Bài viết

đồ thờ trong nhà thờ họ

Những đồ thờ bắt buộc phải có trong nhà thờ họ

Mỗi nhà thờ họ lại có một phong tục thờ cúng khác nhau và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Vì lẽ đó, những phong tục này là bất di bất dịch. Chúng bắt buộc con cháu đời sau phải tuân theo.

Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết về những đồ thờ thiết yếu, bắt buộc phải có mặt trong nhà từ đường. Tôi hy vọng những thông tin này sẽ mang hình ảnh từ đường- nét đẹp văn hóa đến gần hơn với quý độc giả!

Bàn thờ tổ hai cấp hoặc ba cấp 

 

Bàn thờ tổ hai cấp hoặc ba cấp 

 

Trong gia đình ở Việt Nam, bàn thờ tổ thường được bố trí gồm hai cấp, đôi khi là ba cấp. Những bàn thờ nhị cấp, tam cấp này thích hợp đặt trong những nơi có diện tích nhỏ.

Đối với bàn thờ tam cấp, tổng thể bàn thờ có ba bậc. Mặt chính là mặt có diện tích lớn nhất, sau đó là hai mặt nhỏ được thiết kế theo dạng tầng. Diện tích mỗi mặt tùy thuộc vào yêu cầu của người mua. Và diện tích sâu thường gặp là 22- 33cm. 

Đối với bàn thờ nhị cấp thì cấp một ở ngoài cùng, cấp hai là gồm có một bàn án hành hoặc một chiếc kệ cao. Phần cổ có thể đi viền bằng những hoa văn gần gũi như hoa, lá nhưng vẫn tôn lên vẻ sang trọng, trang nghiêm. 

Tuy nhiên, dù là bàn tam cấp hay nhị cấp thì bàn thờ tổ cần đảm bảo những yếu tố cơ bản như bàn thờ gồm 4 chân, chạm khắc một số họa tiết (nếu có), phần yếm được trang trí bởi các hoa văn như tứ quý, tứ linh, phần mặt bàn phải nhẵn, trơn để thuận tiện đặc đồ thờ cúng.

Hoành phi câu đối

 

hoành phi câu đối

 

✅ Xem thêm : Tổng hợp những câu đối hay nhất 

 

Ngoài bàn thờ tổ, ở một số từ đường, ta còn thấy những bức tranh hay còn gọi là hoành phi treo ở hai cột nhà. Những câu đối được khắc trên những bức hoành phi đều là những câu đối mang ý nghĩa biết ơn, thành kính đối với ông bà, tổ tiên.

Hoành phi là một tấm bảng nằm ngang, một bức thư họa bên trên có viết những chữ Hán Nôm. Trên những bức hoành đó thường được khắc những câu đối. Câu đối là một thể loại văn biền ngẫu, xuất phát từ Trung Quốc. 

Để người nhìn dễ quan sát đồng thời tạo sự cân đối cho từ đường mà hoành phi được treo hơi nghiêng về phía trước và ở vị trí cao nhất trong từ đường. Tuỳ thuộc vào từng gia tộc và dòng họ mà có thể lựa chọn số lượng hoành phi treo tại không gian thờ khác nhau nhưng thông thường thì dùng hai, ba bức trong cùng một không gian thờ. Tấm hoành phi quan trọng nhất được treo chính giữa và khắc ghi: “(Họ của gia tộc) +  tộc từ đường”.

Hoành phi có thể là hình chữ nhật, hình ô van hay đa dạng hơn là hình cuốn thư, dạng chiếc khánh,…. với chất liệu bằng gỗ bền lâu và chắc chắn, được sơn son thiếp vàng. Thường được trang trí với mẫu mã truyền thống như hình bốn loài linh vật – long, lân, quy, phụng hay tứ thời – mai, lan, cúc, trúc. Có những dòng họ ưa thích văn thì sẽ dùng quyển sách hay cây bút để trang trí, còn dòng dõi thích võ thì sẽ dùng hình ảnh thanh gươm…

Hoành phi mang một vẻ đẹp trang trọng, hoành tráng. Người Việt xưa luôn có truyền thống tặng chữ trong một số dịp lễ quan trọng và treo chữ trong nhà. Vì vậy, ngày nay, những bức hoành này không còn xa lạ với người Việt Nam nữa. 

Một số câu thường được ghi trên các bức hoành phi như Vạn cổ anh linh – Muôn thủa linh thiêng, Đức Lưu quang – Đức độ toả sáng, Phúc mãn đường – Phúc đầy nhà, …. hay ngắn gọn hơn là Gia hòa vạn sự hưng, Hiếu Đức Trung Nhân, …

 

✅ Xem thêm : Vì sao không lên di chuyển bát hương 

 

Ngai thờ, khám thờ

 

Ngai thờ khám thờ

 

✅ Xem thêm : Có bao nhiêu loại bài vị 

 

Ngai thờ được đặt chính giữa bàn thờ và ở phía trong cùng. Ngai thờ thường được làm từ gỗ sơn thếp được mài giũa tinh tế hoặc làm từ đồng. Vì nhà thờ tổ được gìn giữ qua nhiều thế hệ nên ngai thờ phải đảm bảo làm từ nguyên vật liệu bền chắc, chống được khắc nghiệt của thời tiết cũng như một số điều kiện không thuận lợi làm hư hỏng ngai thờ. 

