất hoà, làm ăn truân chuyên, trắc trở, nghèo khổ, đói kém.

Cung Tử Tức

  • Sao Liêm Trinh ở Cung Tử Tức: Có mệnh hiếm muộn, ít con.
  • Liêm Trinh gặp Thiên Phủ: Có được 3 con, sinh quý tử. Con cái giỏi giang, thành đạt, trung hậu, văn nhã. Đây là bộ sao tốt nhất trong Cung Tử Tức của sao Liêm Trinh.
  • Liêm Trinh và Hoá Kỵ: Tử tức bị phá tướng, thường mắc bệnh tật hoặc gặp tai nạn.
  • Sao Liêm Trinh hội Thất Sát, Tham Lang và Phá Quân: Đường con cái khó khăn, hiếm muộn. Con cái tính tình không tốt, khó dạy bảo, làm cha mẹ phiền lòng, dễ gặp “hình thương”.
  • Liêm Trinh gặp Tứ Sát, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình: Khó có thể có con, phải nhận con nuôi.

Cung Tài Bạch

  • Liêm Trinh ở Cung Tài Bạch: Chủ thể tích cực cạnh tranh để thu tài lộc, tiền bạc đến rồi đi bất thường.
  • Liêm Trinh gặp Thiên Phủ đồng cung: Nếu buôn bán, kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận cao, dễ phát tài. Chủ thể làm ăn chân chính, trong sạch và có uy tín cao.
  • Liêm – Tướng đồng cung: Thích hợp làm ăn kinh doanh, công nghiệp. Là một đại phú ông, làm ăn lương thiện, nhiều của cải.
  • Liêm Trinh hội Thất Sát: Tạo cơ hội kiếm tiền trong thời loạn bằng cách cạnh tranh, tuy nhiên dễ gặp phải hiểm nguy không lường trước.
  • Liêm Trinh trấn tọa cung Thân – Dần: Phải trải qua tranh chấp cực gay gắt để kiếm được tài phú.
  • Liêm Trinh hội Phá Quân – Tham Lang: Chủ sự trải qua nhiều vất vả nhưng vẫn không giữ được tiền của, luôn bị thất thoát và túng thiếu.

Cung Tật Ách

  • Sao Liêm Trinh ở cung Tật Ách: Thường gặp những bệnh tật, thương tật ở chân tay và lưng.
  • Liêm Trinh ở Hãm Địa: Cuộc sống trắc trở, lận đận, sức khoẻ yếu kém, thường bị bệnh tật và nạn tai, phải xa nhà để lập nghiệp, bị giảm tuổi thọ.
  • Liêm Trinh cùng Thiên Phủ: Cả đời mạnh khoẻ, bình an.
  • Liêm Trinh hội Thiên Tướng: Thường gặp các bệnh về dạ dày, tiểu đường.
  • Liêm Trinh gặp Thất Sát: Gặp bệnh về dạ dày, ung thư và bệnh về mắt.
  • Sao Liêm Trinh gặp Phá Quân – Tham Lang: Thường mắc bệnh về phổi và bệnh tình dục.

Cung Thiên Di

  • Khi Liêm Trinh ở tại Dần, Thân: Được quý nhân phù trợ, trần áp được tiểu nhân, được nhiều người kính nể, phát tài phát lộc.
  • Liêm Trinh hội Thiên Phủ: Dễ kiếm tài lộc từ bên ngoài, được quý nhân giúp đỡ. Dễ làm giàu trong cảnh khó khăn để thành đại gia trong doanh thương.
  • Liêm Trinh và Thiên Tướng đồng cung: Càng bận rộn, siêng năng càng thành công và kiếm được nhiều tài lộc, thường dịch chuyển, du lịch sang trọng.
  • Liêm – Phá đồng cung: Ở ngoài gia đình có thể may rủi không lường trước được.
  • Liêm Trinh gặp Tham Lang: Ăn chơi vô độ, truỵ lạc, dễ gặp tai hoạ ngục tù,
  • Liêm Trinh với Thất Sát đồng cung: Ở ngoài gia đình gặp bất lợi, dễ gặp nạn tai ngoài đường.

