Bài viết

đồ thờ trong nhà thờ họ

Những đồ thờ bắt buộc phải có trong nhà thờ họ

Mỗi nhà thờ họ lại có một phong tục thờ cúng khác nhau và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Vì lẽ đó, những phong tục này là bất di bất dịch. Chúng bắt buộc con cháu đời sau phải tuân theo.

Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết về những đồ thờ thiết yếu, bắt buộc phải có mặt trong nhà từ đường. Tôi hy vọng những thông tin này sẽ mang hình ảnh từ đường- nét đẹp văn hóa đến gần hơn với quý độc giả!

Bàn thờ tổ hai cấp hoặc ba cấp 

 

Bàn thờ tổ hai cấp hoặc ba cấp 

 

Trong gia đình ở Việt Nam, bàn thờ tổ thường được bố trí gồm hai cấp, đôi khi là ba cấp. Những bàn thờ nhị cấp, tam cấp này thích hợp đặt trong những nơi có diện tích nhỏ.

Đối với bàn thờ tam cấp, tổng thể bàn thờ có ba bậc. Mặt chính là mặt có diện tích lớn nhất, sau đó là hai mặt nhỏ được thiết kế theo dạng tầng. Diện tích mỗi mặt tùy thuộc vào yêu cầu của người mua. Và diện tích sâu thường gặp là 22- 33cm. 

Đối với bàn thờ nhị cấp thì cấp một ở ngoài cùng, cấp hai là gồm có một bàn án hành hoặc một chiếc kệ cao. Phần cổ có thể đi viền bằng những hoa văn gần gũi như hoa, lá nhưng vẫn tôn lên vẻ sang trọng, trang nghiêm. 

Tuy nhiên, dù là bàn tam cấp hay nhị cấp thì bàn thờ tổ cần đảm bảo những yếu tố cơ bản như bàn thờ gồm 4 chân, chạm khắc một số họa tiết (nếu có), phần yếm được trang trí bởi các hoa văn như tứ quý, tứ linh, phần mặt bàn phải nhẵn, trơn để thuận tiện đặc đồ thờ cúng.

Hoành phi câu đối

 

hoành phi câu đối

 

✅ Xem thêm : Tổng hợp những câu đối hay nhất 

 

Ngoài bàn thờ tổ, ở một số từ đường, ta còn thấy những bức tranh hay còn gọi là hoành phi treo ở hai cột nhà. Những câu đối được khắc trên những bức hoành phi đều là những câu đối mang ý nghĩa biết ơn, thành kính đối với ông bà, tổ tiên.

Hoành phi là một tấm bảng nằm ngang, một bức thư họa bên trên có viết những chữ Hán Nôm. Trên những bức hoành đó thường được khắc những câu đối. Câu đối là một thể loại văn biền ngẫu, xuất phát từ Trung Quốc. 

Để người nhìn dễ quan sát đồng thời tạo sự cân đối cho từ đường mà hoành phi được treo hơi nghiêng về phía trước và ở vị trí cao nhất trong từ đường. Tuỳ thuộc vào từng gia tộc và dòng họ mà có thể lựa chọn số lượng hoành phi treo tại không gian thờ khác nhau nhưng thông thường thì dùng hai, ba bức trong cùng một không gian thờ. Tấm hoành phi quan trọng nhất được treo chính giữa và khắc ghi: “(Họ của gia tộc) +  tộc từ đường”.

Hoành phi có thể là hình chữ nhật, hình ô van hay đa dạng hơn là hình cuốn thư, dạng chiếc khánh,…. với chất liệu bằng gỗ bền lâu và chắc chắn, được sơn son thiếp vàng. Thường được trang trí với mẫu mã truyền thống như hình bốn loài linh vật – long, lân, quy, phụng hay tứ thời – mai, lan, cúc, trúc. Có những dòng họ ưa thích văn thì sẽ dùng quyển sách hay cây bút để trang trí, còn dòng dõi thích võ thì sẽ dùng hình ảnh thanh gươm…

Hoành phi mang một vẻ đẹp trang trọng, hoành tráng. Người Việt xưa luôn có truyền thống tặng chữ trong một số dịp lễ quan trọng và treo chữ trong nhà. Vì vậy, ngày nay, những bức hoành này không còn xa lạ với người Việt Nam nữa. 

