Bài viết

bậc cầu thang tiêu chuẩn

Bậc cầu thang tiêu chuẩn là gì ?

Cầu thang là một bộ phận không thể thiếu trong các công trình kiến trúc nhà cao tầng hiện nay. Nó có tác dụng phân chia một khoảng cách lớn nằm xiên thành nhiều khoảng cách nhỏ nằm xiên (bằng các bậc cầu thang). Nhằm mục đích đưa người và các vật thể lên độ cao khác.

Hay nói cách khác, cầu thang chính là lối đi nối liền giữa các tầng nhà giúp gia chủ dễ dàng di chuyển và mở rộng không gian sử dụng. Không chỉ vậy, những mẫu cầu thang đẹp còn được xem là yếu tố trang trí giúp không gian sống của bạn trở nên hoàn mĩ, sang trọng và cao hơn. Vậy bậc cầu thang tiêu chuẩn được tính như thế nào? Hãy cùng Cop Solution tìm hiểu ngay trong phạm vi bài viết này nhé.

Kích thước cầu thang, bậc thang tiêu chuẩn ở Việt Nam

Chiều cao cầu thang

Chiều cao cầu thang

 

Thông thường, chiều cao của cầu thang tiêu chuẩn hiện nay là 3.6m với số bậc là 24 bậc. Tuy nhiên, chiều cao của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao của ngôi nhà, do đó, kiến trúc sư sẽ cân đối để tính toán chiều cao của cầu thang sao cho phù hợp với chiều cao của ngôi nhà.

Chiều rộng của thân thang

Để cho một người có thể mang vác đồ đạc, đi lại thoải mái trên cầu thang thì chiều rộng của thân thang thường là 90cm, Nếu không gian nhà bạn nhỏ thì có thể thiết kế thân thang rộng 60cm.

Chiều rộng bậc thang

Đối với cầu thang gia đình, chiều rộng của bậc thang không nên lớn hơn 30cm và nhỏ hơn 25cm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chiều dài và độ dốc của thang. Thông thường chiều rộng bậc thang được lựa chọn là 26cm. 

Độ dốc của cầu thang

Độ dốc cầu thang tỷ lệ thuận với chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Chiều cao của bậc thang trong nhà là 140mm tương ứng với độ dốc khoảng 20 độ. Chiều cao của bậc thang trong nhà là 200mm thì độ dốc là 45 độ. Thông thường độ dốc giao động từ 33-36 độ là hợp lý nhất.

Chiều cao của lan can, tay vịn

Chiều cao của tay vịn an toàn nhất cho cả trẻ con và người lớn là 1,1m, tuy nhiên cũng có thể thay đổi nhưng không được thấp hơn 90cm.

Chiều cao cổ bậc

Chiều cao cổ bậc cũng là độ cao của mỗi bậc thang. Chiều cao cổ bậc không nên để quá cao sẽ gây khó khăn trong việc đi lại của người già và trẻ nhỏ. Độ cao cổ bậc là 15-18cm là hợp lý.

Chiều nghỉ

Thông thường cứ 11 bậc thang kiến trúc sư sẽ bố trí 1 chiếu nghỉ, độ rộng chiếu nghỉ không được bé hơn chiều rộng của thân thang, tối thiểu là 60cm, thường là 90cm. 

Gờ của mặt bậc thang

Gờ của mặt bậc chính là phần chìa ra của mặt bậc, Kích thươc quy định là 2cm. Nó có tác dụng bọc góc cạnh nhọn của bậc thang, nâng cao tính thẩm mỹ, đồng thời dẫn lưu nước tránh nước đọng trên mặt bậc thang. Các bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy, kiến trúc sư để lựa chọn kích thước cầu thang chuẩn nhất, phù hợp với ngôi nhà của mình.

Phân loại cầu thang

Phân loại cầu thang

 

Để phân loại cầu thang ta có thể căn cứ vào nhiều yếu tố như: độ dốc và tính chất sử dụng, vật liệu, chức năng công trình. Cụ thể

Phân loại cầu thang theo hình dáng và tính chất sử dụng

  • Cầu thang thang thẳng
  • Cầu thang tròn
  • Bậc thềm nhà: Trong bậc thềm nhà người ta thường sử dụng bậc tam cấp cầu thang bậc ngũ cấp cầu thang. Đây là loại cầu thang ngoài trời dùng làm lối đi dẫn từ sân lên hiên nhà. 

