Bài viết

Chọn hướng xây nhà thờ họ

Chọn hướng xây nhà thờ họ

Nhà thờ họ từ lâu đã trở thành một nét văn hóa tâm linh ăn sâu vào đời sống mỗi người dân, mỗi dòng họ ở Việt Nam. Dù giàu hay nghèo, mỗi dòng họ đều cố gắng dành dụm và mơ ước cất được một gian nhà thờ họ. Và những điều thuộc giới tâm linh như vậy thì đều rất quan trọng về mặt phong thủy. Đối với nhà thờ họ, điều cần đặc biệt chú ý chính là hướng xây.

Vì sao cần phải chọn hướng khi xây nhà thờ họ?

 

trọn hướng nhà thờ họ khi xây

Hướng xây công trình là một yếu tố quan trọng hàng đầu mà mỗi người có ý định xây dựng bắt buộc phải quan tâm. Đối với nhà ở hay công trình công cộng đều quan trọng, hơn cả là khi bạn muốn xây kiến túc nhà thờ họ – không gian tâm linh hội tụ. 

Lý do quan trọng nhất có lẽ là do mục đích của nhà thờ họ xây lên để thờ phụng tổ tiên, những vị anh hùng đã có công với dòng họ, ghi danh với dân tộc. Vì vậy cần phải chọn hướng phù hợp để hội tụ thiên thời địa lợi giúp nhân hòa.  Khi chọn được hướng tốt có thể đem lại những vận may, bình an, tài lộc độ trì cho các đời con cháu. Theo yếu tố tâm linh, việc lựa chọn hướng khi xây dựng nhà thờ tổ tiên còn mang lại sự phồn vinh, thịnh vượng cho gia tộc.

Kế đến có thể thấy, mỗi nhà thờ đều có những nét bài trí, xây dựng gần gũi với các công trình đền, miếu thờ đậm đà bản sắc dân tộc. Mọi di tích, vật chứng được lưu truyền từ đời trước được lưu trữ, bảo vệ và tôn thờ một cách thành kính, trang nghiêm.

hình ảnh từ đường cũng như việc lựa chọn hướng xây được lưu truyền từ đời này sang đời sau, giống như một nét mực không thể thiếu hoàn thiện cho một bức tranh tâm linh đời sống con người.

Hướng và thế đất chuẩn khi xây dựng nhà thờ

  • Hướng đất:

 

Chọn hướng xây nhà thờ họ

 

✅ Xem thêm : Những loại cây được trồng quanh nhà thờ họ

 

Theo các tôn giáo phổ biến ở Việt Nam, hướng Nam luôn đại diện cho những điều tốt đẹp như hạnh phúc, an lành hay là nơi hội tụ của thánh nhân. Vậy nên, dĩ nhiên người Việt sẽ thường chọn hướng Nam để xây dựng nhà thờ tổ tiên vì họ tin rằng, những bậc thánh nhân sẽ nhìn thấy tấm lòng và phù hộ cho họ. 

Bên cạnh đó, việc chọn hướng đất còn phải phù hợp với tuổi của người trưởng họ, tránh hướng tuyệt mạng, ngũ quỷ hại họa.

  • Thế đất:

 

xây nhà thờ họ theo thế đất

 

Mọi không gian đều cần sự thoáng đãng, và nhà thờ họ cũng vậy. Nên để phía trước nhà thờ có khoảng không, cây xanh và càng tuyệt hơn nếu có dòng nước chảy từ trái qua.

Một điều cũng cần hết sức chú ý đó là giữ cho thế đất phía sau cao hơn thế đất phía trước, nền đất trái cao hơn nền đất phải. Để tạo điều này, ta cần đổ thêm đất nền hoặc đặt hòn non bộ, xây ao, hồ để tạo thế đất.

Vị trí được chọn để xây dựng nhà thờ họ thường được chọn ở nơi có long mạch (nơi hài hòa về khí đất trời) để các đời con cháu sau này được hưng thịnh, bình an.

 

✅ Xem thêm : ý nghĩa của 3 bát hương trên bàn thờ

Đặc trưng kiến trúc nhà thờ họ:

  • Mặt tổng thể quy hoạch:

đặc trưng của nhà thờ họ

 

Lựa chọn kiến trúc phù hợp với văn hóa và phong thủy là một yếu tố quan trọng khi xây dựng nhà thờ tổ tiên. Hầu hết chúng đều gắn với các gia đình nên kiến trúc cũng tựa như nhà ở và pha chút cổ kính, trang trọng ở các đình, đền.

Tùy thuộc vào quy mô và kinh phí được bỏ ra, mỗi nhà thờ họ lại mang một hình thể khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến vẫn là 3 kiểu nhà thờ được xây theo ba chữ Đinh, Công, Quốc. Nếu là nhà thờ họ cấp dòng họ thì thường theo chữ Đinh, cấp cao hơn như từ đường của làng, xã thì theo chữ Công và tất nhiên cấp Quốc gia sẽ theo chữ Quốc (Quốc Tử Giám).