Một số câu thường được ghi trên các bức hoành phi như Vạn cổ anh linh – Muôn thủa linh thiêng, Đức Lưu quang – Đức độ toả sáng, Phúc mãn đường – Phúc đầy nhà, …. hay ngắn gọn hơn là Gia hòa vạn sự hưng, Hiếu Đức Trung Nhân, …

 

✅ Xem thêm : Vì sao không lên di chuyển bát hương 

 

Ngai thờ, khám thờ

 

Ngai thờ khám thờ

 

✅ Xem thêm : Có bao nhiêu loại bài vị 

 

Ngai thờ được đặt chính giữa bàn thờ và ở phía trong cùng. Ngai thờ thường được làm từ gỗ sơn thếp được mài giũa tinh tế hoặc làm từ đồng. Vì nhà thờ tổ được gìn giữ qua nhiều thế hệ nên ngai thờ phải đảm bảo làm từ nguyên vật liệu bền chắc, chống được khắc nghiệt của thời tiết cũng như một số điều kiện không thuận lợi làm hư hỏng ngai thờ. 

Ngày nay, ngai thờ có nhiều mẫu mã đa dạng để lựa chọn nhưng đa số thị yếu người tiêu dùng đều chọn những mẫu ngai thờ đơn giản nhưng vẫn tôn lên vẻ đẹp tỉ mỉ, trang trọng. 

Khám thờ cũng tương tự như ngai thờ nhưng nó có một điểm khác biệt cơ bản với ngai thờ. Khám thờ được thiết kế có cửa mở/đóng bên trong là nơi đặt linh vị của ông bà, tổ tiên.

Bát hương 

 

bát hương thờ tổ

 

Bát hương là một vật dụng cực kì quan trọng, không thể thiếu vắng ở mọi bàn thờ nào chứ không riêng gì bàn thờ tổ.

Bát hương là một vật dụng để cắm hương, đốt hương hay trầm để phục vụ cho việc cúng kiếng. Lư hương thường làm bằng đồng, đá, hoặc gốm với nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo nhu cầu của người sử dụng.

Bát hương có chung một ý nghĩa, đó là nơi mà các thần linh, tổ tiên giáng xuống chứng giám được lòng thành.

 

Xem thêm : Một bàn thờ có mấy loại bát hương

 

Cây gia phả

 

Gia phả hay còn có tên gọi khác là gia phổ là một quyển sách ghi chép đầy đủ các thông tin cần thiết như tên tuổi, ngày tháng năm sinh, ngày giỗ, … của người trong cùng một gia đình hay một họ. Thỉnh thoảng, ta có thể thấy một số người gọi gia phả là phổ kí hay phổ truyền. Gia phả có thể được xem như là một quyển kí ghi chép lại lịch sử của gia đình từ thời điểm của người sáng lập họ tính tới thời điểm hiện tại.

Ngày xưa, trong triều đình cũng đã xuất hiện cây gia phả. Họ thường gọi gia phả với cái tên trang trọng hơn là ngọc phả hay thế phả. Lúc mới đầu, gia phả chỉ xuất hiện trong Hoàng tộc cùng giới quan lại. Giai cấp tri thức này rất “chuộng” cây gia phả bởi những tiện ích của nó mang lại rồi cứ thế lan rộng dần ra và phổ biến trong khắp cả nước. Và, điều này giúp cho cây gia phả vẫn tồn tại đến ngày nay. 

Với ảnh hưởng của đạo Khổng tử, ông coi trọng nguồn cội, luôn nhắc nhở mọi người biết “uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn lập, dựng, giữ của ông bà, tổ tiên. Đặc biệt, ông rất quan tâm đến chữ Trung, chữ Hiếu của con người nên việc ghi chép gia phả đã sớm trở thành một phần không thể thiếu ở bất cứ dòng tộc nào.

