Site icon COP Solutoin

CÓ BAO NHIÊU LOẠI BÀI VỊ?

Bài vị thờ cúng

bài vị thờ cúng

4.5/5 - (2 bình chọn)
Văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam không chỉ thể hiện ở hành động mà còn ở những đồ vật tâm linh. Là một vật khắc tên những người đã khuất trên bàn thờ, bài vị cũng có vai trò quan trọng như di ảnh. Vì thế việc lựa chọn các loại bài vị nào, đặt bài vị ra sao là chuyện hết sức hệ trọng, phải theo quy tắc rõ ràng. Trong bài viết ngày hôm nay, Copsolution xin giới thiệu đến bạn một vài lời khuyên về chủ đề này!

Bài vị trong văn hóa tâm linh

Bài vị là gì?

 

 

Bài vị là một tấm thẻ hoặc bảng làm bằng gỗ hoặc giấy. Nếu hương linh có ảnh thì trên bài vị sẽ để ảnh của hương linh kèm theo tên, họ. Nếu không có ảnh thì sẽ ghi hoặc khắc tên ở giữa, ngày tháng năm sinh, năm tử ở hai bên. bài vị thường được đặt trên bàn thờ của các hộ gia đình hoặc trên ban thờ của các công trình như nhà thờ họ hay đình, chùa miếu mão ….

Ý nghĩa của bài vị

Theo tín ngưỡng phương Đông nói chung và tín ngưỡng Việt Nam nói riêng, gia tiên và thần linh luôn được coi là những vị thần linh phù hộ cho các thành viên trong gia đình được bình an, khỏe mạnh, tránh khỏi những điều xui xẻo, không mong muốn. 

Bài vị còn là phương tiện, là nơi các linh hồn của người đã khuất về ngự mỗi khi cúng bái, lễ lạt. Do đó, nó không chỉ là một vật biểu trưng cho tâm linh mà còn là vật tượng trưng cho lòng thương nhớ, sự hoài niệm của con cháu trong gia đình về người quá cố.

Ngoài ra, việc bố trí bài vị trên bàn thờ cũng giúp cho những người không phải là người thân của người quá cố không bị lúng túng khi cúng khấn hoặc triệu thỉnh vong linh.

Có bao nhiêu loại bài vị?

 

 

Bài vị thường có rất nhiều loại, được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau cũng như có những nét hoa văn, điêu khắc riêng. Thông thường sẽ có 3 loại bài vị phổ biến đó là bài vị bằng đá, bài vị đồng và bài vị gỗ.

Bài vị đá thường được chạm khắc từ đá hoa cương, đá cẩm thạch. Loại bài vị này có độ bền cao cũng như có vẻ trang nghiêm, uy nghi. Ngoài việc chạm trổ bằng tay, ngày nay người ta đã có thể dùng laser để điêu khắc cũng rất sắc sảo và đẹp.

Đồng cũng là vật liệu phổ biến để làm bài vị, thường được đúc hoặc chạm trổ các họa tiết vân mây, mang lại cảm giác quyền quý, sang trọng. Loại bài vị này cũng có độ bền cao tuy nhiên bạn cần phải chú ý lau chùi thường xuyên để bài vị luôn ở trạng thái đẹp nhất.

Ngoài ra, người ta còn có thể khắc hay laser trên gỗ để tạo ra bài vị. Người ta còn có thể khảm thêm trai vào bài vị cho thêm phần sắc nét, trang trọng. Các họa tiết của bài vị gỗ thường là hoa sen, hoa lá cách điệu vừa mang những nét gợi nhớ về người thân vừa vẫn giữ được sự uy nghiêm, trang trọng. Tuy nhiên, những bài vị làm bằng gỗ thường có độ bền kém hơn hai vật liệu trên vì có thể bị mối mọt, ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến sự trang nghiêm và tính thẩm mỹ.

✅✅✅ Xem thêm : Cách bố trí nội thất trong nhà thờ họ

Cách lập bài vị

Chính vì tầm quan trọng và uy nghiêm của mình nên việc lập, đặt bài vị luôn là vấn đề yêu cầu sự chính xác tuyệt đối. Nhiều gia chủ hẳn rất đau đầu không biết được quy tắc lập bài vị ra sao, đặt bài vị như nào cho đúng. Vì vậy, Copsolution xin đưa ra cho bạn một vài gợi ý sau đây:

Nguyên tắc lập bài vị

Kích thước 

 

 

Tổng thể của bài vị thường sẽ được làm theo các con số đẹp, có liên quan đến phong thủy vì theo quan niệm, đây là những số may mắn, mang lại nhiều vận may, tài lộc cho gia đình.

Theo quan niệm, chiều cao 38cm cung tốt (Tài chí, Tiến bảo)  với chiều rộng 17cm cung tốt ( Thêm đinh ,Tài vượng).