Cung Nô Bộc

Liêm Trinh ở cung Nô Bộc thường hay bị nô bộc, người giúp việc, bạn bè nói xấu, đặt điều, gièm pha, làm ơn mắc oán, nuôi ong tay áo.

  • Liêm Trinh hội Thiên Tướng: Được cát tinh nâng đỡ, nhờ bạn bè tương trợ mà thành công, khá giả hoặc có người dưới quyền giúp kiếm tiền tài.
  • Liêm Trinh – Hóa Kỵ: Nên đề phòng bạn bè và nô bộc liên luỵ mà phá sản.
  • Liêm Trinh gặp Thiên Phủ: Có tình bạn nhiệt tình, sâu sắc, có thể tin tưởng, người dưới quyền trung thành, ủng hộ. Nhờ đó mà gia vận thịnh vượng, cát lợi.
  • Liêm Trinh với Phá Quân, Thất Sát: Vì tin tưởng bạn bè và người dưới quyền mà bị liên lụy, hãm hại vào tù tội, phạm pháp.

Cung Điền Trạch

Liêm Trinh ở cung Dần Thân: Không được thừa hưởng cơ nghiệp, của cải của cha ông. Trong quá trình xây dựng cơ đồ cũng gặp phải nhiều khó khăn, phá sản.

  • Khi Liêm Trinh gặp Thiên Phủ: Được ông cha để lại nhà đất, có nhiều tài sản tổ tiên để lại.
  • Liêm Trinh hội Thiên Tướng: Cơ nghiệp lúc trẻ chưa có gì, càng ngày càng phát đạt. Cơ nghiệp đồ sộ lúc về già.
  • Liêm Trinh gặp Phá Quân: Sẽ phá tán hết cơ nghiệp tổ tiên để lại. Sau về già có nhiều bất động sản cao cấp.
  • Liêm Trinh và Thất Sát: Vất vả tạo dựng cơ nghiệp, tự lập, tự mua nhà cửa, sau mới khá giả.
  • Liêm – Tham đồng cung: Sản nghiệp của tổ tiên bị phá tán. Không có nơi ở cố định lúc về già.

Cung Quan Lộc

  • Sao Liêm Trinh ở cung Quan Lộc tại Dần, Thân hay gặp Thiên Phủ: Là người nắm quân quyền, rạng danh trên con đường võ nghiệp và chính trị, được mọi người nể trọng.
  • Liêm Trinh gặp Thiên Tướng đồng cung: Thường thành danh trong các ngành về công nghệ – kỹ thuật hay quân sự, tư pháp, thế nhưng không lâu bền.
  • Liêm – Phá đồng cung: Con đường công danh, quan lộc lận đận. Thích hợp làm nghề kinh doanh buôn bán hoặc các công việc về kỹ thuật.
  • Liêm – Tham đồng cung: Thường giữ chức vụ nhỏ, hợp với các nghề về kiểm tra như thuế, thanh tra, tư pháp, địa ốc,… nhưng thường lận đận, không suôn sẻ.

Cung Phúc Đức

  • Liêm Trinh tại cung Phúc Đức: Luôn có cảm giác hỗn loạn, vướng bận và vất vả, căng thẳng dù cuộc sống giàu có hay nghèo khổ.
  • Liêm hội Phủ, Tướng: Cuộc sống bôn ba nhưng vui vẻ và náo nhiệt. Chủ thể luôn khoan nhượng và độ lượng, đôn hậu.
  • Liêm Trinh gặp Phá Quân: Người hay lo nghĩ, bận rộn, thường thiếu quả quyết. Tâm tư gửi hết vào công việc nên không được sống hưởng thụ, nhàn nhã.
  • Liêm Trinh hội Tham Lang: Là người có khuynh hướng sống hưởng thụ và vật chất, cuộc đời đào hoa, phong lưu, tự cao tự đại vào bản thân.
  • Khi Liêm Trinh và Thất Sát gặp nhau: Tinh thần luôn bất an, có tính võ đoán dù không giỏi cân nhắc, suy nghĩ. Cuộc đời luôn tất bật, bận rộn và vất vả.

Trên đây là những thông tin về sao Liêm Trinh mà https://copsolution.vn đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này quý độc giả đã tìm được những thông tin lý thú về chòm sao Liêm Trinh. Copsolution luôn mong muốn nhận được những đóng góp của quý độc giả về những bài viết để chúng tôi không ngừng hoàn thiện mình, mang đến những thông tin giá trị cho người đọc.