Ngày nay, ngai thờ có nhiều mẫu mã đa dạng để lựa chọn nhưng đa số thị yếu người tiêu dùng đều chọn những mẫu ngai thờ đơn giản nhưng vẫn tôn lên vẻ đẹp tỉ mỉ, trang trọng. 

Khám thờ cũng tương tự như ngai thờ nhưng nó có một điểm khác biệt cơ bản với ngai thờ. Khám thờ được thiết kế có cửa mở/đóng bên trong là nơi đặt linh vị của ông bà, tổ tiên.

Bát hương 

 

bát hương thờ tổ

 

Bát hương là một vật dụng cực kì quan trọng, không thể thiếu vắng ở mọi bàn thờ nào chứ không riêng gì bàn thờ tổ.

Bát hương là một vật dụng để cắm hương, đốt hương hay trầm để phục vụ cho việc cúng kiếng. Lư hương thường làm bằng đồng, đá, hoặc gốm với nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo nhu cầu của người sử dụng.

Bát hương có chung một ý nghĩa, đó là nơi mà các thần linh, tổ tiên giáng xuống chứng giám được lòng thành.

 

Xem thêm : Một bàn thờ có mấy loại bát hương

 

Cây gia phả

 

Gia phả hay còn có tên gọi khác là gia phổ là một quyển sách ghi chép đầy đủ các thông tin cần thiết như tên tuổi, ngày tháng năm sinh, ngày giỗ, … của người trong cùng một gia đình hay một họ. Thỉnh thoảng, ta có thể thấy một số người gọi gia phả là phổ kí hay phổ truyền. Gia phả có thể được xem như là một quyển kí ghi chép lại lịch sử của gia đình từ thời điểm của người sáng lập họ tính tới thời điểm hiện tại.

Ngày xưa, trong triều đình cũng đã xuất hiện cây gia phả. Họ thường gọi gia phả với cái tên trang trọng hơn là ngọc phả hay thế phả. Lúc mới đầu, gia phả chỉ xuất hiện trong Hoàng tộc cùng giới quan lại. Giai cấp tri thức này rất “chuộng” cây gia phả bởi những tiện ích của nó mang lại rồi cứ thế lan rộng dần ra và phổ biến trong khắp cả nước. Và, điều này giúp cho cây gia phả vẫn tồn tại đến ngày nay. 

Với ảnh hưởng của đạo Khổng tử, ông coi trọng nguồn cội, luôn nhắc nhở mọi người biết “uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn lập, dựng, giữ của ông bà, tổ tiên. Đặc biệt, ông rất quan tâm đến chữ Trung, chữ Hiếu của con người nên việc ghi chép gia phả đã sớm trở thành một phần không thể thiếu ở bất cứ dòng tộc nào.

Nhà thờ họ nào cũng cần phải có cuốn sổ ghi chép họ tên chức tước ngày tháng sinh tử của tổ tông. Gia phả có thể để trực tiếp tại nhà thờ, hoặc cũng có nhà in phát ra cho các chi tùy theo mỗi gia đình. Nếu cây gia phả được sao lưu thì cần phải đảm bảo sao lưu giống hoàn toàn bản gốc, không có chỉnh sửa.

Tuy quyển sách không phải là tiểu sử chi tiết về từng người nhưng nó bao gồm đầy đủ các thông tin cần có để con cháu ghi nhớ, dựa vào đó mà biết công ơn của ông bà, tổ tiên cũng như thuận buồm xuôi gió mà cúng giỗ suôn sẻ. 

✅ Xem thêm : Nhà hờ họ bằng bê tông giả gỗ đẹp

Một số đồ thờ quan trọng khác

Ngoài những đồ thờ được đề cập ở trên, một bàn thờ hoàn chỉnh cần có các đồ thờ không kém phần quan trọng khác như bộ đèn nến, bình hoa, mâm quỳ, mâm bồng, đài rượu, đài nước, hộp trầu…

Nói tóm lại, từ đường, nhà thờ họ là một nét văn hóa truyền thống chưa bao giờ bị mai một, là “cội rễ” của người Việt, là điểm tựa tinh thần của hiện tại từ quá khứ, là nơi gắn kết các thế hệ cháu con để cùng phát huy những giá trị tốt đẹp của họ tộc, góp phần đưa văn hóa Việt ngày càng lan tỏa sâu rộng. Những đồ dùng nêu trên là những thứ thiết yếu mà bất kì bàn thờ họ nào cũng cần đảm bảo. Ngoài ra, ở một số bàn thờ khác cũng có thêm hoặc bớt một số vật dụng tùy theo tập tục của mỗi dòng họ. Nhưng dù có những vật dụng nào đi chăng nữa thì bàn thờ vẫn phải đảm bảo tính trang nghiêm, trân trọng vốn có của chúng. 

Hy vọng bài viết này của copsolution có ích cho quý độc giả.