Cao 41cm cung tốt (Tiến bao, Đinh) X Rộng 18cm cung tốt ( lợi ích) 

Cao 61cm cung tốt (Lợi ích, Tài lộc) X Rộng 21cm cung tốt ( Đại cát, Tiến bảo) Ngoài những kích thước này, bạn cũng có thể lập bài vị dựa trên các cặp số đẹp hoặc theo các tỷ lệ có tính cân đối.

Cách viết chữ

Ngoài kích thước, thì cách viết chữ trên bài vị cũng vô cùng quan trọng, không chỉ là vấn đề phong thủy mà còn thể hiện được lòng thành kính, sự cẩn thận của gia chủ.

Các chữ số trên bài vị phải có tổng chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3, không được dư 1 hoặc dư 2, theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính.Nếu là người nam thì phải vào chữ Linh, người nữ phải vào chữ Thính. 

Các nội dung cần có trong một bài vị

Nội dung trên một bài vị phải được viết bằng chữ Hán Nôm từ phải qua trái, từ trên xuống dưới. Ở giữa là tên người được thờ, hai bên là vai vế hoặc năm sinh, mất của người đó.

Hàng chính giữa ghi vai vế của người đã khuất. Ví dụ như cha phải viết là hiển khảo; ông nội phải viết là tổ khảo; bà cố viết là tằng tổ tỷ; ông sơ là cao tổ khảo. Tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là họ tên của người được thờ bao gồm tên húy hoặc tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy nếu có. Hai bên của bài vị thường sẽ ghi năm sinh, mất của người quá cố. Nếu người được thờ có ảnh thì bài vị cũng có thể có cả di ảnh của người đó.

Lập bài vị theo nguyên tắc

Chữ Hán Nôm trong bài vị

 

 

Sở dĩ chữ Hán Nôm xuất hiện trong bài vị là do ngày xưa ông cha ta học chữ Hán Nôm nên việc viết chữ Hán Nôm lên bài vị là điều hiển nhiên. Thế nhưng các thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ con cháu không còn học tiếng Hán Nôm nữa thì sẽ phải viết bài vị ra sao?

Hiện nay, khi có người trong nhà mất, các gia đình thường mời sư thầy hoặc thầy cúng về làm lễ đồng thời viết bài vị bằng tiếng Hán Nôm luôn, mặc dù người sống thậm chí người đã khuất cũng không biết một chút nào về loại chữ này. Điều đó tạo ra một quan niệm, một lối nghĩ nếu chữ trên bài vị không phải là chữ Hán Nôm thì sẽ không đẹp, không trang trọng. 

Hơn nữa, nhiều gia đình cũng nhờ cậy hoàn toàn vào thầy cúng và cũng không quan trọng bài vị viết bằng chữ gì, chỉ cần lòng thành kính và sự nhớ thương là được. Từ đó các thế hệ nối tiếp nhau viết bài vị bằng chữ Hán Nôm cho người đã khuất.

Quan niệm này cũng dễ lý giải. Bởi khi xưa lúc cũng bái, làm lễ cho người đã khuất, ông cha ta sẽ đặt bài vị của người được cúng vào chính giữa bàn thờ, khi làm lễ xong lại để vào chỗ cũ. Điều này là hoàn toàn hợp lý trong hoàn cảnh ngày xưa, mọi người có thể đọc hiểu được chữ Hán Nôm nên việc sắp xếp bài vị, thay đổi vị trí là hoàn toàn dễ dàng. Người đã mất theo quan niệm cũng có thể nhìn vào bài vị mà hiện diện đúng chỗ, không phạm phải thứ tự khác của tổ tiên.

Ngày nay, việc học tiếng Hán Nôm gần như không còn nữa. Vì thế mà việc viết bài vị bằng chữ Quốc ngữ cũng đã được nhiều gia đình xem xét và sử dụng để thuận tiện việc sắp xếp, cúng bái.

Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý có thể kết hợp cả hai loại chữ này trong cùng một bài vị bởi có một số từ nếu sử dụng từ thuần Việt nghe sẽ không hay, tạo cảm giác không nghiêm túc, không trang trọng.

Vai vế trong bài vị

Bạn cũng cần lưu ý làm mới liên tục các vai vế trong bài vị khi có một thế hệ, một đời khác đứng ra làm chủ cúng.

Ví dụ: Nếu anh A là người trực tiếp cúng bái thì anh thờ 4 đời là cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và sẽ lưu giữ bài vị trọng 4 đời. Nhưng nếu đến khi anh mất, con anh Nam thay anh cũng bái thì lại phải vừa lập bài vị mới cho cha mẹ mình, vừa phải đổi vai vế cho những người được thờ trên các bài vị còn lại.