Phân loại cầu thang theo chức năng trong công trình

  • Cầu thang chính: Đặt ở sảnh chính, lối đi chính của công trình
  • Cầu thang phụ: Đặt ở lối đi xuống tầng hầm…
  • Cầu thang phục vụ: lối đi dành riêng cho nhân viên phục vụ
  • Cầu thang thoát hiểm: Dùng để thoát người trong trường hợp có sự cố hỏa hoạn, động đất
  • Cầu thang cứu hỏa: Đặt áp sát phía ngoài công trình

Cầu thang phân loại theo vật liệu

  • Cầu thang gỗ
  • Cầu thang kính
  • Cầu thang gạch đá
  • Cầu thang bê tông cốt thép
  • Cầu thang thép
  • Cầu thang inox

Tùy không gian quy mô, mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế của các các công trình khác nhau, mà ta có thể lựa chọn loại cầu thang phù hợp.

Cách tính số bậc cầu thang tiêu chuẩn hợp phong thủy 

Cách tính số bậc cầu thang tiêu chuẩn hợp phong thủy 

 

Nếu như kích thước bậc cầu thang không ảnh hưởng quá nhiều đến phong thủy của ngôi nhà thì số bậc thang của cầu thang lại là yếu tố quan trọng trong phong thủy. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến vượng khí, tài lộc của gia chủ cũng như các thành viên sống trong ngôi nhà. Vậy, mời bạn tham khảo một số cách tính số bậc cầu thang thịnh hành nhất hiện nay dưới đây.

Cách tính số bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử

Số bậc của mỗi tầng được tính như sau: Trong vòng tuần hoàn “sinh, lão, bệnh, tử” ta tính từ bậc thứ nhất cho đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “sinh”  Trong đó, bậc thang đầu tiên  tính là “sinh”, bậc thứ 2 là “lão”, bậc thứ 3 là “bệnh”, bậc thứ 4 là “tử”, bậc thứ năm bắt đầu một vòng tuần hoàn mới là “sinh”, và ta sẽ lặp lại cho đến hết  số bậc cầu thang. Lưu ý chiếu nghỉ được tính tương tự như một bậc thang.

Một công thức đơn giản hơn để tính số bậc cầu thang theo phong thủy là:  (4*n + 1). Tức là lấy bội số của 4 cộng thêm 1 là được số bậc cầu thang cần thiết trong nhà.

Tuy nhiên, một số người lại cho rằng quan niệm “sinh, lão, bệnh, tử” là chưa phù hợp. Vì trong phong thủy, số lẻ tượng trưng cho số dương may mắn, thuận lợi; Số chẵn tượng trưng cho số âm, tức âm khí và sự xui xẻo. Như vậy, việc âm dương thay đổi liên tục sẽ phù hợp hơn.

 Cụ thể

  • Ban đầu người mẹ sinh con ra đời là niềm vui: dương khí – số 1.
  • Sau đó bị bệnh nào đó ảnh hưởng tới sức khỏe: âm khí – số 2.
  • Khỏe mạnh trở lại và sống tốt, hạnh phúc đến già: dương khí – số 3.
  • Khi mất đi: Âm khí – số 4

Đối với quan niệm này, cầu thang 19 bậc hoặc cầu thang 23 bậc, cầu thang có số lẻ đều rơi vào cung “lão”, có nghĩa là sống thọ, rất tốt.

Chu kì trên thể hiện quá trình tuần hoàn trong cuộc đời của con người. Sinh ra => già đi => bệnh tật => chết.

Công thức chia bậc cầu thang theo chiều cao tầng

Công thức chia bậc cầu thang theo chiều cao tầng

 

Công thức được áp dụng phổ biến và dễ dàng tính toán nhất để chia bậc cầu thang hiện nay là: 

Số bậc cầu thang = Chiều cao tầng : chiều cao mỗi bậc

Trong đó chiều cao tầng đã có sẵn, còn chiều cao bậc được tính toán theo công thức sau:

h=(60-b):2 

(h là đối bậc hay chiều cao bậc, b là chiều rộng bậc hay còn gọi là mặt bậc, đơn vị tính là cm).

Công thức chia bậc cầu thang xoắn ốc

Cách chia bậc cầu thang xoắn ốc cũng tương tự như như cách chia cầu thang thông thường. Tuy nhiên bạn cần lưu ý thêm một vài yếu tố kĩ thuật khác: Chiều dài của các bậc không nhỏ hơn 80 cm. Chiều rộng của các bậc ở vị trí trung tâm giữa cầu thang vào khoảng 20 cm – 40 cm. Chiều cao mỗi bậc từ 16 cm -18 cm là chuẩn.