Nhà thờ họ nào cũng cần phải có cuốn sổ ghi chép họ tên chức tước ngày tháng sinh tử của tổ tông. Gia phả có thể để trực tiếp tại nhà thờ, hoặc cũng có nhà in phát ra cho các chi tùy theo mỗi gia đình. Nếu cây gia phả được sao lưu thì cần phải đảm bảo sao lưu giống hoàn toàn bản gốc, không có chỉnh sửa.

Tuy quyển sách không phải là tiểu sử chi tiết về từng người nhưng nó bao gồm đầy đủ các thông tin cần có để con cháu ghi nhớ, dựa vào đó mà biết công ơn của ông bà, tổ tiên cũng như thuận buồm xuôi gió mà cúng giỗ suôn sẻ. 

✅ Xem thêm : Nhà hờ họ bằng bê tông giả gỗ đẹp

Một số đồ thờ quan trọng khác

Ngoài những đồ thờ được đề cập ở trên, một bàn thờ hoàn chỉnh cần có các đồ thờ không kém phần quan trọng khác như bộ đèn nến, bình hoa, mâm quỳ, mâm bồng, đài rượu, đài nước, hộp trầu…

Nói tóm lại, từ đường, nhà thờ họ là một nét văn hóa truyền thống chưa bao giờ bị mai một, là “cội rễ” của người Việt, là điểm tựa tinh thần của hiện tại từ quá khứ, là nơi gắn kết các thế hệ cháu con để cùng phát huy những giá trị tốt đẹp của họ tộc, góp phần đưa văn hóa Việt ngày càng lan tỏa sâu rộng. Những đồ dùng nêu trên là những thứ thiết yếu mà bất kì bàn thờ họ nào cũng cần đảm bảo. Ngoài ra, ở một số bàn thờ khác cũng có thêm hoặc bớt một số vật dụng tùy theo tập tục của mỗi dòng họ. Nhưng dù có những vật dụng nào đi chăng nữa thì bàn thờ vẫn phải đảm bảo tính trang nghiêm, trân trọng vốn có của chúng. 

Hy vọng bài viết này của copsolution có ích cho quý độc giả.

Vì sao không nên di chuyển bát hương

Vì sao không nên di chuyển bát hương trên bàn thờ

Nhà thờ họ hay bàn thờ được xem là tinh hoa văn hóa tâm linh hết sức trang trọng của cả dân tộc Việt Nam. Trong mỗi căn nhà, bàn thờ giống như một không gian thu nhỏ của giới tâm linh, là nơi thờ cúng, nơi con cháu bày tỏ lòng thành với tổ tiên, các vị đi trước. Vậy nên, trên bàn thờ cũng có những điều kiêng kị mà mỗi chúng ta đều phải biết vì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Một trong số đó là quy tắc không nên dịch chuyển vị trí bát hương trên bàn thờ.

Cách sắp xếp bàn thờ hợp phong thủy

 

Vì sao không nên di chuyển bát hương

 

Theo quan niệm của người phương Đông nói chung và của người Việt Nam nói riêng, việc bố trí bàn thờ theo phong thủy là một nguyên tắc, thói quen đã có từ lâu đời cho đến ngày nay. Bàn thờ là nơi ngự vị của các vị thần linh, tiên tổ nên cần phải đặt trên cao, tránh gió máy, bụi bặm và khi vệ sinh thì cần đến sự tỉ mỉ, cẩn trọng.

Điều tối kị cần phải tránh đó là không được phép đặt bàn thờ theo hướng ngũ quỷ, ở đây là hướng Đông Bắc, Tây Nam. Vì theo quan niệm dân gian xưa, đây là hướng xấu, đem lại cho gia chủ Đại Họa, Lục Sát, ….

Khi kê bàn thờ không được để dựa vào tường, cửa, đặc biệt là không dựa vào bếp, cột nhà. Điều đó sẽ đem lại rủi ro, điềm xấu cho gia chủ. Phía sau bàn thờ phải là bờ tường vững trãi, không được có cửa sổ bên cạnh gây khó khăn cho việc tụ khí.