Luẩn giải về sao tử vi

LUẬN GIẢI CHI TIẾT VỀ SAO TỬ VI

Sao Tử Vi là gì ?

 

Luẩn giải về sao tử vi

Luận giải về Sao Tử Vi

 

Phương vị: Nam Bắc Đẩu Tinh

Tính: Dương

Hành: Thổ

Loại: Đế Tinh

Đặc tính: Quyền Uy, Phúc Đức, Tài Lộc

Tên gọi tắt: Tử

Sao Tử Vi là một trong 14 chính tinh, thuộc chủ cung Quan lộc. Là sao Vua của chòm sao Tử Vi gồm có sáu sao là: Tử Vi, Liêm Trinh, Thiên Đồng, Thiên Cơ, Vũ Khúc và Thái Dương.

Chính vì vậy, sao Tử Vi là sao của sự nghiệp, chuyên quản về tước lộc, có khả năng giảm trừ tai ách, hoá hung thành cát, duy trình bình an, chế hoá hung tính của sát tinh và kéo dài tuổi thọ. Vì là sao Đế Tọa tôn quý nên sao Tử Vi mang sức mạnh che chở và tiêu trừ tai họa khi xuất hiện tại các cung khác.

Tuy nhiên, một vị vua có quyền lực tối cao nhưng lại một mình cô độc trên ngai vàng mà không có sự hỗ trợ của hiền thần là điều cấm kỵ, khó phát huy uy lực, độc đoán chuyên quyền khiến suy yếu tài năng, dễ bị tiểu nhân thừa cơ lợi dụng.

Vậy nên, Tử Vi hợp với sự phò tá của Tả Phụ và Hữu Bật, được Thiên Tướng – Văn Xương – Văn Khúc đồng cung làm tuỳ tùng, cùng Thiên Khôi – Thiên Việt đi truyền lệnh, gặp Thái m – Thái Dương phân chức, Lộc Tồn – Thiên Mã sẽ quản tước vị và Thiên Phủ nhận nhiệm vụ giúp cai quản kho tàng. Nhờ vào sự chiếu ứng lẫn nhau, tạo thế Quần thần khánh hội mà sao Tử Vi có thể khắc chế Hỏa Tinh và Linh Tinh hoá ác thành thiện, giáng Thất sát, gặp hung tinh hoá cát vô đạo.

Vị trí của sao Tử Vi

  • Sao Tử Vi nằm tại cung Ly (Ngọ), là một đế tinh và chủ tế các vì sao khác cho nên không bị sát tinh xung quanh quấy phá, cách Cực hướng Ly minh địa vị quý giá nên không có vị trí nào hãm địa. Bảng vị trí của sao Tử Vi được kê cụ thể như sau:
  • Tuổi Dần, Thân, Tỵ, Ngọ nằm ở Miếu Địa chỉ sự tôn quý: Uy nghi, nghiêm cẩn, trung hậu, thông minh, làm việc đầy trách nhiệm và có khả năng lãnh đạo, khiến người khác tâm phục, khẩu phục. Có khả năng dẫn dắt, chỉ huy tập thể qua đó đạt được thành công nhất định.
  • Thìn và Tuất ở Vượng Địa chỉ sự giàu sang: Tài trí, mưu lược, oai phong, chỉ người giỏi kinh doanh và có khả năng quản lý tài chính tốt. Có được cuộc sống mơ ước của nhiều người, giàu sang, thịnh vượng, phú quý không tả.
    Tuổi Sửu và Mùi ở Đắc Địa chỉ phúc thọ: Thông minh, liều lĩnh, thao lược, có thiện tâm và biết hy sinh bản thân mình, suy nghĩ cho mọi người, phúc thọ cao hơn người khác.
  • Tý, Mão, Dậu, Hợi ở Bình Hoà chỉ tố chất tốt: Nhân hậu, hiền lành, có tư tưởng lớn, nhiều người có tín ngưỡng mạnh mẽ và bước vào con đường tu hành, từ bỏ u mê mà giác ngộ.

Sao Tử Vi hợp với sao nào?