Những lưu ý khi thiết kế cầu thang để đảm bảo an toàn và sinh khí

Những lưu ý khi thiết kế cầu thang để đảm bảo an toàn và sinh khí

 

Để có thể sở hữu cầu thang sinh khí mang đến điều tốt lành, tài lộc, vượng khí cho gia chủ thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Tránh làm cầu thang quá dài vì cầu thang càng dài thì khí càng yếu.

– Không bố trí chân và đỉnh cầu thang đối diện cửa đi chính và tránh bố trí cầu thang ở chính giữa nhà. Trường hợp bất đắc dĩ, bạn cố gắng tránh đặt bậc cầu thang đầu tiên ở giữa nhà.

– Hành lang hay bậc chiếu nghỉ phải có gờ bao phía dưới tay vịn để tránh thoái khí.

– Bậc cầu thang không nên bị hở hay lõm, bởi nó làm ảnh hưởng đến tích lũy của cải và sinh khí trong gia đình.

– Không để xà dọc, xà ngang đè lên phía trên cầu thang sẽ gây sự bí bách và nặng nề, cảm giác bị đè nén.

– Không đặt cầu thang đi lên ở phía sau nhà, bởi khí trong nhà đi từ trước vào và thoát ở phía sau. Nếu cầu thang đi từ phía sau nhà lên, các tầng phía trên sẽ lần lượt suy khí, người sống trong nhà sẽ bị suy giảm sức khỏe, dương khí dễ mắc các bệnh hoang tưởng và thần kinh.

– Hai bên bậc cầu thang cần được thiết kế cân đối, có lan can, tay vịn che chắn để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho ngôi nhà.

– Cầu thang nên sử dụng vật liệu có độ vững chắc cao như bê tông cốt thép, gỗ cứng hoặc kim loại. Tuyệt đối không sử dụng cầu thang bằng vật liệu kém chất lượng, lan can cầu thang lung lay, vừa không đảm bảo an toàn, vừa không tốt về mặt phong thủy.

– Không đặt nước (non bộ) hay nhà vệ sinh dưới chân cầu thang, bởi sẽ cản trở sự thành công và giảm may mắh.

– Cầu thang không nên đâm thẳng vào bếp, hoặc bắt đầu và kết thúc ở trước phòng vệ sinh mỗi tầng.

Một số mẫu cầu thang đẹp

Cầu thang được ví là xương sống giao thông kết nối các không gian trong nhà. Nó có vị trí rất quan trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Vậy bạn đã biết những mẫu cầu thang nào đẹp đang làm mưa làm gió hiện nay chưa. Nếu chưa hãy cùng chúng tôi tham khảo một số mẫu cầu thang đẹp sau.

 

Mẫu cầu thang làm bằng gỗ tự nhiên mang đến cho căn phòng vẻ đẹp sang trọng, hiện đại.

Mẫu 1: Mẫu cầu thang làm bằng gỗ tự nhiên mang đến cho căn phòng vẻ đẹp sang trọng, hiện đại.

Mẫu cầu thang bằng bê tông cốt thép

Mẫu 2: Mẫu cầu thang bằng bê tông cốt thép, mặt cầu thang ốp gỗ sang trọng, lan can sử dụng hàng dây thép tạo cảm giác không gian sống được rộng rãi và độc đáo hơn.

Mẫu cầu thang sử dụng tay vịn bằng kính hiện đại

Mẫu 3: Mẫu cầu thang sử dụng tay vịn bằng kính hiện đại

Mẫu cầu thang bằng thép kiên cố, chắc chắn

Mẫu 4: Mẫu cầu thang bằng thép kiên cố, chắc chắn

Mẫu cầu thang gỗ phong cách tân cổ điển 

Mẫu 5: Mẫu cầu thang gỗ phong cách tân cổ điển 

Mẫu cầu thang xoắn ốc giúp tiết kiệm tối đa diện tích thiết kế của ngôi nhà bạn.

Mẫu 6: Mẫu cầu thang xoắn ốc giúp tiết kiệm tối đa diện tích thiết kế của ngôi nhà bạn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bậc cầu thang tiêu chuẩn, và những mẫu cầu thang đẹp nhất hiện nay. Cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm tới bài viết của chúng tôi hôm nay.