Vì lý do đó mà hiện nay chúng ta nếu muốn sử dụng bài vị được nhiều đời thì không nên ghi vai vế. Người chủ cúng khi đọc tên trên bài vị sẽ tự biết được vai vế và có cách làm lễ, khấn, cúng cho phù hợp.

Những lưu ý trong việc đặt bài vị

Sau khi đã nắm rõ những quy tắc ở trên, nhiều người tưởng rằng có thể bắt tay luôn vào đặt bài vị. Tuy nhiên có những lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng mà bạn có thể chưa biết. Bạn cần chú ý những chi tiết này để làm một bài vị trang nghiêm, tôn kính hơn cũng như tránh phải những sai lầm đáng tiếc, phạm đến tổ tiên.

Cách đặt bài vị đúng cách

 

 

Bài vị có thể đặt riêng hoặc đặt trong ngai thờ, trong khám. Vị trí trước nhà, tiền đường, nơi có khí lưu thông thoáng luôn là những vị trí thích hợp nhất để đặt bài vị. Nếu bạn sống ở nhà nhiều tầng thì bài vị cũng như ban thờ phải được đặt ở tầng cao nhất.

Bạn cũng cần tìm hiểu hướng tốt nhất theo phong thủy để đặt bài vị nhằm có thêm nhiều may mắn, thành công.

Thần chủ của họ và của chi không bao giờ thay đổi nếu làm bài vị ở nhà có gia chủ là trưởng họ hoặc trưởng chi. Các nhà còn lại sẽ có sự thay đổi theo ngũ đại mai thần chủ. Trên bàn thờ bao giờ cũng chỉ có bốn bài vị ghi bốn thần chủ theo thứ bậc là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. 

 

Những điều cấm kị trong cách đặt bài vị

 

 

Tuyệt đối tránh đặt bài vị giáp với nhà vệ sinh hoặc gian bếp. Nếu tài vị nằm trên đường đâm thẳng của lối đi thì không những không nhận được tài lộc, điềm may mà gia chủ còn có thể rước những tai ương, hậu quả xấu vào nhà.

Bạn cần tránh đặt bài vị đối diện với những mặt phẳng mang tính phản chiếu như gương hay hồ cá. Ngay dưới chân bài vị cũng tuyệt đối không được đặt các thiết bị như đài, loa, ti vi, máy tính, …

Việc đặt bài vị ngay dưới thanh xà ngang trên nóc nhà cũng có thể tạo ra sự nặng nề, bí bách.

Trong tín ngưỡng của người Việt Nam, ông bà ta luôn coi gia tiên, thần linh là những vị khách quý. Vì vậy phải ưu tiên bàn thờ gia tiên trước. Nếu gia đình thờ chung một ban thờ thì bài vị của tổ tiên phải đặt bên phải, bài vị thần linh đặt bên trái. Nếu làm trái điều này, rất có thể gia chủ sẽ phải gánh nhiều hậu họa nghiêm trọng.

Bạn cũng cần lau dọn ban thờ, bài vị thường xuyên và ngoài những vật dụng cần có trên ban thờ như bài vị lư hương, …thì bạn không nên để thêm bất kỳ đồ vật nào khác.

Những mẫu bài vị tinh xảo

Chính vì sự quan trọng và những quy tắc khắt khe về tâm linh nên việc làm bài vị cũng trở nên vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số mẫu bài vị mà Copsolution gợi ý cho bạn:

 

 

Đây là một mẫu bài vị gỗ được sơn son thếp vàng tạo cảm giác quyền quý, uy nghi. Họa tiết đầu rồng được chạm trổ ở phía trên và phía dưới gợi cảm giác trang trọng. Hai bên của bài vị có các họa tiết vân mây cách điệu, mang hơi hướng hoài cổ, tưởng nhớ về người thân.

 

 

Tấm bài vị này được làm hoàn toàn từ gỗ với vẻ đẹp mộc mạc mà vẫn thanh cao. Các hình họa tiết hoa sen, hoa văn đường diềm cách điệu được sử dụng để làm nổi bật thiết kế.

 

 

Hình trên là một mẫu bài vị chưa hoàn thiện tuy nhiên cũng đã đạt tới độ tinh xảo với những nét chạm khắc rồng và hoa lá, mây trời.

Ngoài việc chăm sóc cho đời sống vật chất ấm no, hạnh phúc thì việc chăm sóc cho đời sống tâm linh, thờ cúng tổ tiên cũng là việc rất quan trọng, thể hiện tư tưởng uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc ta. Hiểu được điều này, Copsolution hy vọng với bài viết của mình, bạn đã có những gợi ý hữu ích trong việc làm và đặt bài vị sao cho vừa đẹp, vừa trang trọng.