  • Sao Tử Vi mang sức mạnh che chở cho các sao khác đồng thời những sao đó cũng góp phần tương trợ sao Tử Vi để cùng chiếu ứng lẫn nhau. Cụ thể một số bộ sao hợp với sao Tử Vi:
  • Sao Tử Vi, sao Thiên Phủ toạ thủ ngay cung mệnh hoặc giáp mệnh ở hai bên.
  • Tử Vi và Thiên tướng là cặp sao hoàn hảo để chiếu ứng nhau.
  • Sao Tử Vi gặp sao Tử Vũ, sao Thất Sát cũng vô cùng ăn ý là phù hợp.
  • Tả – Hữu – Xương – Khúc – Khôi – Việt – Khoa – Lộc – Quyền – Quý – Quang – Long – Phượng – Hồng – Đào là những sao hợp với sao vua Tử Vi để dốc sức phò tá Đế Tinh xây dựng giang sơn và sự nghiệp.
  • Tử – Phủ – Kỵ – Quyền hay Tử – Quyền – Sát ở tuổi Tỵ Hợi tạo nên người có tính cách dũng cảm và quả quyết trong công việc.

Đặc biệt, bộ sao Tử – Phủ – Vũ – Tướng có kèm các cát tinh đã kể trên. Thông qua đó là báo hiệu về sự nghiệp vang danh của các nguyên thủ quốc gia. Nếu không gặp các sát tinh quấy phá thì sự nghiệp vững vàng, quyền binh được củng cố trong thời bình. Tuy nhiên, nếu bị các sát tinh Kình, Kiếp, Không, Đà, Hoả, Linh đắc địa đi kèm thì sự nghiệp gặp nhiều khó khăn trở ngại, có nhiều thử thách và tranh đấu.

Sao Tử Vi kỵ những sao nào?

Bên cạnh những bộ sao tốt khi kết hợp với sao Tử Vi thì cũng có những bộ sao xấu như:

  • Tử Vi gặp Không – Kiếp –Hồng – Đào là số yểu mệnh, chết sớm.
  • Khi sao Tử Vi, Thất Sát gặp sao Tuần Không và Triệt Không thì thường dẫn đến tai nạn, dù người có ý chí lớn tới đâu cũng gặp nhiều trắc trở khó thành đại sự.
  • Tử Vi có đồng cung Tham Lang là cuộc đời của một vị tu nhân, xuất thế. Nếu có thêm Địa Không và Địa Kiếp thì càng chắc chắn hơn nữa.
  • Tử Vi gặp Kình – Đà – Lộc – Quyền là người có danh vọng và quyền lực nhưng lại có lòng dạ hung hiểm, bất nhân, độc ác, vô nhân đạo.
  • Nếu Tử Phá không được các cát tinh phù trợ sẽ là những con người bất nhân, bất nghĩa, khát máu, tham lam và độc ác. Những người này thường thất bại nặng hoặc phá sản ít nhất một lần trong đời.
  • Khi sao Tử Vi ở các cung Tứ Mộ (Sửu – Thìn – Mùi – Tuất) đóng ở vị trí gặp Thiên La, Địa Võng và có Phá Quân kèm theo, diễn tả con người phạm tam đại tội (bất trung – bất hiếu – bất nghĩa). Tuy nhiên, tại vị trí này, nếu Tử Vi gặp cả cát tinh và sát tinh thì sẽ là một người rất đặc biệt, thông minh, thủ đoạn, mưu lược, dám làm những việc vô nhân đạo thế nhưng vẫn sử dụng được cả người tốt và người xấu để phò trợ mình.

Ý nghĩa sao Tử Vi ở các cung

 

Sao tử vi ở các cung

Cung mệnh

Người thuộc sao Tử Vi ở cung Mệnh thường có tướng mạo chính trực, đôn hậu với gương mặt trái xoan và chiều cao ở mức trung bình, sắc mặt màu vàng tía. Mệnh nam thì lưng dài vai rộng, uy nghiêm, điềm tĩnh. Mệnh nữ có nét khoan thai, quý phái, ánh mắt trong sáng.