Không được chọn nơi đặt bàn thờ gần hay đối diện nhà tắm, nhà vệ sinh. Theo quan niệm xưa, đó là nơi phủi bỏ nỗi ô uế. Nếu đặt bàn thờ gần thì sẽ làm ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm vốn có.

Cũng không được để bàn thờ nơi giữa nhà, lối đi lại hay nơi tập trung đông người vì không gian tâm linh không thuộc về chốn ồn ào mà chỉ cần những nơi thanh tịnh. Màu sắc sử dụng trong phòng thờ cần có sự hài hòa, thường thiên về màu gỗ trầm, không sử dụng quá nhiều màu sắc.

Đặc biệt, không đặt bàn thờ trên tủ, không lấy tủ gỗ đã qua sử dụng làm bàn thờ tránh làm mất đi sự linh thiêng. Đặt bàn thờ thuận với hướng nhà và hướng mệnh của gia chủ để hòa hợp trường khí, vạn vật ôn hòa.

Về cách bài trí đồ dùng, đồ trang trí trên bàn thờ gia tiên thì cũng cần phải chú ý không được bày quá nhiều dẫn đến sự rối mắt, chật chội. Cũng không bày những đồ quá to quá cao khuất tầm bát hương. 

 

✅ Xem thêm : Những mẫu nhà thờ họ đẹp

 

Đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên như nào cho đúng

 

Đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên như nào cho đúng

 

Tưởng như là một điều dễ dàng mà gia đình nào cũng nằm lòng nhưng cách đặt vị trí bát hương trên bàn thờ gia tiên chuẩn mực thì ít gia đình làm được.

Bát hương giống như nơi hội tụ tâm đức, là sợi dây vô hình gắn kết giữa những người còn sống với cõi âm. Mỗi khi thắp nhang, bát hương là nơi các vị thần, vị tổ tiên sẽ hiện về chứng giám cho lòng thành của các con các cháu. 

Thường trên bàn thờ gia tiên chỉ có 2 bát hương. Hoặc có nhà có 1 bát hương hoặc 3 bát hương tùy thuộc hoàn cảnh khác nhau. Theo thứ tự sẽ là bát thờ Thần linh sẽ to nhất, đặt ở giữa và cao nhất. Bên phải và bên trái lần lượt là bát thờ Tổ tiên, bát thờ cô Tổ, ông Mãnh nhỏ hơn bát giữa.

Không nên thờ chung hai bên nội ngoại trên một bàn thờ. Cũng không nên thờ quá nhiều thế hệ cùng một bàn thờ, dễ dẫn đến sự lẫn lộn, khi thỉnh họ về không tìm được chỗ dẫn đến sai sót không đáng có của gia chủ.

 

✅ Xem thêm : Chọn hướng xây nhà thờ

 

3 bát hương trên bàn thờ

 

 

Trước ba bát hương nên đặt lễ phẩm cúng và số chén nước được xếp ngay ngắn.Mỗi khi khấn vái, làm lễ, gia chủ và người nhà cần đứng ngay ngắn, ăn mặc chỉnh tề trước bàn thờ tỏ lòng tôn kính. Không được đùa cợt trước bàn thờ, đó như là sự cười đùa với những vị mà ta tôn thờ.

Quy trình bốc bát hương được xem là khá quan trọng vì nó biến một chiếc hũ, bát bằng sứ, đồng bình thường trở thành một biểu tượng vô cùng thiêng thiêng. Quá trình bốc bát hương cũng cần được cẩn trọng, tránh những điều không hay về tâm linh xảy đến với gia chủ:

  • Khi mua bát hương phải chọn bát không có chữ Hán ở thành, tránh mua màu vàng đồng vì đây là màu của Vương Tướng quan lại.
  • Sau khi mua bát hương về phải rửa sạch bằng nước gừng pha muối và rượu, thêm chút cánh hoa hồng để rửa trôi tạp chất hữu hình. Sau đó phơi khô hoặc xông bằng trầm. Lưu ý, nước dùng không được đổ xuống cống.
  • Sau đó lót ở đáy một miếng giấy tráng kim vàng, rồi đốt rơm nếp lấy tro thả đầy. Không nên dùng cát mà nên dùng trấu là vì trâu được coi là hạt ngọc trời, kết tinh của sự giao thoa nên mang sự thanh cao, ý nghĩa.