Nhà thờ thường được xây dựng bằng kinh phí đóng góp của cả dòng họ và quy mô cũng phụ thuộc vào điều này. Tuy nhiên, dù lớn hay nhỏ đều là lòng thành kính,biết ơn của con cháu,là hành động thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cần được giữ gìn và phát huy.

Hiện nay, ta thấy phổ biến có một số kiểu kiến trúc nhà thờ họ:

Từ đường 2 mái, 3 gian, 5 gian: đây là kiểu phổ biến và thường được các dòng họ lựa chọn bởi nhiều ưu điểm như khiêm tốn nhưng vẫn thể hiện sự cung kính, tiết kiệm và tính thẩm mỹ cao. Kiểu kiến trúc này bạn có thể gặp ở các không gian văn hóa Bắc Bộ vì nó tựa như những công trình nhà cấp 4, không gian sinh hoạt, ăn ở của người dân. 

Kiểu 4 mái, 8 mái: Ở kiểu kiến trúc này, ấn tượng có lẽ ở các góc mái cong vút lên như những lưỡi đao – một nét đẹp trong thẩm mỹ người Việt từ xa xưa. Lối kiến trúc thể hiện sự uy nghiêm, bề thế, phù hợp với những dòng họ phồn vinh, thịnh vượng có điều kiện khá giả, muốn xây kết hợp cả ở và thờ cúng.

Loại nhà thờ 2 tầng: Đây là kiểu kiến trúc thể hiện sự bề thế của gia tộc. Mẫu kiến trúc này thường được xây dựng trên một khuôn viên rộng lớn với sự đầu tư và thi công tỉ mỉ đem lại một không gian trang trọng, uy nghiêm hết mực. Lối kiến trúc này đòi hỏi dòng họ phải có một nguồn kinh phí xây dựng lớn. 

✅ Xem thêm : Cách phân biệt thổ địa thần tài

  • Nguyên tắc thiết kế nhà thờ họ:

Trang trí Nhà thờ họ chủ yếu tập trung bên trong công trình và phân thành hai loại chính: Thứ nhất là trang trí trên các cấu kiện kiến trúc, thứ hai là trang trí trên các đồ vật nội thất. Trang trí trên cấu kiện kiến trúc là những trang trí cố định không thể tháo dỡ nên thường có cùng phong cách nghệ thuật ở thời kỳ xây dựng, còn các vật dụng nội thất thường có sự bổ sung, thay đổi theo thời gian nên các trang trí trên mỗi vật dụng có phong cách khác nhau.

Bất cứ công trình nào cũng có những nguyên tắc riêng của nó. Đối với từ đường thì lại càng cần thiết và quan trọng:

– Nguyên tắc đối xứng qua trục giả tưởng đi thẳng giữa nhà thờ. Và nguyên tắc này áp dụng cho từ việc dựng kiến trúc, xây nhà đến bài trí hoành phi câu đối, đồ thờ. Hiểu đơn giản, đây là nguyên tắc giúp cho kiến trúc, cũng như bài trí trong nhà phải cân đối, đồng đều tạo không gian hài hòa, đẹp mắt mà không kém phần cung kính.

– Hoa tiết hoa văn được sử dụng trang trí nhà thờ họ phổ biến là hình hoa, lá, mây sóng theo nét vẽ xoắn ốc, long ly quy phụng với các dòng họ có người làm quan. Một số đồ dùng trang trí trong nhà thờ họ có sử dụng hoa văn này như hoành phi câu đối, đỉnh đồng, cột nhà, đôi hạc thờ, tên, bảng hiệu, cửa gỗ, bát hương, …

Trang trí trên kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam rất ít dùng hình tượng rồng mà hay sử dụng các hình tượng thuần túy mang tính trang trí (như hình hoa lá, hình kỷ hà…), hoặc các biểu tượng thiêng (như hình vân xoắn, hình đao mác…). Vì theo quan niệm của Nho giáo thì rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là rồng có 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử. Từ đường không phải là nơi thể hiện tính quyền lực, chính vì vậy rất ít sử dụng hình tượng rồng trên kiến trúc. Tuy vậy trên các đồ thờ vẫn thường được chạm rồng do quan niệm thần thánh hóa tổ tiên của người Việt, tất nhiên cũng chỉ được chạm rồng 4 móng mà không được chạm rồng 5 móng.

– Và một điều đặc biệt, từ cổng chính diện nhìn vào sẽ được đặt những biểu tượng mang tính tượng trưng như bình phong, đá khắc, …

Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đội ngũ nhân viên của Copsolution hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những công trình nhà thờ tổ tiên – niềm tự hào của một dòng họ – chất lượng, thẩm mỹ mà vẫn nguyên giá trị tâm linh.