Vì thuộc sao Đế Tinh tôn quý nên có tính cách cứng rắn, khí chất cao quý và tinh thần trách nhiệm cao. Có năng lực lãnh đạo và giỏi về quản lý tài chính, thích điều mới mẻ và cầu toàn. Tuy nhiên, có tính kiêu ngạo, hiếu thắng và khá hẹp hòi. Thích chiếm hữu, đa nghi, thiếu chủ kiến, làm việc theo cảm tính và thường cảm thấy phiền muộn, tủi thân.

  • Nữ có sao Tử Vi tọa thủ cung mệnh, có dung mạo đoan trang, xinh đẹp, là mẫu phụ nữ mẫu mực điển hình. Thường gặp được người bạn đời có địa vị cao, cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, có số vượng phu, vượng tử.
    Sao Tử Vi là Đế toạ phú quý, quyền uy tối thượng, là chúa tể của những chòm sao nên nếu không nhận được Tả Hữu phò trợ thì phải sống cô độc, nhiều khó khăn, lao tâm lao lực, thành bại không đoán trước được và khó duy trình được vinh quang dài lâu. Đặc biệt, nếu thêm Tứ sát thì lại càng khổ cực, thương tật, tàn phế hoặc nặng hơn là chết không bình yên.

Cung Huynh Đệ

  • Sao Tử Vi nói chung: Thường là em trong gia đình có anh chị lớn hơn.
  • Tử Vi đồng cung với Thiên Phủ – Thất Sát hoặc ở Ngọ: Anh em trong nhà con đường quan trường và doanh thương thuận lợi. Anh em yêu thương nhau, hoà thuận, hạnh phúc.
  • Ngược lại, Tử Vi gặp Thiên Tướng: Anh em làm ăn khấm khá nhưng thường bất hoà và hay tranh chấp, cãi vả.
  • Người thuộc sao Tử Vi đồng cung với sao Phá Quân: Có anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, sống xa cách, không hòa thuận với nhau.
  • Tử Vi đồng cung với Tham Lang: Anh em ly tán, sống vất vả, cơ cực, nghèo khổ.
  • Tử Vi gặp sát tinh: Chưa bao giờ tốt, anh em tử trận, lần hồi bị hao hụt, có ae là côn đồ, lưu manh, đĩ điếm.
    Cung phụ mẫu
  • Tử Vi ở Ngọ, Tý, Thiên Phủ, Thiên Tướng, đồng cung: Cha mẹ giàu sang, phú quý, sống thọ, để lại của cải, hỗ trợ, giúp đỡ con cháu.
  • Tử Vi gặp Thất Sát đồng cung: Cha mẹ không hoà thuận và hay tranh cãi, bất hoà với con cái.
  • Tử Vi gặp Phá Quân và Tham Lang đồng cung: Mô côi cha mẹ hoặc khắc cha, khắc mẹ, phải sống xa cha mẹ, gia đình buồn bã, bất hoà, không hạnh phúc.

Cung phu thê

  • Tử Vi đồng cung với Thiên Phủ, ở Ngọ: Gia đình hạnh phúc, hoà thuận, giàu có. Phu thê yêu thương, chung thuỷ, hỗ trợ lẫn nhau.
  • Sao Tử Vi gặp sao Thiên Tướng: Thường có vợ hoặc chồng là con trưởng trong gia đình, cả hai cùng có bản lĩnh, hỗ trợ nhau xây dựng gia đình khá giả. Tuy nhiên hai vợ chồng có thể xảy ra tranh cãi, xích mích.
  • Tử gặp Sát, Tham: Gia đạo truân chuyên, trắc trở, khó có được hạnh phúc. Phải lập gia đình muộn gia đạo mới tốt.
  • Tử Vi với Phá Quân: Vợ chồng hình khắc, bất hoà dẫn đến chia ly.
  • Tử Vi với Tham Lang: Phu thê xung đột, tranh cãi, xích mích, bất hoà.

Cung Tài Bạch

Đế Tinh ở Miếu địa, Vượng địa hay Đắc địa không gặp Tuần Triệt, Sát tinh: Phú quý không thể tả, tiền bạc dồi dào, giàu sang, thịnh vượng.