Vì sao không nên di chuyển bát hương trên bàn thờ?

 

vị trí của bát hương trên bàn thờ

 

✅ Xem thêm : Các loại bát hương trên ban thờ

 

Việc quét dọn xung quanh bát hương sạch sẽ cần tránh động di chuyển bát hương. Vì đó là hiện thân hóa cho những người mà ta tôn thờ, cung kính. Động bát hương nghĩa là làm kinh động đến các vị thần, các bậc tổ tiên, đem lại điềm không may cho gia chủ và gia đình.

Một số cách hạn chế sự xê dịch của bát hương như: rút bớt chân nhang, không để chân nhang quá nhiều trên cả 3 bát hương. Không lựa chọn bát hương làm từ đá, nên lựa chọn chất liệu sứ. Cố định bát hương bằng đổ tro vừa đủ, bên trong nên đặt thất bảo (thạch anh, mã não, ngọc, thiếc vàng, thiếc bạc, san hô đỏ, xừ cừ). Chú ý hơn trong việc vệ sinh bàn thờ.

Tuy nhiên xét trên thực tế, có nhiều trường hợp động bát hương khác nhau mà ta nên  xét đến nguyên do của nó. Ví dụ như bát hương tự dưng bốc cháy là do chân nhang cắm gần nhau kết hợp hương cháy đến chân dẫn đến sự bùng lên của ngon lửa. Trong trường hợp này, gia chủ không cần quá lo lắng, thu dọn sạch và để lại mọi thứ như trạng thái ban đầu là được. 

Bên cạnh việc xê dịch vị trí bát hương, chúng ta cũng không được phép di chuyển bát hương một cách tùy tiện thoe ý muốn. Bởi đây là nơi hạ trần của những vị thần linh, nơi tìm về của các hương hồn vị tổ tiên, nếu chúng ta di chuyển tùy tiện mà không xin phép sẽ khiến họ không tìm được nơi trú ngụ, dẫn đễn sự nổi giận của thần linh kéo theo những điềm không may, xui xẻo đến cho gia chủ.

Ngoài ra, ta nên tránh việc dịch chuyển bát hương vào những dịp như ngày giỗ, đặc biệt là ngày lễ, Tết truyền thống. 

Hàng năm, đến ngày 23 tháng Chạp là dịp mà các gia chủ thường làm lễ khấn xin các vị thần, các vị tổ tiên trên bàn thờ để xin phép vệ sinh, thay tro trong bát hương. Và người làm nhiệm vụ này thường là người lớn trong gia đình. 

Trong trường hợp chuyển nhà hay bắt buộc phải động bát hương thì gia chủ không được trực tiếp động bát hương mà phải mời sư thầy hay thầy pháp có kinh nghiệm đến làm lễ hoặc mời cha, bác hay những người có tuổi trong họ. 

Việc thay bát nhang khi quá cũ, hư hỏng không thể sử dụng được nữa cũng cần thiết nhưng phải biết thực hiện đúng cách thì mới mang được vận may vào nhà. 

Vậy nhưng gia chủ cũng nên tỉnh táo trong việc mời thầy, tránh việc gặp thầy không đủ khả năng hiểu biết gây rắc rối cho gia đình.

 

✅  Xem thêm : Có mấy loại bát hương trong nhà thờ tổ

 

Việc thờ cúng là một việc tâm linh vô cùng, quan trọng. Vì vậy chúng ta cần cân nhắc và tinh ý để tránh gây những điều không tốt cho gia đình và dòng họ. Là một doanh nghiệp có uy tín lâu năm trong ngành thiết kế, thi công nội thất công trình, Copsolution sẽ tận tình đưa đến cho bạn những bí quyết và lựa chọn chất lượng nhất, phù hợp nhất với không gian tâm linh của mình.