  • Tử Vi gặp Thiên Phủ, Vũ Khúc: Phú quý gấp bội, sung túc, giàu có.
  • Tử Vi với Thất Sát: Dễ dàng làm giàu nhanh chóng.
  • Tử Vi ở Tý: Không bằng các trường hợp trên nhưng cũng có cuộc sống đầy đủ, khá giả.
  • Tử Vi gặp Phá Quân: Nghèo trước giàu sau, tuy nhiên có khả năng phá sản trong đời.
  • Tử Vi với Tham Lang: Của cải giảm sút dần theo thời gian, dù có nhiều của cải cũng có lúc hao mòn hết.
  • Sao Tử Vi gặp sát tinh: Nếu gặp sát tinh quá nặng thì có khả năng phá sản ít nhất một lần.

Cung Tật Ách

Sao Tử Vi ở cung Tật Ách là sao giải nguy trừ nan mạnh nhất trong các sao, có hiệu lực mạnh như sao Thiên Phủ hay sao Thiên Lương, sao Thất Sát cũng có khả năng cứu nguy, giải nghiệp tai ương, trừ đi hiểm nguy.

Cung Tử Tức

  • Sao Tử Vi tọa thủ ở Tử Tức: Có nam – nữ song toàn.
  • Tử ở Đắc địa trở lên hoặc đồng cung với Thiên Phủ, Thiên Tướng: Có đông tử tức và tử tức đều khá giả.
  • Tử Vi gặp Thất Sát: Có ít con, khó nuôi con, hoặc hiếm muộn.
  • Tử Vi với Phá Quân, Tham Lang: Hiếm con, có ít con cái, con cái xung khắc, bất hoà với cha mẹ.

Cung Phúc Đức

Tử Vi ở Ngọ, Tý hoặc Thiên Phủ, Thiên Tướng đồng cung: Có phúc trạch lâu dài, dòng họ thuộc hàng danh giá, tôn quý, giàu sang, ít tai họa.

Tử Vi gặp Thất Sát: Có phúc hưởng dài lâu, phú quý, sung túc nhưng họ hàng hay bản thân phải lưu lạc ở nơi xa quê hương.

Tử Vi gặp Phá Quân, Tham Lang đồng cung: Họ hàng thất tán, lưu lạc nơi đất khách quê người, giảm thọ, nghèo túng, nếu gia trạch khá giả thì sức khoẻ yếu kém.
Tử Vi với sát tinh (nhất là Không – Kiếp – Kình – Linh – Hoả – Đà): Bất lợi đủ đường, gia trạch lưu vong, phúc trạch kém.

Cung Điền Trạch

Tử Vi ở Miếu – Vượng – Đắc địa: Điền trạch khá giả, giàu có, gia sản dồi dào, vinh hiển, phú quý kéo dài.

Tử Vi đồng cung với Phát, Sát, Tham: Của cải dù lớn lao đến đâu cũng không giữ được, phải phá sản, điền trạch sa sút dần. Gặp phải sát tinh còn có khả năng mất tất cả, trở thành vô sản.

Cung Quan Lộc

Sao Tử Vi ở Ngọ hoặc đồng cung với Phủ, Tướng, Sát: Đều là bộ sao tốt nhất cho đường quan lộc. Tuy nhiên, Tử Vi gặp Thiên Tướng là người độc đoán, chuyên quyền, thường hay đảo chính, tranh giành quyền lực. Tử vi gặp Thất Sát thì võ nghiệp chính là điểm mạnh của họ

Đế Tinh gặp Phá Quân, Tham Lang: Đường làm quan thăng trầm, lúc lên lúc xuống, tai hoạ đến bất ngờ, từ bỏ quan trường qua doanh thương.

Cung Thiên Di

Sao Vua – Tử Vi ở Ngọ, Tý gặp Tử Phủ, Vũ Tướng hay Tử Sát: Được xã hội trọng dụng, thuận lợi mọi mặt, được nhiều cao nhân giúp đỡ, nhận được sự kính nể là tín nhiệm, có bậc quyền quý hậu thuẫn.
Tử Vi gặp Phá Quân, Tham Lang, sát tinh: Thường lâm vào nghịch cảnh, bị quấy nhiễu, chọc phá, chết tha phương, bị giết hoặc ám sát.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về sao Tử Vi của https://copsolution.vn, trên đây là những thông tin đầy đủ về Đế Tinh mà quý độc giả quan tâm. Mong rằng, bài viết có thể mang lại những giá trị cần thiết cho độc giả đồng thời Copsolution rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi về bài viết để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn.